Chuyện tình bi kịch của vua Phổ Nghi

Phổ Nghi và bà Lý Thục Hiền
Phổ Nghi và bà Lý Thục Hiền
(PLO) -Uyển Dung sau khi được phong hậu, luôn lấy thân phận chính thất để lấn lướt, tranh đoạt sủng ái của Phổ Nghi với Văn Tú. Uyển Dung chủ trương chỉ có một vợ một chồng, do vậy cực lực phản đối chuyện hoàng đế lấy vợ bé. Đến bữa, Văn Tú không được ăn cùng vua và hoàng hậu mà phải ăn một mình. 

Cũng giống như Uyển Dung, Văn Tú phải chịu đựng cuộc sống vợ chồng 10 năm không có tình dục. Năm 1931, bà kiên quyết xin ly hôn với Phổ Nghi, nhưng phải cam kết vĩnh viễn không được tái giá. Sau khi được tòa án xử cho ly hôn, bà được 55 ngàn tệ cấp dưỡng phí nhưng phải trả án phí và tiền thuê luật sư nên chả còn là bao.

Sau khi ly hôn, Văn Tú đổi tên thành Phó Ngọc Phương rồi xin làm giáo viên tiểu học ở Bắc Kinh; năm 1947 bà kết hôn với Lưu Chấn Đông một sĩ quan Quốc Dân đảng cấp Thiếu tá. Năm 1953 bà qua đời khi mới 45 tuổi vì bệnh tim. Do đã ly hôn với Phổ Nghi nên Văn Tú bị phế làm thứ dân, vì vậy sau khi chết bà không  được tôn tộc nhà Thanh truy tôn thụy hiệu.

Tường Quý nhân chết bởi tay người Nhật?

Tường Quý nhân Đàm Ngọc Linh (1920-1942) là người Mãn, họ Tha-tha-lạp, gia đình sống ở Bắc Kinh sau Cách mạng Tân Hợi do bị kỳ thị nên cải sang dân tộc Hán và đổi sang họ Đàm. 

Năm 1937, Phổ Nghi bất bình với Uyển Dung nên giam hoàng hậu vào lãnh cung. Để có một người vợ cho ra vẻ một hoàng đế bình thường, thân nhân của Phổ Nghi đã tìm và giới thiệu Đàm Ngọc Linh khi đó đang là học sinh trung học ở Bắc Kinh tới Trường Xuân (nơi đóng đô của Phổ Nghi khi đó) để kết hôn. Phổ Nghi phong bà là Tường Quý nhân.

Năm đó Phổ Nghi 32 tuổi, còn Đàm Ngọc Linh mới 17. Sau khi vào cung, quan hệ giữa hai người rất tốt, Phổ Nghi rất sủng ái, Đàm Ngọc Linh thông minh giỏi giang lại hiền thục, khéo đối xử với mọi người nhưng chỉ sống cùng Phổ Nghi được 5 năm thì Đàm Ngọc Linh qua đời ở tuổi 22. Về cái chết của Ngọc Linh, đến nay vẫn còn là điều bí mật.

Tuy có tin bà chết do chứng viêm bàng quang, nhưng nhiều người vẫn bày tỏ nghi ngờ về giả thuyết này. Chính Phổ Nghi cũng cho rằng Đàm Ngọc Linh bị viên Trung tướng Nhật Yasunao Yoshioka sát hại bằng cách tiêm thuốc độc lấy cớ “chữa bệnh viêm bàng quang” do lo sợ tư tưởng yêu nước của bà sẽ ảnh hưởng tới Phổ Nghi.

Theo hồi ký “Nửa đời trước của tôi” của Phổ Nghi, Đàm Ngọc Linh là người vợ được ông yêu thương nhất, sau khi bà mất, Phổ Nghi vẫn luôn giữ bên mình lọn tóc của bà làm kỷ vật. Thậm chí khi Phổ Nghi qua đời năm 1967, người ta thấy ông vẫn giữ bên mình bức ảnh chụp bà với thủ bút viết phía sau “Ngọc Linh, người mà tôi yêu quý nhất”. Năm 2002, gia tộc Ai-tân-giác-la truy phong thụy hiệu cho bà là Minh Hiền Hoàng Quý Phi.

Tường Quý nhân Đàm Ngọc Linh
Tường Quý nhân Đàm Ngọc Linh

Phúc Quý nhân: cuối đời thành đạt

Phúc Quý nhân Lý Ngọc Cầm (1928 – 2001) người Hán, quê gốc Sơn Đông, sinh ra trong một gia đình nông dân. Năm 1942 thi vào trường Nữ học Tân Kinh Nam Lĩnh của triều đình Ngụy Mãn; năm sau ở tuổi 15, Lý Ngọc Cầm được tuyển chọn đưa vào hoàng cung Mãn Châu, được Phổ Nghi phong làm Phúc Quý nhân.

