Không những thế, CLB còn là cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng các DN trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế để nâng cao hơn hiệu quả hoạt động của DN.
Làm tốt vai trò cầu nối
Với vai trò là cầu nối giữa DN và cơ quan quản lý nhà nước trong công tác pháp chế, CLB đã tổ chức các hoạt động sinh hoạt phong phú dưới nhiều hình thức để tạo điều kiện cho các thành viên thường xuyên gặp gỡ, trao đổi về các vấn đề pháp lý trong kinh doanh.
Trong đó hoạt động nổi bật là tổ chức các diễn đàn đối thoại, tọa đàm về pháp luật như các tọa đàm “Đổi mới cơ chế quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong DN”, “Những vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh bất động sản”, “Giải đáp pháp luật về thu hồi tài sản cho thuê tài chính”, “Pháp luật về bồi thường nhà nước đối với các thiệt hại gây ra cho DN”, “Lấy ý kiến về Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá”...
Việc tổ chức các tọa đàm, diễn đàn pháp luật mang tính thời sự liên quan tới hoạt động kinh doanh của các DN nên đã thu hút rất nhiều DN, cơ quan báo chí tham gia và đưa tin về tọa đàm. Thông qua hoạt động này, DN hội viên CLB có thể nói lên tiếng nói của mình, đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước sửa đổi những chính sách không còn phù hợp hoặc gây nhiều bất lợi cho DN trong quá trình thực thi, đồng thời đại diện các cơ quan quản lý nhà nước được giao chủ trì xây dựng các dự thảo luật có thể trực tiếp lắng nghe ý kiến của DN để bổ sung, hoàn thiện vào việc xây dựng, hoạch định chính sách pháp luật kinh doanh.
CLB cũng tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan như tham gia góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến DN (như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước...); đặc biệt là tích cực tham gia cùng với Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế (Bộ Tư pháp) xây dựng Dự thảo Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho DN (Nghị định số 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ) và phổ biến, triển khai Nghị định này tại một số địa phương...
Nhờ vậy, CLB đã thực hiện được chức năng là cầu nối giữa cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên. Qua đó, nâng cao hiệu quả của hoạt động chăm sóc, phát triển hội viên và nâng cao tầm ảnh hưởng của CLB tới cộng đồng DN trên cả nước.
Thí điểm mô hình hỗ trợ pháp lý ba bên
Để triển khai các hoạt động phát huy vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và DN, tới đây CLB sẽ tích cực hơn nữa trong việc tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các Dự thảo Luật, văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành khác chủ trì xây dựng; duy trì và mở rộng việc tổ chức các hội thảo, tọa đàm thu thập ý kiến của DN về hoàn thiện hệ thống pháp luật để xây dựng báo cáo Bộ Tư pháp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh; đăng ký tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn có liên quan về hỗ trợ pháp lý cho DN để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, nhằm phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực tư vấn pháp luật cho DN, CLB tập trung xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên để giới thiệu tới DN cũng như đăng ký với Ban Quản lý Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho DN giai đoạn 2010 – 2014 tham gia hoạt động phát triển mạng lưới tư vấn pháp luật cho DN tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn để hỗ trợ DN, thu hút sự tham gia của DN.
Đặc biệt, CLB sẽ thí điểm triển khai mô hình hợp tác bảo trợ, hỗ trợ pháp lý ba bên gồm CLB, các cơ quan nhà nước với DN và tổ chức thường xuyên hàng năm “Đêm pháp chế DN” nhằm tôn vinh, động viên những tổ chức pháp chế DN vững mạnh…