Cần xây dựng quy hoạch tổng thể để phát triển bền vững

Cần xây dựng quy hoạch tổng thể để phát triển bền vững
(PLO) - Trên con đường trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt Nam đã đề ra nhiều quy hoạch khác nhau trên nhiều lĩnh vực như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch các khu công nghiệp, Quy hoạch đô thị… 

Đây là cơ sở để lập ra các kế hoạch phát triển đất nước trong ngắn hạn và dài hạn. Trên nguyên tắc, các quy hoạch ấy phải được tính toán khoa học, hợp lý, dựa vào những điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước; sử dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực.

Nhìn lại thực tế đất nước sau 42 năm xây dựng hòa bình thấy các quy hoạch của chúng ta ẩn chứa nhiều bất cập, chưa xứng tầm. Vấn đề cấp thiết đặt ra là cần sớm có luật quy hoạch, quy hoạch tổng thể để phát triển bền vững. 

Những vấp váp lớn trong thời gian dài

Có thể dẫn chứng một vài “vấp váp”, hệ lụy trong quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương.  Hà Nội, TP HCM chịu cảnh kẹt xe nghiêm trọng, suy cho cùng là do công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kinh tế của vùng, quy hoạch ngành như giao thông v.v... Sân bay Nha Trang hoạt động mới 5 năm, giờ lại xây mới. Sân bay Nội Bài điều chỉnh mấy lần, sân bay Tân Sơn Nhất tắc nghẽn. Đường 5 (Hà Nội – Hải Phòng) làm xong, rồi lại phải làm đường 5 mới. Cứ làm  đường tránh đô thị, rồi đô thị lại mọc ra xung quanh, rồi lại làm đường tránh, nhiều đường tránh khác mà đô thị vẫn mọc lên. Vậy mà không ai trả giá. Không đất nước nào làm như vậy cả, mất hết cả nguồn lực. Suy cho cùng cách làm kiểu “rách đâu vá đó” bắt nguồn từ công tác quy hoạch kém chất lượng, là do thiếu tầm nhìn. 

Riêng tại TP HCM, mặc dù đã đi đầu trong việc tập trung lực lượng hùng hậu để lấy lại trật tự vỉa hè mấy tháng qua, nhưng dù nỗ lực lớn thì trong 24 quận, huyện vẫn còn tình trạng chiếm dụng vỉa hè trái phép để buôn bán.

Ở TP Hà Nội, đường đi vào khu vực hồ Hoàn Kiếm được ngăn chặn vào ngày cuối năm để người dân, du khách nước ngoài đi bộ, ngắm cảnh thơ mộng của hồ Hoàn Kiếm, mua hàng, thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Đây là cách làm hay, không tốn kém.

Nhưng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP HCM) đã bộc lộ nhiều bất cập, dù đã hoạt động nhiều năm nhưng người đi bộ chỉ đến đây vào ban đêm là chủ yếu. Ban ngày do khí hậu Sài Gòn khá nắng nóng nên người dân ít đi bộ. Các nhà hàng, khách sạn, ngân hàng lớn đều tập trung ở đây, không cho xe đi lại thì làm sao họ kinh doanh được? Làm gì có khách sạn nào mà cho xe thả khách ở đầu đường, rồi đi bộ vào cả ki lô mét.

Không thể vội vã chuyển “phố động giao thông” thành “phố đi bộ” khi chưa có các giải pháp đồng bộ khác đi kèm. Càng không thể quy hoạch khu vực này thành một khu phố đi bộ rộng lớn, đi ngược lại nhu cầu thiết thực thường nhật của người dân. Không thể tùy tiện dùng tiền do dân đóng thuế để làm những việc thiếu tầm nhìn quy hoạch, gây hậu quả khó lường như dự kiến xây dựng cụm đi bộ rộng  tới 200ha tại TP HCM. Nếu thăm dò sự hài lòng của dư luận thì hầu như chắc chắn trước tiên những người dân, nhà kinh doanh sinh sống, làm ăn tại nơi đây phản ứng.

