Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em vùng cao

Nhân viên y tế xã Sơn Phú, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang tuyên truyền về dinh dưỡng, khám sức khỏe sinh sản và sàng lọc ung thư cổ tử cung cho các bà mẹ. (Ảnh: Quốc Việt)
Nhân viên y tế xã Sơn Phú, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang tuyên truyền về dinh dưỡng, khám sức khỏe sinh sản và sàng lọc ung thư cổ tử cung cho các bà mẹ. (Ảnh: Quốc Việt)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để kéo giảm sự chênh lệch về các chỉ số sức khỏe bà mẹ, trẻ em giữa các vùng, ngành Y tế thời gian qua đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nhất là tại các dân tộc thiểu số và miền núi, để hướng tới mục tiêu giảm tỉ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ em.

Những con số ấn tượng

Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phòng, an ninh và là khu vực trọng điểm của ngành Y tế. Tuy nhiên, hiện nay đây cũng là một trong những vùng khó khăn nhất cả nước, hệ thống y tế kém phát triển. Các cấp, ngành liên quan đã triển khai nhiều giải pháp để củng cố và hoàn thiện hệ thống mạng lưới y tế, tăng cường chất lượng dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó có công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em (CSSKBMTE).

Hoà Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, với dân số khoảng 930.000 người (trong đó dân tộc Mường chiếm 63%), tỉnh có 10 huyện/thành phố với 151 xã/phường/thị trấn đã tích cực xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch của ngành Y tế về CSSKBMTE và trẻ sơ sinh với các hoạt động chuyên môn như: cung cấp các gói dịch vụ làm mẹ an toàn, dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời, tăng cường các hoạt động truyền thông, tư vấn trực tiếp,… với mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em. Đồng thời củng cố mạng lưới triển khai Chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản với các đầu mối ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã/phường.

Đặc biệt, toàn tỉnh có 59 xã khu vực III - đây cũng là địa bàn người dân được hưởng lợi từ Dự án 7 - Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các hoạt động đã được triển khai thực hiện tại các xã khu vực III có thể kể đến như: đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe,…

Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, tỉnh Hòa Bình đã đạt được những con số ấn tượng trong công tác CSSKBMTE. Tính đến hết tháng 9 năm 2023, tại tỉnh Hòa Bình có 99% bà mẹ, trẻ sơ sinh được thực hiện chăm sóc y tế trước, trong và sau sinh đúng quy định, giảm thiểu tai biến sản khoa. Không có trường hợp tử vong mẹ. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân <2.500gr đều thấp hơn so với chỉ tiêu được giao.

Tương tự, tỉnh Tuyên Quang sau thời gian triển khai nhiệm vụ về Chăm sóc sức khỏe, giảm tử vong bà mẹ đã đạt được các tín hiệu tích cực trong công tác y tế. Đến tháng 9/2023, Tuyên Quang đã đào tạo được 6 lớp chăm sóc trước, trong và sau sinh cho cô đỡ thôn bản và y tế thôn bản với tổng số 250 cô cho 46 xã thôn bản vùng sâu, vùng xa. Đây là một trong các nhân lực được đánh giá cao trong CSSKBMTE vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đơn cử tại xã Sơn Phú, huyện Na Hang, Tuyên Quang, y sĩ Quan Trung Sỹ - Trạm trưởng Trạm Y tế xã cho biết, mỗi tháng, nhân viên y tế thôn, bản sẽ đến các hộ gia đình để tuyên truyền, vận động bà mẹ thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản; động viên phụ nữ mang thai và gia đình tới khám thai định kỳ; tư vấn về ăn uống đủ chất cho trẻ em và phụ nữ có thai bằng các sản phẩm sẵn có tại gia đình… Kết quả từ những nỗ lực đó là 9 tháng đầu 2023, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về cân nặng của trẻ em của xã Sơn Phú đã giảm còn 15,2%; tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao là 23,92%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai trong ba thời kỳ của thai đạt 95%; tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đạt 91%...

Khó khăn tồn tại

Thông qua những con số ấn tượng trên có thể thấy hệ thống y tế cơ sở đã có nhiều bước phát triển mới, các chỉ số sức khỏe của người dân nơi đây đã từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, chương trình CSSKBMTE còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế nhất định. Tại tỉnh Hòa Bình, một số trạm y tế chưa có đầy đủ những trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn; thiếu tài liệu, phương tiện truyền thông. Chưa huy động được nguồn lực hỗ trợ bổ sung cho việc triển khai các hoạt động tại các xã vùng I, II dẫn đến hạn chế trong việc triển khai các hoạt động: đào tạo cập nhật về chuyên môn kỹ thuật, hoạt động truyền thông,…

Còn tại tỉnh Tuyên Quang, bác sĩ Đỗ Thị Lệ Quyên - Phó Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tuyên Quang bày tỏ: “Khó khăn nhất bây giờ là kinh phí vì chăm sóc từ 7 đến 42 ngày đầu sau sinh chỉ có ở dự án 7. Các cán bộ sản và y tế thôn bản hoặc đỡ đẻ tại nhà sản phụ rồi đến chăm sóc tại chỗ 7 đến 42 ngày đầu. Tuy nhiên, việc thực hiện theo dự án này chỉ có ở vùng đặc biệt khó khăn, không những vậy kinh phí không nhiều nên thực hiện không được tốt. Nếu có kinh phí, cán bộ y tế chúng tôi sẽ triển khai chăm sóc sức khỏe bà mẹ được tốt hơn...”. Cùng với kinh phí là những hạn chế về nhân lực, tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản 2 năm nay cũng chỉ có 2 cán bộ thay nhau triển khai các hoạt động.

