“Cánh chim rừng” không mỏi

Anh Thắng (đứng thứ 5 từ phải qua, hàng thứ 2) nhận Bằng khen của UBND tỉnh Nghệ An
Anh Thắng (đứng thứ 5 từ phải qua, hàng thứ 2) nhận Bằng khen của UBND tỉnh Nghệ An
(PLO) - Tuổi trẻ từng tham gia chiến đấu ở biên giới phía Bắc và được cử đi lao động hợp tác quốc tế tại Liên Xô, khi “cánh chim rừng” trở về quê hương lập nghiệp được địa phương tin tưởng giao làm Bí thư Đoàn xã rồi làm cán bộ tư pháp. Đến nay bước sang tuổi 54, người cán bộ ấy đã có 16 năm làm công tác tư pháp. Người mà tôi đang nhắc đến là anh Trần Quốc Thắng, cán bộ tư pháp xã Nghĩa Hồng, Nghĩa Đàn, Nghệ An. 
Làm gì cũng phải có niềm đam mê
Khi tôi bắt đầu nhận làm công việc của một công chức tư pháp - hộ tịch, anh Thắng là người trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình tập sự. Qua thời gian làm việc, tiếp xúc với anh tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ anh trong công việc lẫn cuộc sống. Tuổi trẻ của anh từng bôn ba khắp nơi nhưng “cánh chim” đã chọn một khu rừng xanh với nhịp sống không ồn ào để “hạ cánh” và tiếp tục cống hiến. 
Anh kể, khi vợ anh sinh con trai đầu lòng vào năm 1985, anh không ở bên cạnh được, vợ anh đã gửi thư ra và hỏi đặt tên con là gì? Anh chỉ kịp lật ngược bao thuốc lá và ghi tên con là Trần Quốc Hoàng để kỉ niệm mảnh đất Hoàng Liên Sơn - nơi hàng ngày anh và đồng đội đang chiến đấu. 
Tháng 10/1989 anh được Quân khu II cử đi lao động hợp tác quốc tế tại nhà máy sản xuất động cơ quân sự ở thành phố U-pha, Liên Xô. Đến tháng 5/1993 anh ra quân và quyết định về xây dựng quê hương cùng với gia đình.
Nghĩa Hồng - nơi anh công tác là một xã miền núi địa hình rộng, điểm xuất phát của địa phương từ Ủy ban thị trấn Nông Trường Cờ Đỏ, vì vậy nhận thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Do địa bàn giáp ranh với 7 xã miền núi có một nông trường và một lâm trường đứng chân tại địa phương, từ đó công tác quản lý nhà nước về pháp luật nói chung cũng như việc quản lý nhà nước về tư pháp - hộ tịch tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. 
Mặc dù tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Huế với chuyên môn Kỹ sư Nông nghiệp nhưng anh Thắng quan niệm khi bắt tay vào làm bất cứ một việc gì phải có sự đam mê. Làm công việc trái với chuyên ngành học, là đảng viên trẻ khi về quê hương được đảm nhận công tác đoàn, năm 1999 anh bắt đầu “bén duyên” với ngành Tư pháp. 
“Ngày đó mới chỉ được giao mấy cuốn sổ hộ tịch, cũng khó khăn khi tiếp xúc. Nhưng càng làm lại càng thấy thú vị và càng muốn gắn bó với ngành hơn”, anh tâm sự. Những bỡ ngỡ ban đầu cũng qua đi, với phương châm “vừa học vừa làm”, tự đúc rút kinh nghiệm và học hỏi những người đi trước, anh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
Anh chia sẻ: “Thời điểm đó, làm cán bộ xã không có lương mà chỉ có phụ cấp thấp, nhiều người bỏ việc về nhà làm lô cao su, cà phê… Anh ở lại làm cán bộ phụ cấp chưa đủ chi tiêu nhưng vì trót lỡ “yêu” ngành Tư pháp rồi nên cố gắng hoàn thành nhiệm vụ…”. 
Để kiếm thêm thu nhập nuôi gia đình, anh đã làm thêm một nghề “tay trái” ngoài giờ làm việc, đó là chụp ảnh. Anh kể, khi ở Liên Xô anh có học được ít kỹ năng về chụp ảnh, đúng lúc nghề chụp ảnh ở quê đang thịnh hành nên anh đã làm thêm nghề này để kiếm sống. 
Khó khăn chồng chất nhưng anh vẫn ngày đêm cố gắng làm tốt vai trò của mình. Anh luôn khuyên nhủ tôi: “Mặc dù em mới bước vào nghề, còn nhiều khó khăn nhưng phải xác định tư tưởng, lập trường rõ ràng về trách nhiệm, coi công việc là lẽ sống, là niềm vui, là cơ hội để mình trải nghiệm và trưởng thành, có như thế mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ”.
Anh Trần Quốc Thắng
Anh Trần Quốc Thắng
Phối hợp thi hành án, là tuyên truyền viên, hòa giải viên tiêu biểu 
Thi hành án là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp, động chạm đến quyền lợi của các bên. Anh Thắng đã tích cực phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự huyện Nghĩa Đàn trong việc đôn đốc thi hành những bản án mà người phải thi hành án là công dân của địa phương. 
