Chuyện lên ngôi “bất đắc dĩ” của vua Lê Hy Tông

 Hoàng đế gặp mỹ nhân (Hình minh họa )
Hoàng đế gặp mỹ nhân (Hình minh họa )
(PLO) -Lê Hy Tông là Hoàng đế thứ 21 của nhà Hậu Lê và là vị vua thứ 10 thời Lê Trung Hưng, sự nghiệp của ông không có gì đặc biệt nổi bật nhưng thời gian trị vì được đánh giá là ổn định. Điểm khác biệt cần nhắc đến chính là chuyện lên ngôi và xuất xứ tên gọi của vị vua này.

Lê Hy Tông (1675 - 1705)  tên thật là Lê Duy Cáp, còn có tên khác là Lê Duy Hiệp (có sách chép là Lê Duy Hợp). Vua sinh ngày 15 tháng 3 năm Qúy Mão (1663), là con trai út của Lê Thần Tông, là em của các vua Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông và Lê Gia Tông. 

Một thoáng chân dung

Thân mẫu vua là cung phi Nguyễn Thị Ngọc Trúc (sau vì trùng tên với hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc nên phải đổi tên là Ngọc Tấn), quê làng Đông Côi, xã Gia Đông, phủ Thuận Thành xứ Kinh Bắc (nay là thôn Đông Côi, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). 

Chuyện lên ngôi của Lê Hy Tông cũng khác thường, theo chính sử, ngày mồng 3 tháng 4 năm Ất Mão (1675), vua Gia Tông băng hà nhưng mãi đến tháng 6 triều đình mới rước linh cữu về Thanh Hóa an táng tại xã Phúc Lộc, huyện Thụy Nguyên gọi là lăng Phúc An.

Ngày 12 tháng 6, quần thần mới lập Lê Duy Cáp lên nối ngôi và trong thời gian 2 tháng 8 ngày đó, đất nước không có vua, trái quan điểm truyền thống “Nước một ngày không thể không có vua”.

Và mặc dù lên ngôi từ tháng 6 năm Ất Mão (1675) nhưng mãi đến đầu năm sau Lê Hy Tông mới đặt niên hiệu. Trong thời gian ở ngôi, Lê Hy Tông đã dùng lần lượt hai niên hiệu là: Vĩnh Trị (1676 – 1679) và Chính Hòa (1680 – 1705). Về danh nghĩa là vua nhưng Lê Hy Tông không có thực quyền, mọi việc vẫn do chúa Trịnh quyết định, bởi vậy sách Đại Nam quốc sử diễn ca có câu rằng:

Hy Tông hoàng đệ thay anh,

Ngôi không luống giữ, quyền hành mặc ai.

Lê Hy Tông làm vua đến tháng 4 năm Ất Dậu (1705) thì nhường ngôi cho con, ở ngôi tổng cộng được 30 năm. Sau khi nhường ngôi, Lê Hy Tông làm Thái thượng hoàng 11 năm (1705 - 1716), đến ngày Qúy Mão tháng 4 năm Bính Thân (3/4/1716), ông mất ở điện Kiền Thọ, thọ 53 tuổi.

Triều đình đặt thụy hiệu là “Thông mẫn Anh quả Đôn khoát Khoan dụ Vĩ độ Huy cung Chương hoàng đế”. Ngay sau đó, thi hài Lê Hy Tông được đưa về làm lễ táng ở lăng Phú Lăng (có sách chép là lăng Phú Ninh) thuộc xã Phú Lâm, huyện Đông Sơn (nay thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

Đánh giá về vua, sách Đại Việt sử ký tục biên có viết về Lê Hy Tông như sau: “Vua tuân giữ cơ nghiệp có sẵn của tiên vương, rủ áo khoanh tay mà nước được trị, kỷ cương được chấn hưng, thưởng phạt nghiêm minh, các công khanh phần nhiều đều xứng chức, các quan lại vâng theo pháp luật, dân chúng yên ổn làm ăn. Chính sự khoảng niên hiệu Vĩnh Trị và Chính Hòa xứng đáng được coi là đứng đầu đời Trung hưng”.