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng núi, các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I là một trong những vùng ưu tiên hàng đầu trong công tác CSSKBMTE. Để hiệu quả cao hơn, cần bố trí hợp lý nguồn nhân lực làm công tác CSSKBMTE; có chính sách thu hút cán bộ sản/nhi về công tác ở tuyến cơ sở, cũng như đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi hành vi để người dân từ bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, tăng cường sử dụng dịch vụ y tế tại cơ sở y tế.

Ngày 14/10/2021, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025. Chương trình đưa ra mục tiêu từ năm 2021 đến hết năm 2025 triển khai 10 dự án, trong đó có dự án đặc biệt dành cho đối tượng phụ nữ dân tộc thiểu số. Đây là lần đầu tiên Chương trình Mục tiêu quốc gia dành riêng một dự án về bình đẳng giới, với tổng nguồn vốn giai đoạn 2021 - 2025 là 2.387,812 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương, giai đoạn 2026 - 2030; dự kiến 1.357,75 tỷ đồng. Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 đã diễn ra từ ngày 1 - 7/10/2023 tại 51 tỉnh thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội nghị.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Đọc thêm

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.

Hòa Bình: Phát huy vai trò người có uy tín trong đảm bảo an ninh trật tự

Những người có uy tín như ông Sùng A Dếnh góp phần giúp các lực lượng, đặc biệt là lực lượng Công an xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở cơ sở.
(PLVN) - Với kinh nghiệm, hiểu biết về thực tế tại địa phương, trong những năm qua, những người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đóng góp hiệu quả vào công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Trợ cấp gạo cho vùng đồng bào dân tộc, miền núi để bảo vệ, chăm sóc rừng: Chính sách nhân văn cần nhân rộng

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ gạo từ nguồn dự trữ quốc gia mang lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng. (Ảnh minh họa: Nguồn - Báo lao động)
(PLVN) - Hỗ trợ gạo phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc rừng là một chính sách hợp lòng dân, thực sự đi sâu giải quyết lợi ích của nhân dân, đặc biệt là đồng bào nghèo người dân tộc thiểu số ở khu vực nông thôn miền núi, qua đó góp phần quan trọng trong bảo vệ và phát triển rừng, phù hợp với xu thế về chống biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải do suy thoái và mất rừng.

Lâm Đồng: Đột phá trong công tác phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Nguyễn Ngọc Phúc (đứng giữa) trong lần kiểm tra dự án hồ chứa nước Đông Thanh - công trình có ý nghĩa rất lớn đối với người dân huyện Lâm Hà.

(PLVN) -  Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giảm nhanh, bình quân mỗi năm từ 2-3%; 100% xã đạt chuẩn văn hóa; 98% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia 82,97%...Đó là những kết quả nổi bật trong công tác dân tộc tại địa phương được ông Nguyễn Ngọc Phúc - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam.

Huyện biên giới Quế Phong (Nghệ An): Xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nhờ tiếp cận nhiều chính sách

Lãnh đạo Trung ương và lãnh đạo tỉnh Nghệ An tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số huyện Quế Phong nhân ngày Đại đoàn kết
(PLVN) - Là huyện vùng núi cao, biên giới nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, huyện Quế Phong có đường biên giới Việt – Lào dài 74,793km, với hơn 90% dân dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm trở lại đây, nhờ sự quan tâm của các cấp, cũng như các chính sách hỗ trợ người dân đồng bào dân tộc thiểu số. Quế Phong đã có nhiều chuyển biến tích cực…

Quảng Ninh chú trọng phát triển Đảng trong TKV đối với người dân tộc thiểu số

Lễ kết nạp đảng viên của Đảng bộ Công ty CP Than Mông Dương - đơn vị có nhiều thợ lò người dân tộc thiểu số đang làm việc.
(PLVN) -Cùng với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Đảng bộ Than Quảng Ninh, đã chỉ đạo Đảng bộ các công ty khai thác than hầm lò thuộc Tập đoàn chú trọng thực hiện công tác phát triển đảng viên nói chung, phát triển đảng viên trong lực lượng công nhân lao động người dân tộc thiểu số nói riêng.

10 năm Lễ vinh danh học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc tiêu biểu 2023 - hành trình đến ước mơ

Các đại biểu trao Bằng khen cho các học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2023.
(PLVN) - Năm 2023 là năm thứ 10 Lễ tuyên duyên học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức, góp phần khẳng định chủ trương, chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đòn bẩy giúp đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Sốp Cộp vượt khó

Đồng chí Đào Đình Thi chủ trì phiên họp lần thứ 19 của UBND huyện Sốp Cộp.
(PLVN) - Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La, có gần 125 km đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào, với 8 xã, 24 bản biên giới, có 6 dân tộc anh em cùng đoàn kết sinh sống, trong đó hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số (dân tộc Thái chiếm 62,47%; Mông 17,1%; Lào 9,54%; Khơ Mú 6,41%, Kinh 4,19%...).

Cầu nối tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Sa Pa

 Hội nghị Tuyên truyền pháp luật thu hút đông đảo Người có uy tín trong cộng đồng tham gia.
(PLVN) - Tai thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò nòng cốt của mình, là cầu nối vững chắc giữa đồng bào dân tộc thiểu số với cấp ủy, chính quyền địa phương . Người có uy tín tại vùng cao Sa Pa đã góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần hơn với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh tích cực chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên

Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội CTĐ tỉnh trao nguồn vốn vay hỗ trợ sinh kế cho 10 hộ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà). Ảnh: Hội LHPN tỉnh cung cấp.
(PLVN) -Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hội nghị tuyên truyền về chủ trương, chính sách bảo vệ vùng biên giới, nâng cao đời sống kinh tế, chăm sóc sức khỏe, thể chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào, đầu tư xây dựng nhiều dự án hạ tầng thiết yếu tại các xã biên giới.