Chụp đìa bắt cá - nét văn hóa đặc thù của nông dân Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chụp đìa bắt cá là một hoạt động rất thú vị, là phương thức đánh bắt sáng tạo của người dân Cà Mau. Đặc biệt trong đó là huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh, Thới Bình… nổi tiếng xưa nay vì nhiều cá đồng, nhất là mùa khô, ruộng đồng khô cạn nên các loài cá đồng tìm về những cái đìa (ao) để trú ngụ… mà không phải nơi đâu cũng có.

Về Cà Mau chụp đìa bắt cá

“Thợ đìa” dùng một tấm lưới rộng hơn miệng đìa bao phủ toàn bộ mặt nước, sau đó từ từ hạ giàn lưới chỉ (ni lông) xuống cách đáy ao khoảng 0,5 mét, rồi dùng những cây tre nhỏ hay cây sậy, bẻ gập đôi lại và ghim viền lưới vào thành đìa.

“Thợ đìa” dùng một tấm lưới rộng hơn miệng đìa bao phủ toàn bộ mặt nước, sau đó từ từ hạ giàn lưới chỉ (ni lông) xuống cách đáy ao khoảng 0,5 mét, rồi dùng những cây tre nhỏ hay cây sậy, bẻ gập đôi lại và ghim viền lưới vào thành đìa.

Theo đó, chụp đìa (đìa còn gọi cái ao, độ sâu của đìa từ 02 mét – 03 mét, ngang từ 05 mét – 07 mét, dài tùy thuộc vào đất lớn hay nhỏ,…), trước tiên “thợ đìa” dọn sạch cỏ rác trên mặt nước, rồi dùng một tấm lưới rộng hơn miệng đìa bao phủ toàn bộ mặt nước, sau đó từ từ hạ giàn lưới chỉ (ni lông) xuống cách đáy ao khoảng 0,5 mét, rồi dùng những cây tre nhỏ hay cây sậy, bẻ gập đôi lại và ghim viền lưới vào thành đìa.

Sau khi ghim viền lưới vào thành đìa xong, toàn bộ cá nằm dưới mặt lưới. Đặc biệt, đây là một trong những phương pháp thu hoạch cá đồng truyền thống và rất phổ biến của nông dân Cà Mau.

Sau thời gian ghim viền lưới vào thành đìa xong “thợ đìa”, trò chuyện hút thuốc,… khoảng hơn 120 phút, cá chui hết lên trên, nằm gọn trên mặt lưới, người ta bắt đầu ghim lưới lần thứ hai dày và sâu hơn để không cho cá chui ngược trở xuống.

Sau thời gian ghim viền lưới vào thành đìa xong “thợ đìa”, trò chuyện hút thuốc,… khoảng hơn 120 phút, cá chui hết lên trên, nằm gọn trên mặt lưới, người ta bắt đầu ghim lưới lần thứ hai dày và sâu hơn để không cho cá chui ngược trở xuống.

Sau thời gian ghim viền lưới vào thành đìa xong “thợ đìa”, trò chuyện hút thuốc,… khoảng hơn 120 phút, cá chui hết lên trên, nằm gọn trên mặt lưới, người ta bắt đầu ghim lưới lần thứ hai dày và sâu hơn để không cho cá chui ngược trở xuống. Tiếp đến là kéo hai viền lưới lên ghim lại trên bờ đìa, rồi kéo lưới gom cá về một đầu đìa dùng vợt để xúc cá lên.

