Chuyển đổi số - “Cửa sáng” giúp doanh nghiệp vận tải thoát khó

Hình minh họa.
Hình minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đại dịch COVID-19 đang khiến các doanh nghiệp vận tải lao đao do đứt gãy kết nối, doanh thu giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây cũng là thời cơ vàng để họ ứng dụng công nghệ, tìm đường thoát hiểm.

Vì sao ít doanh nghiệp chuyển đổi số thành công?

Chuyển đổi số của doanh nghiệp (DN) vận tải không còn là xu thế mà trở thành vấn đề sống còn của DN vận tải trong tương lai. Chuyển đổi số là dữ liệu được số hóa, giúp DN vận tải dự báo được số lượng khách, xây dựng thương hiệu bền vững. Chuyển đổi số cũng giúp DN có được dữ liệu khách hàng. Doanh nghiệp có đầy đủ thông tin hành khách sẽ tạo ra các chương trình khuyến mại, thúc đẩy khách hàng thân thiết tiếp tục sử dụng dịch vụ. Nếu muốn tồn tại, DN phải trang bị cho mình nền tảng công nghệ để tham gia vào chuyển đổi số, tiết kiệm chi phí quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút thêm nguồn lực khách hàng.

Theo chia sẻ từ một DN vận tải thành công khi ứng dụng công nghệ chuyển đổi số, việc chuyển đổi số đã giúp khách hàng của họ dễ tiếp cận hơn với dịch vụ. Trong khi những công việc quản lý thủ công bằng sổ sách, giấy tờ, chốt “phơ lệnh” trước đây dễ dẫn đến thất thoát doanh thu thì nay đã được loại bỏ sau khi áp dụng phần mềm điều hành.

Tuy nhiên, chỉ ít DN chuyển đổi số thành công, còn đa phần các DN vận tải đang gặp vô vàn khó khăn. Đại dịch COVID-19 đang gây áp lực lớn lên các dịch vụ vận tải, nhất là với vận tải khi doanh thu gần đây giảm khoảng 80%. Các hoạt động giãn cách, cách ly xã hội khiến chuỗi cung ứng vận tải bị đứt gãy. Hiện, có đến khoảng 75% DN vận tải quy mô nhỏ lẻ, chỉ có một vài xe, thậm chí chủ xe kiêm luôn lái xe, làm ăn chụp giật. Doanh thu giảm khiến nhiều DN phải dừng hoạt động khi xảy ra dịch bệnh.

Vận tải hàng hóa cũng không sáng sủa hơn. Ông Lê Văn Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng - cho hay, phần lớn các DN có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) chưa cao. Quá trình chuyển đổi số, đầu tư mô hình tự động hóa có chi phí hàng tỷ đồng. Mức chi phí này là khá cao đối với những DN có quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam. Nguồn lực tài chính dành cho đầu tư quản trị kỹ thuật số trở thành một trong những bài toán khó giải đối với DN nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức tài chính.

Việc các doanh nghiệp vận tải không áp dụng được KHCN cao cũng khiến các DN vận tải phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối, trong đó có việc tranh giành khách trên đường.

Các giải pháp nào?

Đề cập đến các giải pháp hỗ trợ DN vận tải chuyển đổi số, ông Lê Thanh Tùng - Giám đốc Trung tâm CNTT, Bộ GTVT - cho hay, Bộ GTVT sẽ phát triển đội ngũ tư vấn chia sẻ kinh nghiệm cho DN vận tải vừa và nhỏ.

“Chính sách hỗ trợ mô hình kinh doanh vận tải truyền thống sang phương thức kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số, phát triển các mô hình kinh tế chia sẻ, không sử dụng tiền mặt trong giao thông và ứng dụng công nghệ tiền mã hóa (blockchain) trong các giao dịch kinh tế vận tải cũng sẽ được triển khai”, ông Tùng cho hay.

Trong vận tải hàng hóa, ông Tùng cho biết, trên cơ sở số hóa thông tin và vận hành theo mô hình kinh tế số, Bộ GTVT sẽ xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ logistics kết nối các kho bãi, bến cảng, DN vận tải để giảm giá thành chi phí. Xây dựng các nền tảng số, các sàn giao dịch vận tải kết nối giữa chủ hàng, nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa, giúp chủ hàng tìm phương tiện và kho bãi tối ưu.

Ông Tùng cũng cho biết, Bộ GTVT sẽ rà soát, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho chuyển đổi số, thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số, sẵn sàng thử nghiệm và áp dụng cái mới trong ngành GTVT. Bên cạnh đó, sẽ có cơ chế, chính sách thúc đẩy chia sẻ, cung cấp dữ liệu mở và xây dựng các nền tảng cung cấp dịch vụ vận tải, logistics dưới hình thức giao dịch điện tử.

Đọc thêm

Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10

Quang cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban An toàn giao thông TP vừa chủ trì cuộc họp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam; các Sở, ngành chức năng và địa phương; cùng đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Công ty TNHH MTV Tasco Hải Phòng về bảo đảm trật tự ATGT trên tuyến đường sắt và các tuyến Quốc lộ (QL) 5, QL 10 đoạn qua TP Hải Phòng.

Lâm Đồng tăng cường quản lý hoạt động vận tải hành khách

Sở GTVT Lâm Đồng yêu cầu các tài xế xe khách chấp hành nghiêm quy định về tốc độ.

(PLVN) - Sở GTVT Lâm Đồng vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô khách thường xuyên kiểm tra thiết bị giám sát hành trình để kịp thời nhắc nhở các lái xe thực hiện nghiêm các quy định duy trì tình trạng hoạt động của thiết bị, không chạy quá tốc độ cho phép, tuân thủ thời gian làm việc đối với lái xe theo luật giao thông đường bộ.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục an toàn giao thông

Hiện trường một vụ tai nạn giao thông tại cao tốc Cam Lộ - La Sơn. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Ngày 12/3, lãnh đạo Ban Quản lý (BQL) dự án đường Hồ Chí Minh (đại diện chủ đầu tư cao tốc Cam Lộ - La Sơn) cho biết đang giao nhà thầu điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục an toàn giao thông bảo đảm khoa học, hiệu quả, phù hợp lưu lượng xe trên tuyến. Cục Đường bộ (Bộ GTVT), các đơn vị liên quan đã khảo sát hiện trường và thống nhất nội dung này dựa trên ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia. Việc điều chỉnh dự kiến hoàn thành cuối tháng 3.