Nhiều băn khoăn chương trình phổ thông mới

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được Bộ GD-ĐT công bố với những ưu việt về diện mạo học sinh phổ thông mới. Tuy nhiên, điều khiến dư luận băn khoăn là điều kiện của giáo dục hiện nay có khả thi để phát huy những yêu cầu đổi mới của chương trình?

 Lo ngại đầu tiên phải kể đến đội ngũ giáo viên. Việc làm sao để đào tạo mới, đào tạo lại hàng triệu giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu liên môn, tích hợp, phân hóa, đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình mới đang cần Bộ GD-ĐT làm rõ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, dự thảo chương trình giáo dục phổ thông đã đưa ra những điều kiện tối thiểu về giáo viên và cán bộ quản lý để thực hiện được chương trình mới. Hiện nay, Bộ đang triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với lộ trình áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới. Bộ đang yêu cầu rà soát và xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông phù hợp yêu cầu của chương trình mới; đổi mới chương trình đào tạo của các trường sư phạm theo hướng mở, linh hoạt, cập nhật.

Một băn khoăn nữa khi thực hiện chương trình mới, về vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có được rà soát để bổ sung phù hợp với chương trình mới hay không? Trong trường hợp không đủ điều kiện có được triển khai chương trình mới hay không? Xung quanh vấn đề này, GS. Thuyết - Trưởng ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, Ban soạn thảo chương trình đã lường trước vấn đề này và đã đề nghị, trong thời gian chuẩn bị chương trình mới, Bộ GD-ĐT làm việc với từng địa phương để thúc đẩy công tác chuẩn bị triển khai chương trình mới. Trong đó, tập trung khắc phục vấn đề thiết bị dạy học “đắp chiếu” do chất lượng kém, không có người hoặc không quan tâm tới việc sử dụng thiết bị dạy học, bổ sung cơ sở vật chất, đảm bảo các điều kiện tối thiểu để áp dụng chương trình mới. 

“Ban soạn thảo chương trình đang làm hết khả năng để tháng 9/2017 sẽ ban hành chương trình tổng thể và toàn bộ các môn học. Ngoài ra, trong quá trình biên soạn chương trình thì đều triển khai dạy thử nghiệm nội dung mới. Đây là cơ sở để bộ phận biên soạn sách giáo khoa hoàn thiện để có bộ sách giáo khoa mới đáp ứng đúng tiến độ” - GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.

Trước câu hỏi, hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc... trong đó có các môn học tích hợp. Vậy liệu đội ngũ giáo viên của chúng ta có đáp ứng được việc giảng dạy môn học tích hợp trong chương trình mới? GS Thuyết cho rằng, trước mắt, giáo viên của môn nào vẫn dạy những nội dung của môn đó, còn những giáo viên đã được bồi dưỡng, tập huấn tốt có thể đảm nhiệm toàn bộ môn tích hợp và đảm nhiệm những chuyên đề tích hợp.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.