Chợ Hà Nội và 2 thách thức

Khu buôn bán tại tầng hầm Chợ Mơ.
Khu buôn bán tại tầng hầm Chợ Mơ.
(PLVN) - Năm 2012, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 4641/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch phát triển Văn hóa thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó chú trọng đến việc xây mới, cải tạo hệ thống chợ hiện có trên địa bàn Thủ đô. Ngoài quy hoạch bất cập của quy hoạch, điều “xung đột” nhất là “văn hóa đi chợ” của cư dân Hà Nội.

Năm 2012, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 4641/QĐ-UBND Phê duyệt Quy hoạch phát triển Văn hóa thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó chú trọng đến việc xây mới, cải tạo hệ thống chợ hiện có trên địa bàn Thủ đô. Ngoài quy hoạch bất cập của quy hoạch, điều “xung đột” nhất là “văn hóa đi chợ” của cư dân Hà Nội.

Chợ cóc tràn lan thách thức chợ truyền thống

Đến Hà Nội, ai cũng dễ nhận ra chợ cóc, chợ tạm mọc tràn lan. Những khu chợ này không chỉ gây mất mĩ quan đô thị, an toàn giao thông mà còn tiềm ấn nhiều nguy cơ đối với người dân và thực sự “thách thức” chợ truyền thống (CTT).

Hà Nội, cũng như nhiều đô thị lớn, hàng năm đều rất mệt mỏi mở các đợt triển khai cao điểm lập lại trật tự trật tự đô thị, trong đó có “dẹp chợ”. Có “cao điểm” thì tạm lắng, hết đợt đâu lại vào đó, giống “đá ném ao bèo”. Nhiều con đường ngay trong nội đô tấp nập người mua bán các loại mặt hàng phục vụ đời sống của người dân. Những phản thịt, những hàng hoa quả, hàng rau… thi nhau bày tràn lan ra vỉa hè, lòng đường nhiều nơi. Gần như chỗ nào người ta cũng có thể bán hàng, chỗ nào cũng có thể dừng xe lại để mua.

Điều đáng nói, nhiều con đường luôn được xem là “điểm đen” về un tắc giao thông, nhưng không ít nơi ngang nhiên căng bạt “họp chợ” khiến cho giao thông đi lại của người dân thêm phần khó khăn, nguy hiểm. Trong quá trình mua bán, các phế phẩm từ việc giết mổ cá, gia cầm được người bán vứt bỏ bừa bãi ngay trên vỉa hè hoặc sát lề đường khiến khu vực này trở nên nhếch nhác, mất vệ sinh.

 Đến nay, trên địa bàn Hà Nội vẫn còn tồn tại hàng trăm chợ tạm, chợ cóc. Điều đáng lo ngại là loại hình chợ này ngày càng có chiều hướng gia tăng và xuất hiện ở nhiều nơi. Do không hoạt động dưới sự kiểm soát của cơ quan chức năng nên giá cả ở các khu chợ tự phát không ổn định, mất vệ sinh an toàn thực phẩm không còn là nguy cơ.

Vì sao, cư dân Hà Nội chấp nhận chợ cóc, chợ tạm? Điều này xuất phát từ “văn hóa đi chợ” của cư dân. Họ luôn lấy “chữ tiện” làm đầu, ngồi trên xe sà vào lề đường là mua bán và người bán hàng chủ yếu là cư dân ven đô thì luôn “di động”. “Văn hóa” bừa bãi này tạo ra “xung đột” lớn đối với các nỗ lực quy hoạch, sắp xếp lại chợ theo hướng hiện đại.

PGS. TS Tô Thị Minh Thông, Ủy viên Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam từng nhận định: “Đại bộ phận các bà nội trợ vẫn thích mua ở chợ. Người mua sắm tại siêu thị lại là người trẻ và thu nhập khá. Chúng tôi dự báo mạng lưới chợ truyền thống vẫn tồn tại lâu dài với người dân Hà Nội”. Tất nhiên, chợ truyền thống đang nói ở đây mang “bản sắc Việt” chứ không phải chợ cóc, chợ tạm trên các hè đường, ngõ, phố.

