Chuyện về chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập

(PLO) - 40 năm đã trôi qua, nhưng trong ký ức của nhiều người vẫn chưa phai hình ảnh chiếc xe tăng của quân giải phóng dũng mãnh húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập vào ngày 30/4/1975.
Đó là hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 của Đại hội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn tăng 203 - Đơn vị chủ lực trong mũi tiến công thuộc Quân đoàn II…
Tôi lúc đó thuộc Ban Tuyên huấn của Bộ Tư lệnh Công binh và anh Trần Đốc - họa sĩ được cử đi theo Chiến dịch Hồ Chí Minh để ghi chép lại những hình ảnh lịch sử của đơn vị và các đơn vị hợp thành trong mũi chủ lực. 
Nhờ đó, suốt dọc đường hành quân theo các quân binh chủng, tôi và họa sĩ Trần  Đốc được tận mắt chứng kiến, ghi lại những hình ảnh của quân và dân ta chiến đấu, phục vụ chiến đấu cùng với hình ảnh quân địch chống trả, tháo chạy và kết thúc bằng giờ phút lịch sử diễn ra tại Dinh Độc Lập.
"Bên trong sân Dinh Độc Lập, Sài Gòn sáng 30/4/1975” - Ký họa của Trần Mạnh Tuấn tại thời khắc lịch sử
"Bên trong sân Dinh Độc Lập, Sài Gòn sáng 30/4/1975” - Ký họa của
Trần Mạnh Tuấn tại thời khắc lịch sử
Cụ thể, để tập trung sức mạnh, đánh tập trung, đánh lớn, Lữ đoàn tăng 203 được sáp nhập với Quân khu Trị Thiên. Ngày 17/5/1974, Bộ Quốc phòng thành lập Quân đoàn 2, trong đó có Lữ 203 tăng cường. Ngoài ra, còn có các Sư đoàn bộ binh 304, 324, 325, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463. Mũi chủ lực là Lữ 203 gồm 2 Tiểu đoàn tăng T54 và T59. Đồng chí Nguyễn Tất Tài là Lữ trưởng, đồng chí Bùi Tùng là Chính ủy. 
Tháng 1/1975, đánh trận đầu tại Phước Long. Tháng 3/1975 tấn công Buôn Ma Thuột giải phóng Tây Nguyên, quân ngụy chạy tháo ra ven biển bị Lữ 203 chặn đánh, cắt đứt tuyến đường số 1, sau đó giải phóng Huế - Trị Thiên. 
Đêm 19/3, một đại đội xe tăng phối hợp với bộ binh đánh chiếm giải phóng quận Mai Lĩnh. Lúc này địch rút chạy ra Thuận An - Tư Hiền. Ngay lập tức Đại đội 4 xe tăng triển khai chặn đánh tiêu diệt toàn bộ xe tăng thiết giáp của địch. Lữ 203 tiến thẳng Đà Nẵng đánh căn cứ Non Nước. Hơn 3.000 lính ngụy đã đầu hàng khi thấy quân ta tiến như vũ bão. Hơn 100 xe tăng của Lữ 203 thẳng tiến Đà Nẵng. 
Đồng chí Hoàng Đan - Phó Quân đoàn trực tiếp ngồi trên xe tăng chỉ huy với mệnh lệnh: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút giải phóng miền Nam”. Lữ 203 tới Phan Rang, trên xe anh em thay nhau ăn nghỉ, liên tục hành quân vừa đi vừa chiến đấu. 
Ngày 16/4 giải phóng thị xã. Tướng Vĩnh Nghi cùng 2 chuẩn tướng ra hàng. Ngày 18/4 đánh Phan Thiết, tạo thế bao vây Sài Gòn, lúc này pháo lửa các đơn vị của ta trút như vũ bão xuống Long Thành - Vũng Tàu. Đại đội 5, Lữ 203 nhiều đồng chí hy sinh. 
Ngày 29/4, ta đánh thọc sâu Nước Trong. 5 giờ sáng 30/4, xe tăng ta vượt xa lộ Long Bình tiến thẳng thành phố Sài Gòn. Trên đường đi gặp nhiều tốp lính ngụy ngoan cố chống trả, nhiều phuy xăng chặn đường bốc cháy, nhiều xe tăng, thiết giáp ngụy vãi đạn chống cự, nhưng quân ta dũng cảm húc đổ chướng ngại, vượt qua khói lửa dữ dội, vừa đi vừa chiến đấu. Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ đã hy sinh ngay trên tháp pháo. Xe 843 bắn cháy 2 xe tăng địch, xe 390 bắn cháy 2 xe M113 ngay trên cầu Thị Nghè… 
Các anh chỉ biết hỏi đường người dân và “cứ tăng tốc chạy thẳng… ngoặt phải… tới Dinh. Dẫn đầu là chiếc tăng T54 số hiệu 843 do anh Lữ Văn Hỏa lái cùng với xe 390 do anh Nguyễn Văn Tập lái  tới Dinh Độc Lập đầu tiên và cánh cổng lớn của Dinh bị húc đổ. Nội các chế độ ngụy quyền đầu hàng vô điều kiện, lúc đó là 11h30 sáng 30/4/1975.
Sau này anh Tập kể lại: “Chiến công là chiến công chung của quân đội và dân tộc ta, mình vinh dự được lái xe đó. Lúc ấy thực sự chả biết sống chết ra sao, anh em bảo nhau: “Tiến” và tôi đạp ga húc mạnh làm cánh cổng lớn ấy từ từ đổ sập xuống. Bên cổng trái, xe anh Hỏa mang số 843 cũng húc vào cổng phụ, anh Thận - Đại đội trưởng nhảy xuống khỏi xe, tay cầm theo lá cờ đỏ sao vàng chạy thẳng vào trong Dinh cùng xe 390 của tôi”. 
Những người anh hùng có mặt trong thời khắc đó, trở về đời thường như bao người con đất Việt sau cuộc chiến.  Anh Nguyễn Văn Tập về làm Đội trưởng sản xuất của Hợp tác xã Hoàng Diệu… Còn Lữ Văn Hỏa – người lái chiếc T54 số hiệu 843 trở về làm cán bộ Công ty Ăn uống TP.Phủ Lý, đã nghỉ hưu; vợ anh, chị Chu Minh Nguyệt là giáo viên Trường THCS Trần Phú cùng 2 con gái hiện đã có gia đình, cuộc sống ổn định. 
Tuy tóc đã bạc trắng, sức khỏe có yếu đi song anh luôn vui vẻ, ngày ngày bên  mảnh vườn nhà quây quần cùng con cháu. Anh nói: “Vinh dự có mặt trong giây phút lịch sử đó, nhưng tôi rất tiếc là giờ phút cuối cùng - phút vinh quang ấy vẫn phải chứng kiến nhiều đồng đội hy sinh”.