Anh kể: “Có hôm đi cùng với thi hành án huyện tới hơn 12 giờ trưa mới về tới nhà nhưng không cảm thấy mệt vì đã đôn đốc được khá nhiều đối tượng nộp tiền án phí cũng như thu sung công”. Việc làm của anh tuy nhỏ nhưng đã góp phần tích cực trong việc giữ gìn kỷ cương phép nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và uy tín của chính quyền địa phương. 
Anh Thắng cũng là một tuyên truyền viên pháp luật tích cực trong việc phối hợp và trực tiếp tham gia tuyên truyền một số nội dung văn bản. Năm 2009 anh đã tham gia hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật giỏi do UBND tỉnh Nghệ An tổ chức, tuy kết quả chỉ đạt giải khuyến khích nhưng đã mang lại cho anh nhiều kinh nghiệm bổ ích để góp phần làm tốt hơn công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, hướng mọi người dân “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Tổ chức và hướng dẫn hoạt động hòa giải là một trong những hoạt động thường xuyên của công chức tư pháp - hộ tịch nhằm kịp thời giải quyết trực tiếp, triệt để những mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở. Trong quá trình thực hiện công việc được giao, anh đã tham gia hội thi hòa giải viên giỏi từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh và trực tiếp tham gia chỉ đạo và tổ chức hòa giải hàng trăm vụ việc khác nhau. 
Anh nhớ lại một vụ hòa giải: Một cặp vợ chồng ở xóm Hồng Thái hiểu lầm nhau nên vợ muốn ly dị, trước khi gửi đơn lên tòa đã yêu cầu hòa giải. Anh đã cùng chị Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã tổ chức hòa giải bằng cách nói chuyện với từng người để nghe giãi bày nhằm biết được hiểu lầm giữa họ. Sau khi nắm bắt được cốt lõi vụ việc về mâu thuẫn giữa hai vợ chồng, anh đã đã giải thích cho cả hai hiểu chuyện “của chồng, công vợ” để cả hai yêu thương, tôn trọng nhau hơn. 
Kết quả, cả hai đã rút đơn ly hôn và ôm nhau khóc tại trụ sở Ủy ban. Đến giờ, hai vợ chồng đã sinh được hai đứa con kháu khỉnh, kinh tế khá giả, khi gặp lại anh Thắng, chị vợ vẫn nhắc: “May có anh chứ không vợ chồng em tan vỡ lâu rồi”. Cuộc hòa giải đó giống như lời cảnh tỉnh đối với mỗi cặp vợ chồng, trong cuộc sống hôn nhân cần chia sẻ, thông cảm cho nhau để gia đình hạnh phúc.
Với nhiều thành tích trong công tác hòa giải, năm 2014 tại Hội nghị tôn vinh hòa giải viên tiêu biểu 5 năm (giai đoạn 2009-2014), anh đã được UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải, đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. 
Ngoài ra, trong 16 năm làm công tác tư pháp anh đã gặt hái được nhiều thành công lớn. Đó là ngay từ khi mới bước chân vào nghề, anh đã được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ năm 1999. Hai năm liên tiếp sau đó (2002, 2003) anh vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp vì có thành tích xuất sắc trong công tác tư pháp. Đặc biệt, năm 2013 anh được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” vì đã có nhiều công lao đóng góp xây dựng ngành Tư pháp Việt Nam. 
Khi tôi hỏi vì sao anh học trái chuyên ngành mà làm công tác tư pháp giỏi thế, anh cười và nói: “Học ngành gì, làm việc gì là do sự phân công của tổ chức! Cái chính là mình xác định được tư tưởng, nhận thức để từ đó có trách nhiệm đầy đủ và tâm huyết trong công việc là sẽ thành công!”. 
Qua lời tâm sự của anh cũng như những điều mà tôi cảm nhận được, để có được những thành công phải rất tâm huyết và yêu nghề. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm cho tôi - một công chức tư pháp trẻ mới bước chân vào nghề học hỏi và noi theo. Anh đúng là “cánh chim rừng không mỏi”, đi khắp mọi nẻo đường từ chiến đấu ở chiến trường, đi lao động ở nước ngoài cho đến khi trở về công tác tại địa phương vẫn “không mỏi” vươn lên, dù ở lĩnh vực nào anh cũng để lại những dấu ấn được mọi người ghi nhận.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

