Chương trình phổ thông tổng thể - lo “vỡ trận”?

Học sinh liệu có khó khăn hơn khi học chương trình mới không hề được giảm tải? (Ảnh minh họa)
Học sinh liệu có khó khăn hơn khi học chương trình mới không hề được giảm tải? (Ảnh minh họa)
(PLO) - Bộ GD-ĐT mới công bố Dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể. Tổng chủ biên, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, việc giảm số môn học, không quy định cứng thời gian từng môn, việc dạy ngoại ngữ có thể bắt đầu từ lớp 1, lớp 10 học sinh được định hướng nghề nghiệp... là những điểm mới của dự thảo chương trình phổ thông tổng thể. Bộ GD-ĐT lấy ý kiến góp ý về chương trình từ nay cho đến ngày 29/4/2017.

Không hề giảm tải?

Ngay sau khi Dự thảo được công bố, đã có nhiều lo ngại rằng, năm 2018 chương trình mới này được thực hiện mà hiện thầy cô vẫn chưa hình dung được sẽ dạy ra sao khi hiện chưa nhìn thấy sách. Chưa hiểu được sẽ chuẩn bị bài giảng ra sao? Và nữa, SGK chương trình có  quá tham vọng không khi ôm đồm quá nhiều môn học khi mà người làm chương trình kì vọng giảm tải? Đó là điều không đơn giản…

Thầy Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng cho hay, “khi đọc xong tôi cũng khá băn khoăn và lo lắng. Phương châm của chương trình lần này là giảm tải một cách tối đa cho học sinh nhưng khi đọc kỹ mới thấy việc tích hợp các môn học đang gây khá nhiều khó khăn cho cả học sinh và giáo viên.

Dự kiến năm học 2018 sẽ đưa chương trình GDPT tổng thể vào dạy tại các trường nhưng cho đến giờ sách vẫn chưa hoàn thiện. Đó là chưa kể việc tập huấn cho giáo viên sẽ thế nào? Liệu chúng ta có đảm bảo được đúng tiến độ? Tôi nghĩ, cái khó nhất của chương trình khi đi vào thực tiễn là liệu cơ sở vật chất của chúng ta có đáp ứng không nhất là ở những vùng kinh tế còn khó khăn”.

GS Ngô Việt Trung - Viện Toán học Việt Nam thì cho rằng chương trình GDPT tổng thể này đang đặt ra quá tham vọng, mang tính chất khẩu hiệu và rất khó có thể thực hiện. Nhất là chương trình dành cho bậc tiểu học, số lượng môn học không hề giảm tải so với chương trình cũ mà thay vào đó là những môn như Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, tìm hiểu xã hội, tìm hiểu tự nhiên,  tìm hiểu công nghệ, hoạt động trải nghiệm sáng tạo… là quá nhiều trong khi yêu cầu của bậc tiểu học là học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản nhất.

Trong những băn khoăn của bà Phan Thị Luyến, Hiệu trưởng THPT Thực nghiệm, HN thì điều băn khoăn lớn nhất là việc cho phép học sinh lựa chọn môn học sẽ gây khó khăn cho các trường trong việc chuẩn bị nhân sự khi chương trình đi vào thực tế. Bởi vì, mỗi năm học sinh sẽ đăng ký khác nhau. Năm nay học sinh sẽ đăng ký nhiều môn Sử - Địa nhưng năm sau đăng ký nhiều Lý-Hóa-Sinh. Vậy năm trước vừa tuyển thêm giáo viên các môn Sử - Địa, đến năm sau học sinh không đăng ký nữa thì trường sẽ phải xử trí ra sao?

Môn tự chọn- gây khó cho nhà trường?

Theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông mới được Bộ GD-ĐT đưa có quá nhiều môn học bắt buộc với học sinh và trải nghiệm sáng tạo không phải là một môn học riêng rẽ. Đóng góp ý kiến cho Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến cho rằng ông không rõ Dự thảo dựa trên cơ sở nào để đưa các môn học bắt buộc bao gồm giáo dục quốc phòng và an ninh, giáo dục thể chất và hoạt động sáng tạo.

“Theo tôi, giáo dục quốc phòng và an ninh tuy rất quan trọng nhưng nên tập trung thực hiện trong phạm vi nghĩa vụ quân sự, như vậy hiệu quả, chất lượng hơn. Giáo dục thể chất cũng như giáo dục nghệ thuật nên giành cho các hoạt động CLB phù hợp với sở thích và năng khiếu từng cá nhân” - TSKH Tiến nêu ý kiến.

Mặt khác, theo GS. Ngô Việt Trung hiện đang có một quan niệm sai lầm về chương trình SGK hiện nay. Giáo dục phổ thông là lĩnh vực ít thay đổi trên toàn thế giới. Vì những kiến thức cần dạy cho học sinh là kiến thức sơ đẳng nhất, cơ bản nhất, phục vụ cho việc hiểu thế giới chứ không phải chạy theo thế giới. Trong khi chúng ta liên tục thay đổi SGK, liên tục thay đổi chương trình. Nên chăng có thể nhập khẩu chương trình, SGK của các nước hay không?

Về dạy hai ngoại ngữ, nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại - Hiệu trưởng trường THPT WellSpring (Hà Nội) bày tỏ,  ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, ngoài những môn học bắt buộc (trong đó có tiếng Anh) thì ngay từ lớp 10, học sinh có thể chọn ngoại ngữ 2 là môn tự chọn. Thực tế thì các trường THPT chưa đáp ứng được việc giảng dạy nhiều ngoại ngữ.

Do nhiều trường chưa có đủ đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường học đáp ứng được việc dạy và học ngoại ngữ này.Hiện nay, một số trường THPT có dạy thêm ngoại ngữ 2, học sinh lựa chọn rất ít. Do đó, để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới, các trường phải có sự rà soát, thống kê xem ngoại ngữ 2 nào được học sinh lựa chọn nhiều để sắp xếp giáo viên giảng dạy, cơ sở vật chất tương ứng.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục 'thúc' sớm công bố tiêu chí xét tuyển lớp 6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ GD&ĐT yêu cầu khẩn trương xây dựng và công bố nguyên tắc, tiêu chí xét tuyển vào lớp 6 THCS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để học sinh, cha mẹ học sinh, giáo viên và các nhà trường hiểu rõ, chủ động trong công tác tuyển sinh.

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...