Tháng 8/1945, bà theo Phổ Nghi chạy trốn lên huyện Lâm Giang, Thông Hóa rồi lạc nhau, suốt 10 tháng sau đó di chuyển liên miên, đến tháng 6/1946 thì về sống cùng hoàng tộc trong nhà riêng ở Thiên Tân, cho đến 1953 thì trở lại Trường Xuân, tiếp tục đi tìm kiếm Phổ Nghi. Sau khi nước Trung Quốc mới ra đời, Lý Ngọc Cầm thoát khỏi sự khống chế của gia tộc phong kiến, tham gia hoạt động xã hội.

Năm 1956 được bố trí vào làm trong Thư viện Trường Xuân. Tháng 5/1957, bà ly hôn với Phổ Nghi. Tháng 5/1958 bà kết hôn với Hoàng Dục Canh – một kỹ sư tại Đài phát thanh Cát Lâm và sinh 1 con trai. Trong “Cách mạng Văn hóa” bà bị Hồng vệ binh bức hại vì tội làm quý nhân (vợ) của hoàng đế thối tha.

Năm 1982, Lý Ngọc Cầm gia nhập Quốc Dân đảng cách mạng, năm 1983 được bầu làm Ủy viên Chính Hiệp thành phố Trường Xuân, năm 1993 được bầu làm Ủy viên Chính Hiệp tỉnh Cát Lâm, bà còn là Giáo sư danh dự, giảng dạy môn Lịch sử tại Đại học Giao thông Cát Lâm. Năm 2001 bà qua đời ở tuổi 73 vì bệnh gan.

Phuc Quý nhân Lý Ngọc Cầm thời trẻ
Phuc Quý nhân Lý Ngọc Cầm thời trẻ

Lý Thục Hiền – sản phẩm hôn nhân chính trị

Lý Thục Hiền (1925-1997) là người vợ thứ 5, cũng là người vợ cuối cùng của hoàng đế Phổ Nghi. Năm 1962, khi 37 tuổi, cô y tá Lý Thục Hiền được ông Sa Tăng Hy, biên tập viên Nhà xuất bản Nhân dân giới thiệu với Phổ Nghi (cũng có nguồn nói người làm mối là Thủ tướng Chu Ân Lai).

Trước đó Lý Thục Hiền đã có 2 cuộc hôn nhân thất bại, Phổ Nghi lúc đó đã 55 tuổi, đang rất muốn tái hôn nên đám cưới của họ được tổ chức và hai người đã sống bên nhau 5 năm cho đến khi Phổ Nghi qua đời. 

Tư liệu cho hay, sau khi gặp mặt Lý Thục Hiền, Phổ Nghi rất ưng ý, bèn về báo cáo với người lãnh đạo Chính Hiệp việc muốn cưới bà. Ủy ban Chính Hiệp liền cử người đi điều tra nhân thân của Lý Thục Hiền thì được biết: Bà 37 tuổi, là y tá bệnh viện Triều Ngoại, đã kết hôn 2 lần.

Quê gốc ở Hàng Châu, Chiết Giang, tuy tự khai đã tốt nghiệp tiểu học, nhưng thực ra mới học mấy năm, viết thư còn chưa được. Bà mồ côi mẹ khi 10 tuổi, 16 tuổi lại mồ côi cha, do mẹ ghẻ bức bách nên năm 1943 đã lấy Lưu Liên Thăng - một cảnh sát ngụy ở Bắc Kinh; năm 1955, Thăng bị bắt rồi bị hành quyết.

Bà Lý Ngọc Cầm bên chồng và con năm 1992
Bà Lý Ngọc Cầm bên chồng và con năm 1992

Năm 1957, Lý Thục Hiền lại kết hôn với Trần Khánh Chi, một kế toán của Ngân hàng Nhân dân, sau khi cưới hai người luôn bất hòa nên đã ly hôn tháng 10/1960. Tối ngày 30/4/1962, đám cưới của Phổ Nghi với Lý Thục Hiền được tổ chức tại Câu lạc bộ văn hóa Chính Hiệp ở Bắc Kinh.

Sau khi cưới 1 tuần, bà Lý phát hiện thấy Phổ Nghi có tập quán sinh hoạt rất quái dị. Ban đêm ông không ngủ, 2-3h sáng khi bà tỉnh giấc vẫn cứ thấy ông bật ngọn đèn 100w sáng trưng ngồi đọc sách. Có hôm bà đang ngủ chợt thức giấc, mở mắt ra thì thấy ông đang bật đèn soi ngắm nghía khuôn mặt bà. Ông không hề đụng đến thân thể vợ, chỉ dí sát mũi hít ngửi tóc và cổ bà cho đến khi bà tỉnh giấc.

Mỗi lần như thế, bà lại buồn rầu nói: “Ông làm gì thế? Sao không ngủ?” Phổ Nghi chỉ cười cười, sau đó lại quay ra đọc sách. Lý Thục Hiền đã hai lần kết hôn nên biết cuộc sống vợ chồng là thế nào, tuy trong lòng rất buồn nhưng không hề hé răng hỏi chồng. Tuần đầu tiên sau khi cưới của vợ chồng họ đã trôi qua như thế…(Còn tiếp)

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.