Cần quan tâm đến mô hình quản trị và điều hành trung tâm tài chính quốc tế

(PLVN) - Nhiều ý kiến Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị làm rõ mô hình trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam để có cách quản trị và điều hành phù hợp, bảo đảm xây dựng thành công trung tâm này, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Đọc thêm

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon: Cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Minh Long, Giám đốc Công ty Luật Dragon
(PLVN) - Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, vì thế việc thành lập Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để thu hút và bảo vệ nhà đầu tư tốt hơn, hệ thống pháp luật Việt Nam cần phải có những bước cải cách và chuyển mình theo hướng hội nhập quốc tế.

Bảo vệ nhà đầu tư và minh bạch tài chính: Nền tảng pháp lý cho Trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí LongNguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá (Bộ Tài chính)
(PLVN) -Trong tiến trình hội nhập sâu rộng với kinh tế toàn cầu, việc xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) không chỉ là mục tiêu chiến lược mà còn là bước đi tất yếu nhằm thu hút dòng vốn chất lượng cao, nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu này, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường bảo vệ nhà đầu tư và nâng cao chuẩn mực minh bạch tài chính là yêu cầu cấp thiết, đóng vai trò then chốt trong việc kiến tạo niềm tin và thu hút nguồn lực quốc tế.

TS. Nguyễn Minh Phong: Việt Nam có lợi thế của “người đi sau” khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
(PLVN) -Nhiều ý kiến lo ngại về sự thành công của Trung tâm tài chính quốc tế (TTTC) tại Việt Nam trong bối cảnh nhiều trung tâm tương tự ở thế giới và khu vực chưa thành công sau nhiều năm phát triển. Báo PLVN đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong để làm rõ hơn những lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng thành công của TTTC tại Việt Nam

Khuyến nghị mô hình Trung tâm tài chính quốc tế cho Việt Nam

Quang cảnh Hội thảo Trung tâm tài chính quốc tế.
(PLVN) - Thế giới có hàng trăm trung tâm tài chính nhưng chỉ có 21 trung tâm tài chính quốc tế. Trong đó, có các trung tâm đã ra đời khoảng vài chục năm nhưng cũng có trung tâm chỉ mới xuất hiện khoảng 10 năm nay. Việt Nam nên đi theo mô hình nào là nội dung được đề cập trong Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế và vai trò của hệ thống ngân hàng trong xây dựng Trung tâm tài chính” được tổ chức hôm qua - 16/4.

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng: "Nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình"

Phó Cục trưởng Thi hành án dân sự Tp. Hồ Chí Minh Trần Phương Hồng
(PLVN) - “Nhiều năm làm nghề, tôi từng có thông tin đồng nghiệp bị chống đối trong quá trình thi hành công vụ dẫn đến tai nạn thương tâm. Còn bị lăng mạ, chửi bới là chuyện thường xuyên xảy ra đối với lực lượng thi hành án dân sự (THADS). Làm nghề này có vất vả, có hiểm nguy nhưng cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên. Bây giờ nếu cho tôi được chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ chọn nghề thi hành án - nghề nghiệp gắn với cuộc đời mình”

Bảo đảm khung pháp lý vững chắc cho Trung tâm tài chính quốc tế

 Luật sư Nguyễn Hưng Quang.
(PLVN) -  Chúng ta đang tập trung và rốt ráo xúc tiến xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam, với những hướng đi rất cụ thể và các ưu đãi đặc biệt cho việc thu hút và vận hành có hiệu quả Trung tâm. Là người có nhiều kinh nghiệm và rất quan tâm đến việc làm này, Luật sư (LS) Nguyễn Hưng Quang - Trưởng Văn phòng LS NHQuang & Cộng sự (Đoàn LS TP Hà Nội) đã có những chia sẻ với PLVN.

Dự án Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự: Tạo nền tảng cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về tương trợ Tư pháp

Quang cảnh phiên họp chiều 15/4. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 15/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về 4 dự án: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ Tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ Tư pháp về hình sự.

