(PLVN) - Hơn 1.000 người đã đổ xô đến làng KwaHlathi, tỉnh KwaZulu-Natal của Nam Phi, để tìm kiếm thứ mà họ cho là kim cương sau khi phát hiện những viên đá lạ trong khu vực này.
(PLO) -Phạm Ngũ Lão là một danh tướng nổi tiếng thời Trần, ông không chỉ lập nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông mà còn góp phần dẹp loạn trong nước, đánh giặc giữ yên bờ cõi phía Nam và phía Tây. Hai câu chuyện tình dưới đây liên quan đến đời tư của vị danh tướng này mà ít người được biết.
(PLO) - Chán nản đời sống thực tại, ông Hồ Văn Châu (68 tuổi, ngụ thôn Tang, xã Trà Bùi, huyện vùng cao Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) chọn cách vào rừng ở. Không ngờ cuộc sống rừng rú gắn bó với ông hơn hai thập kỉ. Không có ý định quay về, dân làng gọi ông là “người rừng”.
(PLO) -Cù Lao Câu là một hòn đảo nhỏ thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, với đường kính tầm 1 km, là hòn đảo hoang sơ được bao bọc bởi biển xanh, cát trắng, thiên nhiên hoang dã.
(PLO) - Hàng năm có một đàn dơi khổng lồ bay về trú ngụ ở Hang Dơi, thôn Đồng Sinh, xã Tân Lập, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Với dân bản địa, dơi về chính là điềm lành cho dân làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhưng cũng vì cuộc sống mưu sinh phải đi quét phân dơi mà nhiều người đã bỏ mạng ở đây trong nhiều năm qua. Cho đến nay, sự sợ hãi đó vẫn ám ảnh người dân trong làng.
(PLO) - Tết năm nay, người dân làng hoa Tây Tựu đón một cái Tết đơn giản nhưng đầm ấm. Một năm thất thu do hoa nở sớm, song trong những ngày đầu Xuân năm mới, người trồng hoa Tây Tựu vẫn lạc quan với mùa hoa mới.
(PLO) - Hơn 20 năm trở về trước, đồng bào dân tộc Vân Kiều ở bản Khe Van (xã Hướng Hiệp, huyện Đăk Rông, Quảng Trị) cứ qua mỗi mùa trỉa rẫy lại tiếp tục tìm sang vùng rừng khác để phát, đốt vụ mới. Cứ thế, đại ngàn xanh tốt dần trở nên hoang hóa, cằn cỗi. Lo ngại rừng già mất đi các loài gỗ quý sẽ không còn, một người đàn ông kỳ lạ ở Khe Van đã âm thầm ngược ngàn, săn tìm giống cây gỗ quý, đem về ươm tại khoảng đồi bị bỏ hoang sau bản.
(PLO) - Em đến Tây Nguyên vào một ngày đầu đông, theo lời hẹn của một người bạn “đến cao nguyên đất đỏ mùa này đẹp lắm, đến để ngắm cỏ hồng, ngắm những thảm hoa dã quỳ mùa này vàng rực rỡ”. Đúng như lời bạn nói, cao nguyên mùa này tuyệt đẹp, và tuyệt nhất là em được đắm mình trong bình nguyên hoa vàng từ những “mặt trời bé xíu” có tên gọi dã quỳ- gắn với huyền thoại một tình yêu.
(PLO) - Dù còn hơn một tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán và thời tiết còn thay đổi, nhưng mức nhiệt cao trong mùa đông năm nay ở miền Bắc khiến người trồng hoa “méo mặt” vì dự đoán hoa sẽ nở sớm và bị trượt giá.
(PLO) -Thửa còn hưng thịnh, ngôi làng Lộc Trác có trên 100 nóc nhà là ngần ấy bếp lò ngày đêm đỏ lửa, với tiếng búa, tiếng đe vang lên chan chát. Đến nay, làng lò rèn giờ chỉ còn chưa tới 1/3 số hộ gia đình theo nghề cũ.
(PLO) -Giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ, làng Điếu Ngư nằm đơn độc trên một hòn đảo nhỏ thuộc dòng Sê San nối liền ranh giới giữa hai tỉnh Gia Lai và Kontum. Sê San mênh mông, Sê San nhiều tôm cá, tiếng đồn gần xa đã khiến cho những nóc nhà tạm bợ nơi đây được dựng lên ngày càng nhiều. Những mảnh đời nhọc nhằn bỏ xứ tìm đến mưu sinh trên dòng Sê San vẫn ngày ngày bấp bênh theo con nước vơi đầy.
(PLO) -Cách đây khoảng 20 năm, tại một số vùng núi trong cả nước, đặc biệt là ở khu vực miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Quảng Nam, rộ lên một giấc mộng thoát nghèo. Nhiều người đổ xô luồn rừng, những mong “săn” được “lộc” của rừng già. Thứ lộc ấy là những cội trầm hương (còn được gọi là dó bầu) trị giá hàng trăm triệu đồng. Phong trào “săn lộc” đó đã để lại trên thân cây dó bầu những nhát rựa có tuổi đời đã mấy chục năm.
(PLO) -Hồ Hán Thương là hoàng đế thứ 2 và cũng là vị vua cuối cùng của vương triều Hồ. Ở ngôi trong thời gian ngắn, thông tin về thân thế, hậu vận của vị vua này còn nhiều điều chưa sáng tỏ; tuy nhiên, có những điều lý thú về vị vua này chúng ta nên biết đến...
(PLO) -Ông Hoàng Thế Yên, một người dân sinh sống lâu năm ở đảo Cái Làng, cho biết, giếng Tiên còn ứng với hiện tượng tự nhiên kỳ lạ. Ông nói: “Nhiều lần để ý, tôi thấy lớp rêu trong giếng bện chặt lại với nhau như cái ống, chỉ vài tiếng sau là trời mưa to”.
(PLO) - Bây giờ khắp các cách đồng của vùng quê đang là mùa gặt, nên rơm rạ chất đầy đường, tạo nên một bức tranh bình yên cứ miên man lan tỏa ở trong lòng. Đi qua các ngõ xóm, là các em nhỏ cùng với những bàn chân bé xíu phủ đầy những cọng rơm, cọng rạ của lúa mới. Thoang thoảng một mùi hương ngai ngái, khiến tôi lại nhớ về tuổi thơ của một vùng quê đầy dữ dội…
(PLO) - Với quan niệm “rừng còn làng còn” nên nhiều năm nay khu rừng lộc vừng hàng trăm năm tuổi vẫn được người dân bảo vệ nghiêm ngặt, điều đáng nói ngoài những chế tài của pháp luật về bảo vệ rừng, còn có các hình phạt về đạo đức đối với những người xâm hại đến khu rừng này.
(PLO) - Thời điểm 20 năm trước, trên những mảnh rừng thuộc xã Quảng Lưu (Quảng Trạch, Quảng Bình) người dân hả hê tận diệt rừng dẻ không thương tiếc. Chẳng mấy chốc mà khu rừng với 2.000 ha đã chìm trong cảnh trơ cằn sỏi đá. Khi rừng dẻ bị tàn lụi dần, sự nghèo đói bắt đầu hiện hữu. Nhưng nay, trở lại nơi “rừng chết” năm nào mọi sự đã khác, có những năm trúng mùa, dân làng quanh vùng còn thu về trên 2 tỷ đồng từ rừng dẻ.
(PLO) - Ở đình làng Nhân Mỹ, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội có xác một con chim ó được dân làng để trang trọng trong tủ kính, tôn thờ như một vị thần. Phía sau câu chuyện này thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên, động vật của người dân nơi đây.