Sự thất bại của một “hội chứng” 

Hà Nội đã từng có nhiều nỗ lực “cải tạo” chợ truyền thống. Do Hà Nội không có tiền nên giải pháp là cho các đại gia nhảy vào, bởi CTT vốn ở các khu vực “đất đẹp”. Từ năm 2010 chợ Hàng Da, Cửa Nam, chợ Hôm – Đức Viên; năm 2014 chợ Mơ đã biến thành TTTM đa năng (chợ truyền thống, văn phòng, căn hộ, siêu thị...). 

Câu chuyện CTT thành TTTM không phải là chuyện mới. Tuy nhiên vẫn là tư duy chủ quan thay đổi để rồi nhận ra là nó không phù hợp với thị trường. Với những tiểu thương buôn bán ở chợ, nếu chuyển đổi rồi đưa họ xuống tầng hầm để kinh doanh kiểu TTTM chợ Mơ, là áp đặt chủ quan. 

Dường như những nhà quản lý luôn “mắc bẫy” các nhà đầu tư. Họ kiên quyết nhảy vào, nói là xây TTTM, kinh doanh được không họ ít quan tâm, mấu chốt là được sở hữu miếng đất ấy đã, về sau tính làm chuyện khác. Mục đích của họ là đất, được che đậy sau các vỏ bọc vì mỹ quan, văn minh đô thị trong việc cải tạo CTT.

Câu chuyện chuyển đổi CTT thành TTTM còn phụ thuộc vào từng khu vực cụ thể. Thực tế là có nơi cần thiết phải chuyển đổi, có nơi không chuyển được, đánh tiếc nhà quản lý luôn đánh đồng và áp đặt.

Hà Nội từng có tham vọng xây dựng lại tất cả các CTT thành TTTM theo kiểu “2 trong 1”. Điển hình cho “thất bại” là xây dựng chợ Hàng Da và chợ Cửa Nam thành TTTM cao tầng. Khii xây xong, người dân không hề mặn mà còn tiểu thương thì rơi vào cảnh ế ẩm kéo dài. Rất nhiều hộ kinh doanh đã buộc phải dừng buôn bán vì không còn khách. 

“Gia đình tôi kinh doanh tại chợ Hàng Da tính đến nay đã gần 30 năm, nhưng phải nói thẳng, hiện nay việc buôn bán chỉ bằng 20% so với thời điểm trước khi xây chợ. Đây từng là nơi buôn bán tấp nập đứng thứ nhì quận Hoàn Kiếm, chỉ sau chợ Đồng Xuân, nhưng kể từ khi xây dựng thành TTTM thì số lượng khách suy giảm nghiêm trọng”, một tiểu thương ki ốt thực phẩm chợ Hàng Da than phiền.

Chính TTTM chợ Mơ đã học tập được kinh nghiệm “thất bại” của nhiều TTTM nên dành tầng bán hầm để duy trì CTT nhưng ế ẩm vẫn là ế ẩm, 1.129 ki ốt đăng ký kinh doanh, chiếm 60% tầng hầm dùng làm CTT có hoạt động nhưng suy giảm về doanh thu. Điều này giải thích vì sao, đã từng có dự án xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở theo mô hình TTTM hiện đại kết hợp CTT và bị bà con tiểu thương phản ứng rất dữ dội. 

Quan điểm của các hộ kinh doanh ở các CTT đều cho rằng, chợ phải đúng nghĩa là chợ chứ không thể kết hợp theo kiểu “2 trong 1” vì đơn giản là chợ sẽ không thể cạnh trang được với TTTM. Đấy là chưa nói đến nạn chợ cóc tràn lan không thể được kiểm soát.

“Văn hóa đi chợ”, thu nhập của phần đông người dân Hà Nội chưa tương thích với TTTM. Mô hình nào thì chưa ai nghĩ ra?

Tin cùng chuyên mục

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Sai phạm kéo dài trong tổ chức thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(PLVN) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa công bố Kết luận thanh tra (KLTT) về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công (CCDVC) cho người dân và DN tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), giai đoạn 15/6/2021 - 30/11/2023.

Đọc thêm

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.