Tin cùng chuyên mục

Trao bằng khen của Văn phòng Quốc hội tặng 20 tập thể có nhiều đóng góp cho giải Diên Hồng lần thứ ba.

Báo Pháp luật Việt Nam giành giải Báo chí Diên Hồng

(PLVN) - Tối 5/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ Ba - 2025. Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được trao hai giải tại sự kiện. 

Đọc thêm

Xây dựng hệ thống nhà trường Quân đội tinh, gọn, mạnh

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
(PLVN) - Với mục đích gắn nhà trường với đơn vị, đào tạo gắn với sử dụng, sau 3 năm thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, chất lượng đào tạo của các nhà trường Quân đội được nâng lên; học viên tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền

Thủ tướng: Lựa chọn phương án tối ưu nhất trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy để báo cáo cấp có thẩm quyền
(PLVN) - Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.

Giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bước vào kỷ nguyên mới

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Hội thảo “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, để bảo đảm giai cấp công nhân Việt Nam vượt qua những thách thức, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Việt Nam - quốc gia đang bước vào kỷ nguyên vươn mình trên trường quốc tế

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. (ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Năm 2024 để lại những dấu ấn nổi bật của ngoại giao Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Những thành tựu này không chỉ củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài về mọi mặt cho đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Nhân dịp đón Năm Mới 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết "Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Thủ tướng.

Kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 1/12/2024. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, nhiều lần Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh quyết tâm đưa Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của sự phát triển thịnh vượng. Người đứng đầu Đảng ta yêu cầu, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, quyết đoán, phải vượt lên chính mình. Chỉ khi chúng ta dám nghĩ, dám làm, dám thay đổi và bứt phá khỏi những giới hạn hiện tại thì mới có thể vươn mình lớn mạnh.

10 sự kiện pháp luật năm 2024

10 sự kiện pháp luật năm 2024
(PLVN) - Nhằm ghi lại những sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng, nổi bật của năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức bình chọn và công bố các sự kiện pháp luật nổi bật của năm. Việc bình chọn các sự kiện này nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật trong cán bộ và Nhân dân.

Quốc hội năm 2024: Đồng hành tháo gỡ khó khăn, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển

Quang cảnh một phiên làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Trong năm 2024, Quốc hội đã xem xét thông qua, cho ý kiến hàng chục luật, nghị quyết quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các vấn đề cấp bách, phục vụ quốc kế dân sinh. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 8 vào cuối năm 2024 đã phát huy tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong công tác lập pháp theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh

Thủ tướng: 9 vấn đề quan trọng để phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh
Sáng 31/12, chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024 với chủ đề "Khơi dậy khát vọng làm giàu để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; vững tin bước vào kỷ nguyên mới", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh tăng tốc, bứt phá hơn.