Rừng lộc vừng trăm tuổi được bảo vệ bằng hương ước làng

Bô lão của làng bên tấm hương ước bảo vệ rừng.
Bô lão của làng bên tấm hương ước bảo vệ rừng.
(PLO) - Với quan niệm “rừng còn làng còn” nên nhiều năm nay khu rừng lộc vừng hàng trăm năm tuổi vẫn được người dân bảo vệ nghiêm ngặt, điều đáng nói ngoài những chế tài của pháp luật về bảo vệ rừng, còn có các hình phạt về đạo đức đối với những người xâm hại đến khu rừng này.

Xin lỗi dân làng, phạt bằng mâm trâu, cầu rượu khi chặt rừng

Làng Siêu Quần, xã Phong Bình (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cách trung tâm thành phố Huế khoảng hơn 40km, nhìn tổng thể thì ngôi làng này cũng như bao ngôi làng khác ở ngoại ô thành phố Huế. Thế nhưng ít ai biết rằng ngôi làng này đang ra sức bảo vệ khu rừng lộc vừng hàng trăm năm tuổi nằm trong khuôn viên của làng bằng một cách “xưa nay hiếm”.

Chúng tôi đến khu rừng lộc vừng cua làng Siêu Quần vào một ngày giữa tháng 8, khác hẳn với cái nóng oi bức khi đi từ quốc lộ 1A, bước vào trong làng một cảm giác mát mẻ tỏa ra từ khu rừng lộc vừng.

Dẫn chúng tôi tiến vào khu rừng, cụ Nguyễn Bá Hiệp, Trưởng làng Siêu Quần kể lại rằng,  làng Siêu Quần khi xưa thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa, vốn là điểm cuối của vùng đất mà Vua Chăm dâng Đại Việt, được lập ra vào năm 1306. Những bậc tiền hiền của làng đã trồng cây lộc vừng tổ trên đất chùa của làng. Sau khi đắp đê ngăn mặn, nhận thấy cây lộc vừng có những đặc tính hợp với thổ nhưỡng, họ đã quyết định chọn giống cây này trồng đại trà trên những con đê để giữ đất, chắn sóng. 

Dứt lời, vị bô lão của làng chỉ cho chúng tôi hướng về phía cổng làng và cuối làng, hầu như bao bọc những ngôi nhà gạch mới đều là những hàng cây cổ thụ, thân cao, tán lá rộng, chạy dọc bờ ruộng, đường dẫn vào làng.

Trưởng làng Siêu Quần cho hay, cả làng  có tới hàng nghìn cây lộc vừng cổ thụ, trải dài hơn 2km, tạo thành một vành đai vững chãi, che mưa, chắn bão cho làng. 

Để có được khu rừng này, ngoài những chế tài về mặt luật pháp, những quy định về bảo vệ rừng, hội đồng làng Siêu Quần còn phát thảo ra một bản hương ước để bảo vệ và gìn giữ khu rừng quý giá nói trên. 

Dẫn chứng cho một điều lệ trong hương ước, vị trưởng làng cho biết, hương ước làng có quy định, ai chặt hoặc đào bán lộc vừng trong làng sẽ bị phạt 500.000 đồng, nêu tên trên loa phát thanh xã, đồng thời phải có mâm trâu, cầu rượu đưa ra đình làng tạ lỗi với dân làng.

Chính vì vậy mà khu rừng này không những được bảo vệ về mặt chế tài luật pháp  do Nhà nước bảo trợ mà còn được bảo vệ trên cơ sở của đạo đức của các thành viên trong làng. 

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

Khu rừng lộc vừng là niềm tự hào của người dân làng Siêu Quần, ở làng này từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng nằm lòng câu chuyện về “ông tổ” của những cây lộc vừng trong làng, đó là ngài Trần Văn Kỷ người học rộng tài cao của làng và là công thần của triều Tây Sơn.

Cụ Nguyễn Bá Hiệp một bô lão trong làng cho hay: “Cách đây khoảng 300 năm, ở làng Vân Trình kế bên làng Siêu Quần của chúng tôi, có một người học cao hiểu rộng, đỗ đạt được vào cung làm quan. Đó là ngài Trần Văn Kỉ (?- 1801) là nhân sĩ, công thần dưới thời Tây Sơn.

Theo câu chuyện mà cụ Hiệp kể lại,  Trần Văn Kỷ trong một lần về thăm quê, đã mang theo nhiều giống cây khác nhau mà trước đây làng chưa có như cây xanh, cây mưng, cây cừa,… Ông đi đến từng nhà kêu gọi trồng cây trước nhà, bờ ruộng và không quên hứa sẽ tặng mỗi nhà một chiếc áo thật ấm từ kinh thành để tránh rét ngày đông khi lần tới ông trở về. Người dân ai nấy đều phấn khởi, trồng cây và mong cái ngày mà vị quan tốt bụng này trở về từ kinh thành. Theo tháng ngày, những cây nhỏ đã hóa thành những cây to, vươn cao với nhiều tán lá vừa phủ bóng mát ngày nóng vừa chắn gió cho người dân vào những ngày đông gió mưa rét buốt. 

Sau khi cáo quan, vị này quay về quê hương để sinh sống. Trở về quê, ngài đã tặng áo cho nhiều người trong làng. Ai nấy đều mừng rỡ vì người tặng áo đã về đến nhà. Các bô lão hỏi vị quan này áo từ đâu ra. Lúc này, vị quan hồi hương mới nói rằng, “Áo tôi hứa cho bà con là đây này”, vừa nói ông hướng về khu rừng. Mãi một lúc sau người trong làng mới hiểu rằng,  khi lộc vừng tốt tươi, trải qua bao trận bão lũ thiên tai, làng Siêu Quần vẫn bình yên vô sự nhờ sự chở che của những dải lộc vừng trồng trên bờ đê, họ mới ngộ ra tấm áo mà ngài Khai Canh nói đến chính là những cây lộc vừng do chính mình trồng.

Trong kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ cứu nước, rừng lộc vừng đã như “tấm áo giáp” chở che cho các đơn vị bộ đội, dân quân du kích tiến vào trung tâm, căn cứ địa của địch.

Ông Nguyễn Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Phong Bình - huyện Phong Điền-  tỉnh Thừa Thiên - Huế  biết, trên địa bàn xã gồm có 5 làng, cả 5 làng đều có qui ước riêng của từng làng được tập hợp lại thành một bản hương ước. Bản hương ước này, hàng năm vào ngày lễ tế của làng, những người từ mười tám tuổi trở lên sẽ họp lại đình làng.

Lúc này vị trưởng làng sẽ dựa theo những ý kiến của số đông mà sửa đổi, bổ sung thêm cho bản hương ước từng làng. Nói đến hương ước giữ rừng của làng Siêu Quần, trong số 320ha rừng cây thì cây lộc vừng đã chiếm đến 70% diện tích, mà đây là loại cây có giá trị cao nên từ lâu người dân của làng đã lập hương ước gồm những qui ước vừa có tính nhân văn vừa có tính răn đe để bảo vệ rừng lộc vừng trăm tuổi.

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.