Mối duyên tình của cha mẹ

Chuyện tình giữa Lê Thần Tông với mẹ của Lê Hy Tông cũng nhiều thú vị. Bấy giờ sau thời gian 25 năm ở trên ngai báu, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con cả là Lê Duy Hựu (Lê Chân Tông) để lên làm Thái thượng hoàng khi mới 37 tuổi, nhưng chỉ 6 năm sau ông lại lên ngôi lần thứ hai vì Lê Chân Tông mất sớm, không có con. 

Thế là, Lê Thần Tông cho tuyển chọn nhiều mỹ nữ để mong có con nối dõi;  thậm chí, vua còn tổ chức các cuộc tuần du, vừa để xem xét đời sống dân tình vừa để tìm kiếm thêm người đẹp. Một hôm, đoàn ngự giá dừng chân nghỉ tại làng Đông Côi, dân làng bày hương án dọc đường làm lễ đón chào vua. 

Làng Đông Côi nhỏ nhưng rất trù phú, ngay tên gọi của làng có nghĩa là viên ngọc quý ở phương Đông…. Không chỉ vậy, nơi đây còn là quê hương của những cô gái vừa có sắc đẹp lại chăm chỉ, tài năng mà Nguyễn Thị Ngọc Trúc là người tiêu biểu nhất.

Mẹ bồng con (Hình minh họa)
Mẹ bồng con (Hình minh họa)

Cô Trúc nổi tiếng khắp vùng bởi đẹp người đẹp nết. Dù mới đặt chân đến Đông Côi, chỉ nghe kể lại mà Lê Thần Tông đã thấy cảm mến cô gái chưa từng biết mặt, chức dịch trong làng vội vã đưa Ngọc Trúc đến và ngay khi thấy nàng, vẻ đẹp hồn nhiên, dịu dàng, chân chất đã khiến Lê Thần Tông rung động. 

Trở lại kinh đô Thăng Long, trong đoàn ngự giá của vua có thêm mỹ nhân họ Nguyễn của làng Đông Côi. Về đến hoàng cung, Lê Thần Tông chính thức phong nàng làm cung phi, khi đó Ngọc Trúc mới xấp xỉ 19 xuân xanh, để tránh trùng tên với Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc nên cung phi mới phải đổi tên là Ngọc Tấn. 

Người con út may mắn

Cùng với Trần Minh Tông, Lê Thần Tông là vị vua có nhiều con làm vua nhất, bốn người con của Lê Thần Tông từng ngồi trên ngôi báu là: Lê Duy Hựu (Lê Chân Tông); Lê Duy Vũ (Lê Huyền Tông); Lê Duy Cối (Lê Gia Tông) và Lê Duy Cáp (Lê Hy Tông).

Nhưng những người con của Lê Thần Tông đều yểu mệnh, Lê Chân Tông làm vua được 9 năm thì mất, thọ 19 tuổi; Lê Huyền Tông làm vua 9 năm thì mất, thọ 17 tuổi; Lê Gia Tông làm vua 4 năm thì qua đời ở tuổi 14, chỉ có Lê Hy Tông, người con út là may mắn sống thọ và ở ngai vàng lâu hơn cả so với các anh của ông. 

Chính sử còn cho hay, ông được vua cha ký thác việc kế vị ngôi báu từ khi ... chưa sinh ra bởi trước khi “về trời”, Lê Thần Tông gọi chúa Trịnh Tạc đến trước long sàng gửi gắm về đứa con còn chưa chào đời của mình.

Chuyện rằng sau khi nhập cung, vào năm Nhâm Dần (1662) cung phi Ngọc Tấn mang thai trong niềm vui của nhiều người, ai cũng hi vọng Lê Thần Tông sẽ có thêm một hoàng tử nữa vì khi ấy trong cung chỉ có hai hoàng tử, một người lên 9 và một người mới tròn 2 tuổi.