Ông Trần Văn Lịch (60 tuổi, ngụ tại ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, cho biết: Vào khoảng tháng 12 âm lịch hàng năm hoặc trễ hơn là tháng Giêng, trước khi chụp đìa khoảng 01 ngày, đìa phải được rào kín các họng đìa để khi động cá không nhảy ra ngoài. Đồng thời, dọn sạch cỏ, rác, cây chà sạch sẽ để chuẩn bị xuống lưới, cũng chuẩn bị vài chiếc vợt để xúc cá khi kéo lưới lên, những chiếc thùng, thau to để phân loại cá, gọi thương lái đến để bán cá, sau đó gia đình thường chọn những con cá lóc, cá trê to nướng để gia đình đãi bà con hàng xóm buổi cơm. Cùng với đó, sau một ngày thu hoạch cá, rôm rả tiếng cười tiếng chặt lạch cạch mần cá trong không khí đầy vui tươi hứa hẹn một mùa vụ bội thu cho năm mới”.

Tiếp đến “thợ đìa” kéo hai viền lưới lên ghim lại trên bờ đìa, rồi kéo lưới gom cá đồng về một đầu đìa dùng vợt để xúc cá hoặc kéo cá lên.

Tiếp đến “thợ đìa” kéo hai viền lưới lên ghim lại trên bờ đìa, rồi kéo lưới gom cá đồng về một đầu đìa dùng vợt để xúc cá hoặc kéo cá lên.

Đặc biệt, vùng đất Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình… được xem là nơi trù phú, thiên nhiên ban tặng nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao. Thời khai hoang mở đất, cư dân tứ xứ đến đây sinh sống chủ yếu bằng nghề khai thác cá đồng. Đặc biệt, người dân thu hoạch cá bằng nhiều cách như tát đìa, mò cá,... nhưng chụp đìa được xem là cách sáng tạo và độc đáo nhất.

Ông Phan Văn Thuận (58 tuổi, ngụ xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) chia sẻ: “Nghề chụp đìa đối với tôi không phải là nghề thu nhập chính mà do gia đình có lưới chụp đìa, có chút kinh nghiệm, chủ yếu là chụp đìa cho bà con gần gũi theo lối người dân Nam Bộ hay gọi (mần dần công) cho nhau, cứ đến vụ mùa thu hoạch cá đồng thì đem lưới đi chụp đìa, đến ngày nhà tôi chụp đìa thì bà con đến tiếp công lại, có chỗ người dân thu hoạch trúng mùa đìa thì được “bo” 200 đến 300 ngàn đồng.

Đủ loại cá đồng được thu hoạch nằm trong chiếc xuồng.

Đủ loại cá đồng được thu hoạch nằm trong chiếc xuồng.

Hiện nay, giá cá đồng đang ổn định, cụ thể cá lóc loại 1 (loại từ 300g/con trở lên), cân tại nhà dân giá tới 90.000 – 100.000 đồng/kg, cá trê 70.000 – 80.000 đồng/kg, cá rô trung bình vào khoảng 40 – 50.000 đồng/kg. Nhờ được người tiêu dùng ưa chuộng và giá cả đầu ra ổn định nên người dân có thêm một khoản thu nhập khá lớn từ nguồn lợi cá đồng.

Đặc biệt, thông qua chụp đìa bắt cá nhằm giúp du khách phương xa đến vùng đất Cà Mau tham quan trải nghiệm và khám phá những sản vật phong phú đa dạng về tiềm năng và lợi thế của huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình… trong phát triển kinh tế – xã hội của địa phương./.

Tin cùng chuyên mục

Trong nghệ thuật tuồng, mặt nạ là điểm nhấn độc đáo tạo nên phần hồn của vở diễn.

'Ngàn xưa âm vọng' tôn vinh di sản tuồng Huế

(PLVN) - “Ngàn xưa âm vọng” là một sự kiện nghệ thuật tôn vinh di sản tuồng Huế trong dịp Festival Huế, tạo ra một lễ hội đường phố vui tươi, có khả năng thu hút du khách và người dân. Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức thực hiện với sự kết hợp giữa các yếu tố nghi lễ, quảng diễn (biểu diễn ở không gian rộng, đường phố) với trình diễn sân khấu, để lại nhiều ấn tượng cho người xem.

Đọc thêm

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.