“Cơn sốt kim cương” ập đến ngôi làng Nam Phi sau phát hiện bất ngờ

Viên đá chưa xác định được nhiều người cho là kim cương.
Viên đá chưa xác định được nhiều người cho là kim cương.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hơn 1.000 người đã đổ xô đến làng KwaHlathi, tỉnh KwaZulu-Natal của Nam Phi, để tìm kiếm thứ mà họ cho là kim cương sau khi phát hiện những viên đá lạ trong khu vực này.

Từ khắp Nam Phi, nhiều người dân đã đổ xô về làng KwaHlathi và cùng dân làng đào bới sau khi xuất hiện thông tin một người đàn ông đào được đá quý trên bãi đất trống, CNN đưa tin.

"Điều này có nghĩa là cuộc sống của chúng tôi sẽ thay đổi, vì không ai trong chúng tôi có một công việc ổn định. Tôi chỉ làm những công việc lặt vặt. Khi tôi trở về nhà với gia đình, họ chắc hẳn sẽ rất vui mừng", ông bố 27 tuổi đã có hai con cho biết.

Skhumbuzo Mbhele - một người đang thất nghiệp - cũng đồng tình với Sabelo: "Tôi chưa bao giờ thấy hay chạm vào một viên kim cương nào trong đời. Đây là lần đầu tiên tôi được chạm vào nó".

Bộ khai thác mỏ Nam Phi hôm 14/6 cho biết họ đã cử một nhóm bao gồm các chuyên gia mỏ địa chất đến địa điểm để thu thập mẫu và tiến hành phân tích.

Bộ cho biết họ sẽ công bố báo cáo kỹ thuật chính thức về những viên đá lạ này trong thời gian tới.

Mặc dù chưa xác định chính xác những viên đá này có phải đá quý hay không, nhưng nhiều ngày qua, hàng dài ô tô đã đậu dọc hai bên đường rải sỏi, chỉ cách bãi đất trống vài mét. Nhiều người không nản lòng - gồm cả già trẻ, trai gái, dùng cuốc, xẻng ra sức đào bới - đều hy vọng vận may sẽ đến với mình.

Nhiều người đổ xô đến làng KwaHlathi, tỉnh KwaZulu-Natal để tìm kiếm thứ mà họ cho là kim cương.

Nhiều người đổ xô đến làng KwaHlathi, tỉnh KwaZulu-Natal để tìm kiếm thứ mà họ cho là kim cương.

Nam Phi từ lâu đã phải chống chọi với khủng hoảng thất nghiệp nghiêm trọng, với tỉ lệ người dân không có việc làm vô cùng cao. Điều này khiến hàng triệu người lâm vào cảnh nghèo đói và gây ra tình trạng bất bình đẳng kéo dài gần 3 thập kỷ, sau khi kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1994. Giờ đây, đại dịch COVID-19 càng khiến cuộc khủng hoảng thất nghiệp trở nên tồi tệ hơn.

Một số người đã rao bán những viên đá lạ, với mức giá khởi điểm từ 100 rand (167.000 đồng) đến 300 rand (500.000 đồng).

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.