Kết hợp lúa tôm nông dân Cà Mau thu lãi gần 200 triệu đồng/năm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong những năm vừa qua, nhờ có hệ thống cống kép kín tiểu vùng trên địa bàn xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) nên các hộ gia đình ở đây áp dụng mô hình một vụ lúa trên đất nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là một vụ lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh vào thời điểm nước ngọt và một vụ thả tôm sú vào vụ mùa nước mặn. Đặc biệt, có những hộ cho thu nhập nhập gần 200 triệu đồng/ha/năm.

Phát huy lợi thế kinh tế tập thể

Mô hình lúa - tôm (Một vụ lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh và tôm sú) tại xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Mô hình lúa - tôm (Một vụ lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh và tôm sú) tại xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Ông Mai Văn Quốc - Giám đốc HTX Dịch vụ, Nông nghiệp và Thủy sản Quyết Tiến - ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, canh tác lúa – tôm trên diện tích 1,3 ha và mang lại lợi nhuận cao liên tục trong 10 năm gần đây. Điều đặc biệt là trên diện tích đất canh tác của ông chỉ sử dụng tôm giống, lúa giống do chính ông ươm, trồng, đồng thời cung ứng cho những hộ gia đình xung quanh có nhu cầu mua lại.

Theo ông Quốc chia sẻ kinh nghiệm, trồng lúa trên đất nuôi tôm quan trọng nhất là khâu rửa mặn phải đúng quy trình kỹ thuật khoa học, phải tiến hành rửa mặn cho đất thật kỹ, đạt được độ ngọt thì sản xuất lúa mới cho năng suất cao, từ thế hệ trước lưu truyền cho thế hệ sau (nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống) vẫn được áp dụng đến nay trong bà con nông dân sản xuất lúa nước, bước đầu tiên là khâu chuẩn bị đất từ khâu rửa mặn được đảm bảo đến khâu cày xới đất cho đến khâu chuẩn bị giống, phải chuẩn bị giống khỏe hạt mẩy phát triển nảy mầm đều và tốt.

Đồng thời, việc gieo sạ bao nhiêu kg giống cũng là yếu tố rất quan trọng, thông thường chỉ nên gieo sạ khoảng 90 kg giống/hecta vì nếu gieo sạ dày lúa dễ bị nhiễm bệnh và dễ bị đỗ ngã không đạt năng suất, nên việc gieo sạ thưa lúa phát triển tốt, ít bị nhiễm bệnh, ít bị đổ ngã, cho năng suất cao, hạt lúa đẹp mẩy sáng chắc sẽ được giá cao hơn rất nhiều.

Mô hình vèo con tôm càng xanh tôm giống của HTX Quyết Tiến, thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Mô hình vèo con tôm càng xanh tôm giống của HTX Quyết Tiến, thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Với cách làm trên, mỗi năm, ông Quốc cho thu nhập từ 2 vụ tôm, trong đó có 1 vụ tôm càng xanh và 1 vụ tôm sú cùng với trồng lúa kết hợp cho thu nhập trung bình 150 triệu đồng. Riêng việc sản xuất lúa giống của ông trên diện tích khoảng 5.000m2 cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/vụ. Ngoài ra, ông Quốc còn trồng vụ dưa hấu bán Tết cho thu nhập gần 20 triệu đồng/vụ.

“Trong nhiều năm rồi thì tôi áp dụng mô hình lúa - tôm. Ở mùa mặn thì nuôi tôm sú, mùa ngọt trước khi sạ lúa thì thả tôm càng xanh. Thông thường thì thả tôm vào khoảng tháng 5 hàng năm đến 2 tháng sau thì sạ lúa vì chu kỳ thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây lúa từ 100 đến 120 ngày là thu hoạch lúa.

Đồng thời, tranh thủ tôm càng xanh lớn và thu hoạch kịp dịp Tết Nguyên đán sẽ có giá thành cao hơn bình thường. Đã gần 10 năm trôi qua, tôi thấy mô hình lúa - tôm mang đến hiệu quả kinh tế cao. Tôi mong muốn được mở nhiều hơn các lớp tập huấn cho bà con về quy trình rửa mặn, khâu sạ lúa, chăm sóc lúa khi có biến đổi thời tiết, song song đó áp dụng khoa học phù hợp hơn để bảo vệ trà lúa tốt hơn cho năng suất cao hơn, ổn định và phát triển lâu dài hơn” - ông Quốc chia sẻ thêm.