Không may, đến tháng 11 năm đó, Lê Thần Tông ốm nặng, biết khó qua khỏi ông mới dặn chúa Tây vương Trịnh Tạc rằng: “Cung nhân của trẫm là Ngọc Tấn có thai mới được khoảng bốn tháng, chưa rõ là con trai hay con gái, sau này nó ra đời, nhờ vương trông nom giúp cho!”. Chúa Trịnh Tạc nhớ lấy để bụng, nhưng trước mắt ông cùng bá quan văn võ lập Lê Duy Vũ lên làm vua (tức Lê Huyền Tông).

Về cung phi Ngọc Tấn, sau khi Lê Thần Tông mất đã xin được trở về quê để chịu tang vua. Tại Đông Côi, nàng quay lại nếp sống gần gũi với bà con chòm xóm nơi thôn dã tuy còn thiếu thốn nhưng luôn giàu tình cảm yêu thương.

Hàng ngày tuy mang bầu nhưng Ngọc Trúc vẫn theo người làng đi mò trai bắt hến ở con sông Cụt để lấy tiền đong gạo; đến ngày 15 tháng 3 năm Qúy Mão (1663), nàng sinh một người con trai bụ bẫm, đặt tên là Cáp (có nghĩa là con hến). Ngày tháng trôi qua, cậu bé Cáp lớn lên trở thành một đứa trẻ thông minh, đĩnh ngộ nhưng không hề biết mình là dòng dõi hoàng gia, vẫn cùng mẹ sống đời sống lam lũ. 

Năm Cáp 13 tuổi, một biến cố bất ngờ đã xảy ra, Lê Gia Tông chỉ ở ngai vàng được 4 năm thì mất, thọ 14 tuổi. Xảy ra “khủng hoảng” triều chính, bá quan không biết đưa ai lên ngôi kế vị, chúa Trịnh chợt nhớ đến lời gửi gắm năm nào của Lê Thần Tông, lập tức sai người về làng Đông Côi dò hỏi và hết sức vui mừng khi biết cung phi Ngọc Tấn đã sinh một hoàng tử.

Chọn ngày lành, triều đình tổ chức nghi trượng về đón hoàng tử, bà Ngọc Tấn đành gạt nước mắt để người con yêu quý về kinh làm vua còn mình ở lại quê hương cho đến khi mất vào ngày 17 tháng 4 (không rõ năm). 

Ngày 12 tháng 6 năm Ất Mão (1675), Lê Duy Cáp lên ngôi hoàng đế, đổi tên Cáp thành Lê Duy Hiệp (còn gọi là Hợp). Sau này, khi biết tin mẹ qua đời, Lê Hy Tông đã sai làm lễ tang trọng thể, cho lập đền thờ tại Đông Côi và hàng năm vào ngày 17 tháng 4 tổ chức cúng giỗ để ơn nhớ về người đã sinh hạ, chăm sóc, nuôi dưỡng mình, nhất là trong những tháng ngày gian khó, khổ cực.

Sách Lịch triều hiến chương loại chí mục Nhân vật chí viết về Lê Hy Tông như sau: “Tên là Duy Hợp, con thứ của Thần Tông, khi Thần Tông chết, ông còn ở trong thai mẹ được có 4 tháng. Thần Tông chết dặn dò Tây vương bảo hộ.

Lúc Gia Tông chết, ông mới 13 tuổi, được Tây vương phò lên ngôi, lấy ngày sinh làm “Thiên minh khánh tiết”. Vua nối giữ nghiệp cũ, ngồi yên mà trị. [Bấy giờ] giường mối hơn trước, thưởng phạt nghiêm minh, công khanh đều xứng chức, quan lại giữ phép nhân dân yên nghiệp, bình trị hơn cả các đời trong thời Trung hưng”...

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.