Đô thị lớn như TP HCM, trên một tuyến đường đô thị có đến trên 10 ngành quản lý với trên 10 quy hoạch khác nhau như cây xanh đô thị, cấp nước sạch, thoát nước thải, viễn thông, truyền tải điện v.v… nếu không tích hợp các quy hoạch đó  với nhau trong một quy hoạch tổng thể thì tình trạng hôm nay ngành Điện đào đường để ngầm hóa đường dây điện, ngày mai ngành Viễn thông lại đào lên để ngầm hóa “mạng nhện”, rồi đến cấp nước, thoát nước v.v… tiếp tục đào lên, lấp xuống là điều dễ hiểu. Rõ ràng đây là “một cảnh bát nháo”.  

Mặc dù có luật xây dựng, luật quy hoạch đô thị... nhưng chưa quy hoạch tổng thể đạt chất lượng và thực hiện quy hoạch một cách nghiêm túc thì ngập lụt, ách tắc giao thông diễn ra triền miên và ngày càng bế tắc, trong khi phương tiện giao thông công cộng ít, kết cấu hạ tầng cơ sở còn nhiều yếu kém. 

Một thực tế khác nữa là ở khắp các đô thị trong cả nước đều có thực trạng một khu đất có 4, 5 quy hoạch, sau một thời gian lại có quy hoạch chồng quy hoạch và tạo sự chồng chéo, tức các đô thị bị “bầm nát”. Rồi các quy hoạch lại thay đổi theo tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, cục bộ, tạo khe hở cho một số nhà đầu tư, nhóm lợi ích “khai thác” bỏ tiền vào túi riêng của họ. Thiết nghĩ, giải quyết mâu thuẫn này chỉ có thể tích hợp quy hoạch sử dụng đất, nếu không quy hoạch ngành sẽ phá nát quy hoạch tổng thể quốc gia.

Cũng vì khiếm khuyết trên mà biết bao nhiêu di sản văn hóa, di tích lịch sử đã bị đe dọa, thậm chí bị phá hủy? Có lúc ai đó định đấu giá để phá hủy Chợ Bến Thành (nay là đã ngưng lại). Cư xá Tax (di tích lâu đời) suýt bị phá hủy hoàn toàn. Trường Tôn Thọ Tường (nay là Tenlơman), không xa chợ Bến Thành đã có dự kiến phá huỷ thay vào đó là nhà cao tầng (?).

Tất cả các bất cập có  nguyên nhân trực tiếp về công tác quy hoạch, chưa kể hàng loạt quy hoạch “treo” trên cả nước ngốn hàng chục tỷ đồng, làm thất thoát tiền nhà nước từ tiền thuế của dân mà có và còn làm khổ dân (không ổn định được cuộc sống kèm theo biết bao hệ lụy trong thời gian dài).

Cần học kinh nghiệm của các nước 

Ở thời điểm này, có thể dễ dàng nhận ra các nước phát triển trên thế giới như Nga, Mỹ, Nhật, Pháp, Singapore… đã tiến bộ hơn Việt Nam một khoảng thời gian rất dài có khi đến cả trăm năm trong các lĩnh vực, đặc biệt trong quy hoạch đô thị căn cứ vào nền tảng của quy hoạch chung. Đó cũng là sự kiện để chúng ta học hỏi kinh nghiệm từ các nước. 

Tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, khắp nẻo đường, lề đường chỉ dành cho người đi bộ được bao bọc bằng hàng rào để ô tô, xe gắn máy không leo lên vỉa hè; cửa hàng người buôn bán ở vỉa hè đều được đưa vào khuôn viên nhà. Dưới lòng đường có nhiều làn đường dành cho xe ô tô lớn, xe ô tô nhỏ nhằm tránh nạn kẹt xe, tai nạn giao thông, ở từng khu vực có bãi để xe. Kèm theo đó là hạ tầng hoàn hảo với hệ thống xe buýt, metro ngầm hoàn chỉnh. Bức tranh ấy không thể có được nếu ngay từ đầu không có một quy hoạch tổng thể bảo đảm chất lượng, có tầm nhìn và được “các nhiệm kỳ” thực hiện một cách nghiêm túc. 