Thu hoạch tôm càng xanh của HTX Quyết Tiến, thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Thu hoạch tôm càng xanh của HTX Quyết Tiến, thuộc ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

Từ những hộ gia đình sản xuất lúa – tôm, tháng 6/2016 Hợp tác xã Dịch vụ, Nông nghiệp và Thủy sản Quyết Tiến được thành lập với 18 xã viên, sản xuất trên diện tích 32 ha, với vốn điều lệ 200 triệu đồng và hoạt động theo đúng Luật Hợp tác xã năm 2012. Ngoài việc tạo thu nhập cho xã viên trung bình từ 100 – 150 triệu đồng/người/năm, mỗi năm hợp tác xã tạo lợi nhuận sản xuất khoảng 120 triệu đồng/năm.

Hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt bước đầu phát huy hiệu quả

Các quy trình nuôi trồng lúa – tôm của hợp tác xã đều tuân thủ theo lịch thời vụ của ngành chuyên môn hướng dẫn. Đặc biệt là trong thời gian gần đây hệ thống cống tiểu vùng được khép kín đã tạo điều kiện cho người dân trồng 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm thuận lợi hơn.

Cán bộ sản xuất kỹ thuật cơ sở ra thăm chia sẻ kinh nghiệm quy trình kỹ thuật chăm sóc lúa tại HTX Quyết Tiến.

Cán bộ sản xuất kỹ thuật cơ sở ra thăm chia sẻ kinh nghiệm quy trình kỹ thuật chăm sóc lúa tại HTX Quyết Tiến.

Kỹ sư Lưu Anh Pháp – Cán bộ sản xuất kỹ thuật cơ sở, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau, cho biết: “Cống khép kín tiểu vùng trên địa bàn mang lại hiệu quả cho bà con nông dân về khâu bờ bao kiên cố được đảm bảo khi triều cường dâng lên chống tràn tốt không bị nhiễm mặn, đây là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân tăng lên đáng kể”.

Được biết, các xã viên nuôi tôm càng xanh mang đến hiệu quả khá cao bình quân khoảng 200 đến 300kg/hecta, giá tôm tương đối cao dao động từ 150 - 180 ngàn đồng/1kg, qua rà soát thì các hộ xã viên tiêu biểu có thu nhập tương đối khá cao từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng. Các xã viên còn lại thu nhập bình quân từ 100 đến 120 triệu đồng tùy theo diện tích sản xuất. Mặt khác, UBND xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước) đã chỉ đạo, triển khai vụ lúa trên đất nuôi tôm, cho các xã viên trên địa bàn xã được trên 200 hecta.

Hệ thống cống tiểu vùng Nam Cà Mau có 15 cái cống được khép kín, vận hành từ năm 2022 bước đầu phát huy hiệu quả.

Hệ thống cống tiểu vùng Nam Cà Mau có 15 cái cống được khép kín, vận hành từ năm 2022 bước đầu phát huy hiệu quả.

Ông Nguyễn Minh Khuôl – Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, cho biết: “Xã cũng đã thành lập Tổ Khuyến nông cộng đồng, thường xuyên phối hợp liên kết mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật khoa học để áp dụng sản xuất cho tất cả xã viên. Hệ thống cống tiểu vùng Nam Cà Mau có 15 cái cống được khép kín, vận hành từ năm 2022, song song với việc bờ bao vuông được đảm bảo kiên cố an toàn giúp năng suất lúa của người dân tăng đáng kể, trung bình từ 4 đến 5 tấn/hecta. Giúp đời sống của người dân khởi sắc khá giả, từng bước tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững”.

Qua quy trình sản xuất lúa – tôm mang lại hiệu quả tại xã Thạnh Phú (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) là điều kiện khá vững chắc cho người dân mở rộng gia tăng sản xuất, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm, huy động vốn tiến tới thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã tại đây. Cùng với đó, chuỗi sản xuất trên địa bàn xã ngày càng rộng rãi, tạo sự đồng loạt trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định. Thực tế, địa phương đã huy động vốn đóng góp từ nhân dân 5,5 tỷ đồng, qua đó thành lập 2 hợp tác xã, 9 tổ hợp tác, với hàng trăm thành viên tham gia./.

Đọc thêm

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm
(PLVN) - Quá trình triển khai Chỉ thị về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học yêu cầu “thưởng - phạt” phải công bằng. Cán bộ, đảng viên có thành tích thì khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm, còn người vi phạm tuỳ vào tính chất mà xử lý.

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa
(PLVN) - Ông Võ Tấn Đức , Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Sân bay Biên Hòa, đồng thời làm việc với đơn vị liên quan để tiếp nhận hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trình tỉnh gửi Cục Hàng không theo quy định.

Thừa Thiên Huế: Thường xuyên, quyết liệt, không có ngoại lệ trong xử lý xe quá khổ, quá tải

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế quyết liệt xử lý xe quá khổ, quá tải.
(PLVN) - Đang là “mùa xây dựng”, nhiều công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai khiến nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao, dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ đó, Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm với tinh thần “kiểm tra thường xuyên, xử lý quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.