Cảnh báo sau vụ bệnh nhi sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng do đắp thuốc

Bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Hiền Minh
Bệnh nhi được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Hiền Minh
(PLVN) - Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, các bác sỹ của Trung tâm Sản Nhi đã cấp cứu và điều trị thành công cho một bệnh nhi 3 tháng tuổi, bị viêm phổi suy hô hấp nặng do gia đình cho trẻ uống và đắp thuốc nam của “thầy lang”.

Theo kết quả chụp X-quang phổi, bệnh nhi bị tổn thương dạng nốt mờ, men gan tăng cao gấp 5 lần bình thường, tình trạng ứ mật bilirubin tăng gấp 10 lần bình thường.

Trước đó, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi từ Trung tâm y tế huyện Tân Sơn chuyển đến ngày 5/10. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, ý thức lơ mơ, da vàng xạm toàn thân, niêm mạc nhợt, tiểu màu đỏ sậm, rốn lồi thoát vị, bụng chướng, gan to.

Theo lời của người nhà, trẻ được sinh thường, nặng 3,5 kg. Sau sinh, có thời điểm trẻ bị tiêu chảy, phân có bọt và đỏ xung quanh hậu môn, gia đình đã tự ý cho trẻ uống thuốc nam. Trước khi vào viện 3 ngày, trẻ có các dấu hiệu như: ho, sốt, có đờm, khó thở, khò khè. Gia đình cũng chưa đưa trẻ đi khám ở các cơ sở y tế mà dùng tiếp thuốc nam của “thầy lang” nấu cho mẹ và con uống, nhưng tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng, khó thở, tím tái toàn thân.

Qua khám xét và tổng hợp các kết quả cận lâm sàng, trẻ được chẩn đoán bị suy hô hấp độ III-viêm phổi nặng, chưa loại trừ ngộ độc thuốc nam.

Các bác sĩ đã tiến hành biện pháp hồi sức tích cực như thở máy không nhập, hồi sức tuần hoàn, đặt monitor theo dõi… Tuy nhiên, diễn biến bệnh của trẻ vẫn nặng, không đáp ứng với thở máy, oxy hóa máu không đảm bảo, huyết áp tụt và đi vào tình trạng sốc.

Các biện pháp hồi sức nâng cao được các bác sĩ tiếp  tục thực hiện cho bệnh nhi, tuy nhiên kết quả chụp X-quang phổi cho thấy, trẻ bị tổn thương dạng nốt mờ, đông đặc khắp hai phế trường, tổn thương gan nặng, men gan tăng cao gấp 5 lần bình thường, tình trạng ứ mật bilirubin tăng gấp 10 lần bình thường.

Sau 6 giờ hồi sức tích cực, tình trạng trẻ vẫn rất nguy kịch và có xu hướng nặng dần lên, không đáp ứng với thuốc vận mạch. Bệnh nhi đi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, vô niệu do nhiễm khuẩn nặng kết hợp với ngộ độc thuốc nam.

Bệnh nhi được tiến hành siêu lọc máu liên tục để loại bỏ các độc tố, các chất trung gian gây viêm, điều chỉnh rối loạn toan kiềm, cân bằng nước và điện giải, duy trì các biện hồi sức tuần hoàn và hô hấp. Và sau 12 giờ hồi sức tích cực và siêu lọc máu, bệnh nhi bắt đầu đáp ứng với các biện pháp điều trị như đã có nước tiểu trở lại, huyết động ổn định hơn, tình trạng tan hóa máu bắt đầu cải thiện.

Sau 24 giờ lọc máu, bệnh nhi đã giảm được liều các thuốc vận mạch, thận đã hoạt động trở lại. Các bác sỹ tiếp tục lọc máu với quả lọc thứ 2 và kéo dài đến 50 giờ, tình trạng bệnh nhi đã được cải thiện.

Sáu ngày sau đó, bằng các biện pháp hồi sức tích cực, chăm sóc toàn diện, bệnh nhi ổn định, chụp CTscaner phổi đã hồi phục tốt, các chức năng sống hồi phục và ổn định hoàn toàn. Bệnh nhi đã được ra viện sau 24 ngày điều trị.

Nhân trường hợp bệnh nhân trên, Ths.Bs Cao Việt Hưng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ khuyến cáo, trẻ em có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh và tiến triển bệnh rất nhanh, gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan tự ý mua và dùng thuốc cho trẻ, đặc biệt là những loại thuốc nam không rõ thành phần, nguồn gốc và những mẹo dân gian được truyền miệng vì có thể gây suy gan, suy thận cho trẻ và có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.

Phụ huynh thấy trẻ có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.