Chương trình giám sát cá da trơn: Việt Nam có thể khởi kiện Mỹ ra WTO?

Năm 2016, đường xuất khẩu cá da trơn được dự báo sẽ rất “trơn”
Năm 2016, đường xuất khẩu cá da trơn được dự báo sẽ rất “trơn”
(PLO) - Các quy định thanh tra cá da trơn của Mỹ mới ban hành có thể coi là rào cản thương mại nhằm hạn chế xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam vào thị trường nước này, vi phạm các quy định của WTO và các cam kết trong Hiệp định TPP. Việt Nam có thể xem xét khả năng khởi kiện Mỹ ra WTO, tuy nhiên đây sẽ là phương án cuối cùng.

18 tháng: quá gấp!

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, Đoàn công tác liên bộ do Thứ trưởng Bộ này - ông Vũ Văn Tám làm Trưởng đoàn vừa sang Mỹ để làm việc với Bộ Nông nghiệp (USDA), Cơ quan đại diện thương mại (USTR), cố vấn cấp cao của các nghị sỹ thuộc Thượng viện và Hạ viện, các tổ chức và cá nhân liên quan của Mỹ; đồng thời lập nhóm kỹ thuật để thảo luận chi tiết và làm rõ những vấn đề còn khác biệt trong cách hiểu, áp dụng và công tác chuẩn bị của Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu mới trong Bộ quy định cuối cùng để Mỹ cấp chứng nhận tương đương.

Phía Việt Nam bày tỏ quan điểm về việc áp dụng Bộ quy định cuối cùng có thể gây gián đoạn thương mại và làm ảnh hưởng tới đời sống và việc làm của hàng triệu nông dân, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu của Việt Nam,  các doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ, đồng thời có thể làm ảnh  hưởng tới quan hệ thương mại nông sản hai chiều giữa hai nước;

Đồng thời đề nghị Mỹ hỗ trợ kỹ thuật và tạo điều kiện để Việt Nam đáp ứng các yêu cầu do Bộ quy định cuối cùng đề ra và đề nghị kéo dài thời gian chuyển đổi vì điều kiện sản xuất và trình độ phát triển có sự khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ nên việc thực hiện Bộ quy định này với thời gian chuyển đổi 18 tháng là rất khó với Việt Nam, có thể gây gián đoạn thương mại cá tra, cá ba sa từ Việt Nam sang thị trường Mỹ với kim ngạch hiện tại trung bình khoảng 340 triệu USD/năm, làm ảnh hưởng tới hàng triệu nông dân nuôi cá và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trước đó, như PLVN đã thông tin, theo chương trình giám sát cá da trơn đối với cá tra từ Việt Nam mà phía Mỹ mới đưa ra, đến tháng 9/2017, nếu các nước không nộp danh sách doanh nghiệp xuất khẩu vào Mỹ và các chứng minh về chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia theo yêu cầu của Cục Thanh tra và An toàn thực phẩm Mỹ (FSIS) thì sẽ không được tiếp tục xuất khẩu.

Mặc dù phía bạn có nói những nước nộp đầy đủ hồ sơ  đúng hạn 18 tháng sẽ được tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ, tuy nhiên, từ trước tới nay việc xem xét cấp Tiêu chuẩn tương đồng cho các nước được phép xuất khẩu mặt hàng thịt, thịt lợn và thịt gia cầm vào Mỹ, FSIS phải mất ít nhất trung bình 8 năm xem xét. Nhưng với sản phẩm cá, thời gian chuyển đổi này lại quá ngắn - 18 tháng. 

Không lùi sẽ khởi kiện?

Phía Việt Nam cho rằng các quy định thanh tra cá da trơn của Mỹ mới ban hành không phù hợp với quy định của Codex về sản xuất và chế biến thủy sản, không cần thiết đối với sản phẩm cá tra, cá ba sa của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Mỹ gần 20 năm, được người tiêu dùng Mỹ tin tưởng và không có rủi ro về an toàn thực phẩm. 

“Đây có thể coi là rào cản thương mại nhằm hạn chế xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam vào thị trường Mỹ và vi phạm các quy định của WTO và các cam kết trong Hiệp định TPP. Nếu việc xuất khẩu cá tra, cá ba sa của Việt Nam sang thị trường Mỹ bị ảnh hưởng, Việt Nam có thể xem xét khả năng khởi kiện Mỹ ra WTO, tuy nhiên đây sẽ là phương án cuối cùng, Việt Nam vẫn mong muốn Mỹ xem xét và bãi bỏ việc thực thi Bộ quy định cuối cùng này”- thông báo của phía Việt Nam. 

Tại các cuộc làm việc, Bộ Nông nghiệp Mỹ cam kết không làm gián đoạn xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá basa của Việt Nam sang thị trường Mỹ và bày tỏ thiện chí mong muốn hai bên tăng cường hợp tác trong quá trình thực thi Bộ quy định. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ thảo luận về nội dung cụ thể của chương trình hỗ trợ kỹ thuật giúp Việt Nam sớm được công nhận tương đương với hệ thống giám sát cá tra của Mỹ để việc xuất khẩu cá tra, cá basa sang Mỹ không bị gián đoạn.

Để góp phần đả thông những khác biệt về quan điểm giữa hai bên, dự kiến trong tháng 4/2016 tới, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo quốc tế về chương trình thanh tra cá da trơn tại thành phố Hồ Chí Minh cho đại diện của 17 quốc gia hiện đang xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ bị ảnh hưởng bởi Bộ quy định này. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.