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

Báo Pháp Luật Việt Nam trao tặng mái ấm Tư pháp cho 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh

(PLVN) - Trong những ngày giữa tháng Tư đầy nắng, tại Hà Tĩnh, ba mái ấm mới đã kịp hoàn thiện, mang theo hơi ấm của tình người, của sẻ chia. Ba mái ấm này là sản phẩm do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với một số đơn vị và Công ty cổ phần MBN Jupiter mang đến tặng 3 gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Hà Tĩnh.

THADS tỉnh Hải Dương linh hoạt, chủ động trong thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ

Các cơ quan THADS tỉnh Hải Dương tổ chức cưỡng chế thành công 48 trường hợp trong 6 tháng đầu năm 2025
(PLVN) - Trong bối cảnh, các cơ quan, đơn vị phải sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; thực hiện chủ trương sáp nhập một số tỉnh, bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị cấp xã , gắn với nhiệm vụ chuẩn bị phục vụ Đại hội Đảng các cấp... các cơ quan THADS của tỉnh Hải Dương đã có nhiều giải pháp linh hoạt, chủ động để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Hội thảo bàn về vấn đề văn hóa tuân thủ pháp luật

Hội thảo bàn về “văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục PBGDPL&TGPL tổ chức.
(PLVN) - Làm thế nào để mọi người cảm thấy pháp luật là một điểm tựa, luôn tin tưởng tự giác chấp hành; cần làm gì để tuân thủ pháp luật trở thành nét văn hóa trong đời sống xã hội… là nội dung được đưa ra phân tích, thảo luận tại Hội thảo “Bàn về thuật ngữ, nội hàm, tiêu chí đánh giá, đo lường văn hóa tuân thủ pháp luật” do Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (PBGDPL&TGPL, Bộ Tư pháp) tổ chức ngày 14/4 tại TP HCM.

Niềm tin vào “cuộc cách mạng” tinh gọn

Quang cảnh khai mạc Phiên họp thứ 44.
(PLVN) -  Những ngày này, cả nước đang hối hả thực hiện “cuộc cách mạng” thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị. Thời gian đã rất gấp gáp, khối lượng công việc khổng lồ, nên sự tin tưởng tuyệt đối chấp hành các đường lối, chủ trương, sự phối hợp nhịp nhàng, sự nỗ lực quyết tâm là vô cùng quan trọng.

Kinh nghiệm quốc tế: Trung tâm tài chính quốc tế Thượng Hải: Doanh thu năm 2024 đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ

Khung cảnh về đêm của Trung tâm tài chính Thượng Hải. (Ảnh: VCG)
(PLVN) - Thượng Hải - cái nôi của ngành công nghiệp tài chính hiện đại của Trung Quốc, đang khẳng định tên tuổi của mình là một trong những trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) top 10 thế giới. Năm 2024, tổng doanh thu của thị trường tài chính Thượng Hải đạt 3.650 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chiến dịch số hóa hộ tịch tại Nghệ An – Bài 2: Không chỉ là số hóa, mà là một cuộc chuyển mình

Số hóa hộ tịch giúp các cán bộ tư pháp giảm áp lực công việc, hạn chế các sai sót như khi xử lý trên hồ sơ giấy.
(PLVN) - Không còn là những xếp hàng dài chờ đợi, không còn những lần lặn lội đi – về chỉ vì thiếu một tờ giấy, chiến dịch số hóa hộ tịch ở Nghệ An đang mở ra một chương mới cho nền hành chính công – nơi người dân trở thành trung tâm của sự phục vụ. Dưới bàn tay cần mẫn của những cán bộ tư pháp, từng dữ liệu hộ tịch được “sống dậy” trong không gian số, kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, góp phần định hình một chính quyền số gần dân, hiểu dân và hành động vì dân.

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa hộ tịch tại Nghệ An - Bài 1: Quyết tâm vượt khó hoàn thành nhiệm vụ

Chiến dịch 30 ngày đêm số hóa dữ liệu hộ tịch tại Nghệ An là một bước tiến lớn trong công cuộc hiện đại hóa hành chính công.
(PLVN) -  Sâu trong những trụ sở xã vùng cao, dưới ánh đèn muộn và đường truyền Internet chập chờn, có những con người miệt mài chuyển từng dòng thông tin hộ tịch từ trang giấy cũ sang nền tảng số. Chiến dịch số hóa 30 ngày đêm tại Nghệ An không chỉ là cuộc vận động hành chính quy mô lớn – mà là bước tiến đầy nhân văn của ngành Tư pháp, nơi mỗi cán bộ học cách đi nhanh, làm kỹ và đặt lợi ích người dân làm trung tâm.