Tại Singapore, tất cả các người bán trên lề đường đều được sắp xếp vào khuôn viên nhà để dành trọn lề đường cho người đi bộ, hầu hết người dân đi xe công cộng vì dịch vụ được tổ chức khoa học, thuận lợi. Nhà nước còn có kế hoạch  bán ô tô với giá rẻ để giảm dần và chấm dứt xe gắn máy, góp phần làm cho lòng đường được thông thoáng.

Trong khi đó, Pháp là một trong những nước có đông khách du lịch nhất thế giới. Tại khu vực Khải hoàn môn, hai bên lề đường rộng thênh thang để cho người Pháp và du khách nước ngoài đi bộ thoải mái. Ở giữa là lòng đường rộng lớn cho xe ô tô di chuyển. Ở ngay trung tâm Paris, có một con đường không rộng, có quá nhiều khách mua hàng và thưởng thức ẩm thực ở các cửa hàng nằm ở hai bên vỉa hè thì nhà chức trách thủ đô quyết biến lòng đường giao thông thành đường đi bộ mà không cần phải đầu tư tốn kém. Cũng tại Paris, những di tích lịch sử dù nhỏ đến mấy cũng được bảo tồn, chỉ một bờ tường rách nát cũng có dây xích bao quanh. Tất cả đã có quy hoạch riêng nằm trong quy hoạch tổng thể từ cách đây trên 100 năm. 

Cần phải thừa nhận, tư duy về xây dựng Luật Quy hoạch là một bước tiến quan trọng ở nước ta hiện nay. Đây được coi là một cuộc cách mạng, một quá trình lâu dài nên không tránh khỏi vấp váp. Vì lợi ích tối cao của dân tộc, đòi hỏi một sự kiên trì, cầu thị, nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm của các nước sát với thực tế Việt Nam. Đến nay chúng ta chưa có cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch.

Thiết nghĩ, nên chọn Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vì cơ quan này có nhiệm vụ tham mưu tổng hợp cho Chính phủ về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên, cần làm rõ vai trò đầu mối, Bộ Kế hoạch và Đầu tư không tổ chức lập ra và thực hiện quy hoạch mà chỉ chủ trì, điều phối các bộ, ngành, địa phương lập, thực hiện quy hoạch và xuất phát từ thực tế là Dự thảo Luật Quy hoạch có 14 bộ được tổ chức 37 quy hoạch ngành.

Trên tinh thần nghiêm túc thi hành Nghị quyết Trung ương 4 Đại hội XII, Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, chúng ta có niềm tin tại Kỳ họp thứ ba của Quốc hội vào tháng 05/2017 với trí tuệ của hơn 500 đại biểu Quốc hội sẽ tạo được sự đồng thuận về ý chí để tiến tới có Luật Quy hoạch khả thi, phù hợp với nguyện vọng rộng rãi của cử tri cả nước. Chắc chắn phải mất nhiều thời gian xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện đạo luật quan trọng này để tránh sự “trả giá” về quy họach như đã mắc phải trong mấy chục năm qua.

Thiết nghĩ, giải pháp tốt nhất là tổ chức chỉ đạo thí điểm, đúc kết kinh nghiệm, hoàn chỉnh Dự thảo Luật Quy hoạch từ đó sẽ ban hành Luật Quy hoạch chính thức. Tất cả vì lợi ích quốc gia, vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” và phải sớm thực hiện cho bằng được Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó cũng là kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của mỗi người dân, đó cũng là mệnh lệnh của lịch sử.

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).