Chơi hoa chẳng khác nào “chơi” thuốc độc?

Việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất và trong nông nghiệp cũng làm tăng số lượng NLĐ tiếp xúc bị tổn thương gây nguy hiểm sức khỏe.
Việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất và trong nông nghiệp cũng làm tăng số lượng NLĐ tiếp xúc bị tổn thương gây nguy hiểm sức khỏe.
(PLO) - Là một người rất yêu hoa và trong khoản ngân sách chi tiêu gia đình thường xuyên có một khoản dành cho việc mua hoa cắm trang trí, nhưng mới đây chị Mai Thị Phương ở khu đô thị An Khánh, Hà Nội đã phải cân nhắc xem xét lại tình yêu đối với hoa của mình. 

“Tôi vừa cho con đi khám bác sĩ sau khi thấy cháu có hiện tượng mẩn ngứa và ho khan lâu dài. Bác sĩ cho biết cháu bị dị ứng với một loại hóa chất nào đó đang hiện hữu trong môi trường sống. Nghe bác sĩ nói tôi chợt nhớ có lần mua hoa ly về cắm, tôi vừa cho hoa vào lọ để lên bàn xong thấy đầu mình choáng váng, cảm giác nôn nao kéo dài cả ngày. Có lẽ là do hoa được phụ hóa chất tăng trưởng, kích thích nở to... Hoa bây giờ đẹp nhưng độc quá, chắc tôi phải hạn chế dần thú vui chơi hoa của mình” - chị Phương cho biết.

Thực ra điều mà chị Phương lo ngại không phải là không có thật bởi ai cũng biết một số vùng trồng hoa chuyên canh quanh Hà Nội là những nơi tiêu thụ thuốc trừ sâu số lượng lớn. Theo nhiều chuyên gia, với tần suất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay, người chơi hoa chẳng khác nào “chơi” thuốc độc.

Trước việc lạm dụng quá mức hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) cho hoa của các nhà vườn như hiện nay, TS. Nguyễn Thị Nhung, Viện Bảo vệ thực vật khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng trong việc cắm hoa tươi trong nhà như phòng ngủ, bàn ăn,… để tránh mùi hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ nên cắm hoa ở nơi thoáng mát, có cửa sổ, tránh tiếp xúc lâu với hoa bằng việc ăn, ngửi, làm đẹp hoặc trực tiếp dùng tay chuốt lá để hạn chế chất độc ngấm vào cơ thể.

Số liệu tính toán cho thấy, hàng năm, Việt Nam phải bỏ ra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu thuốc trừ sâu và cũng là quốc gia lạm dụng thuốc trừ sâu khá lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực cây ăn quả và trồng hoa. Theo số liệu của Viện Tài nguyên Môi trường quốc tế, khối lượng hoạt chất thuốc BVTV trên 1ha cây trồng/năm ở Việt Nam là 2kg, trong khi Thái Lan 1,8kg/ha, Bangladesh 1,1kg/ha, Senegal 0,2kg/ha. Gần như 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta có sử dụng thuốc trừ sâu và trung bình mỗi năm tiêu thụ từ 15.000- 25.000 tấn. 

Sức khỏe người lao động - đôi bên cùng bỏ ngỏ?

Có một thực tế ai cũng biết rằng, chính việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất và trong nông nghiệp đã làm tăng số lượng người lao động (NLĐ) tiếp xúc bị tổn thương gây nguy hiểm sức khỏe. Không ai còn ngỡ ngàng trước thông tin, người dân các vùng trồng hoa tỉ lệ mắc các bệnh nan y, ung thư chiếm rất cao và kéo theo đó là bi kịch về mất mát người thân, thiệt hại về học tập, kinh tế của mỗi gia đình. Và đây là một trong những vấn đề đau đầu của ngành LĐTBXH, Y tế trong vấn đề bảo vệ an toàn vệ sinh lao động cho NLĐ.

Theo bà Lương Mai Anh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, mặc dù trong năm 2017 có 24 tỉnh, thành thực hiện khám phát hiện được 30/34 loại bệnh nghề nghiệp, 295.443 trường hợp NLĐ tiếp xúc yếu tố có hại được khám bệnh nghề nghiệp và có 4 loại bệnh nghề nghiệp mới được tổ chức khám trong năm 2017 là bệnh bụi phổi Talc nghề nghiệp; bệnh nhiễm độc thủy ngân; bệnh giảm áp nghề nghiệp; bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp, nhưng “người sử dụng lao động chưa quan tâm đến việc đầu tư cho công tác chăm sóc sức khỏe NLĐ” vẫn là khẳng định chắc chắn.

Theo đó, hiện có tới trên 80% cơ sở lao động chưa thực hiện quan trắc môi trường lao động và chưa tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho NLĐ. Vì thế môi trường lao động chưa thực sự đảm bảo. Số các trường hợp phát hiện bị bệnh nghề nghiệp chưa có xu hướng giảm đặc biệt là bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra còn nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến nghề nghiệp cũng được phát hiện như cơ xương khớp, tim mạch, căng thẳng thần kinh, tâm lý. Việc gia tăng sử dụng hóa chất trong sản xuất và trong nông nghiệp cũng làm tăng số lượng NLĐ tiếp xúc bị tổn thương gây nguy hiểm sức khỏe.

Cũng theo bà Mai Anh, đáng lo ngại là vậy từ phía người sử dụng lao động, nhưng bản thân NLĐ hiện nay vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận quyền lợi được pháp luật bảo hộ về chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc, nặng tâm lý coi trọng việc làm, nên chưa biết bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình, nhất là lao động tại các cơ sở sản xuất nhỏ, tư nhân. Mặc dù Luật An toàn vệ sinh lao động  quy định lao động tự do, lao động gia đình, người làm nông, ngư nghiệp cũng được quyền làm việc trong môi trường an toàn và vệ sinh, nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về công tác vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho đối tượng lao động làm việc trong khu vực không có hợp đồng lao động (HĐLĐ). Trong khi lực lượng lao động không có HĐLĐ chiếm hơn 60% dân số lao động.

Vấn đề sức khỏe NLĐ cùng bị đôi bên bỏ ngỏ như vậy, nhưng các chế tài thanh tra, xử phạt có nhiều nội dung về vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động cũng chưa được quy định. Theo bà Mai Anh, mức xử phạt hành chính chính đối với các vi phạm về vệ sinh lao động quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động còn thấp hơn nhiều so với kinh phí mà người sử dụng lao động phải bỏ ra để thực hiện công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Và cũng thấp hơn nhiều so với mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thế nên tâm lý phổ biến của người sử dụng lao động sẽ là không chấp hành, chấp nhận bị xử phạt vì ít tốn tiền hơn. Bên cạnh đó, các quy định về xử phạt theo từng mức độ tuân thủ của cơ sở lao động là chưa cụ thể, nên người sử dụng lao động lợi dụng kẽ hở đó để đối phó, bất chấp vi phạm và sẵn sàng chi trả khi bị thanh, kiểm tra.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.