Không làm Luật Quy hoạch theo cách 'một cái nồi to để đổ hết các loại vào'

(PLO) -Góp ý về Dự thảo Luật Quy hoạch, bà Đỗ Tú Lan (ảnh) - nguyên Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch phát triển đô thị nông thôn – cho rằng, cần xây dựng một thể chế khung điều tiết việc kết nối quy hoạch của các ngành, các cấp, chứ không phải là cách làm “một cái nồi to để đổ hết các loại vào” cho thống nhất như cách làm hiện nay. Bà Đỗ Tú Lan nói:
Hình minh họa
Hình minh họa

- Cần làm rõ hơn việc phân vùng để lập quy hoạch, vì nếu phân theo kiểu kinh tế, xã hội như trước đây (6 vùng kinh tế) tất cả duyên hải từ bắc đến nam là một vùng kinh tế thì việc quy hoạch vùng là bất hợp lý.

Vì việc quy hoạch vùng đối với ngành Xây dựng, môi trường hay thủy lợi cần thiết phải xem xét và thiết kế cho một vùng sinh thái có các giải pháp công trình thượng lưu và hạ lưu, việc phân bố dân cư hợp lý giữa không gian địa hình khác nhau, phối kết hợp các hoạt động kinh tế khác nhau.

Theo bà, cách thức xây dựng Luật Quy hoạch như các cơ quan hữu trách đang làm trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật hiện nay là phù hợp chưa?

- Thực tế xã hội cần một khung thể chế đối với quy hoạch nhằm định hướng cho các quy hoạch ngành và quy hoạch các cấp có một khung thống nhất trình tự và liên kết, chứ không phải là sản phẩm như của Luật quy hoạch, tức là một loại quy hoạch thay thế toàn bộ các quy hoạch hiện hành liên quan đến hàng chục văn bản luật hiện hành.

Việc đưa ra một các quy hoạch tích hợp cũng có thể là hợp lý để đạt mục tiêu đồng bộ, tuy nhiên việc ghép tất cả các bản quy hoạch thiết kế cho một vùng hay một tỉnh với đầy đủ nội dung cần thiết như hiện nay vào một bản vẽ là không thể, hoặc chỉ có thể có rất sơ sài, như vậy dẫn đến tình trạng quy hoạch không dùng được. Điều đó có thể dẫn đến quy hoạch như một “nồi lẩu thập cẩm”.

Bản chất định hướng xây dựng Luật quy hoạch nhằm giải quyết các vấn đề quy hoạch chồng chéo đang tồn tại, là cần xây dựng một thể chế khung điều tiết việc kết nối quy hoạch của các ngành, các cấp, chứ không phải là cách làm “một cái nồi to để đổ hết các loại vào” cho thống nhất như cách làm hiện nay. 

Từ kinh nghiệm của một người có thâm niên làm quy hoạch, theo bà cần làm quy hoạch như thế nào để “hợp thức, hợp thời”?

- Hầu hết các quốc gia đang phát triển đều vẫn rất cần có ít nhất 2 hệ thống công cụ. Thứ nhất là định hướng chiến lược tổng thể và ngành: Có thể là Nghị quyết, cơ chế, chính sách, mục tiêu phát triển…, được thể hiện bằng văn bản hoặc một loại hình quy hoạch. Thứ hai là quy hoạch vật thể không gian, tức là hệ thống quy hoạch các cấp để thể hiện các cơ sở vật chất đáp ứng các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

Đối với các quốc gia đã phát triển có thể tích hợp các công cụ gọn hơn, do các quốc gia này đã thực hiện cơ bản được những hệ thống khung quốc gia và các vùng ổn định và phát triển.

Theo tôi, với Việt Nam, chúng ta cần học tập các nước để có cách làm khoa học và từng bước phát triển. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rằng hệ thống luật pháp của Việt Nam cũng chỉ mới được tập trung xây dựng hơn 10 năm nay, việc quy hoạch vùng lãnh thổ và đô thị, nông thôn cũng mới được tập trung lập gần đây, thậm chí chưa phủ kín được các khu vực, trong khi các quốc gia đã phát triển họ đã trải qua các bối cảnh này hàng trăm năm, và họ cũng phải xây dựng những công cụ quy hoạch làm cơ sở phát triển.

Tóm lại, theo tôi, Dự thảo Luật quy hoạch còn đang được xây dựng theo những tư duy áp đặt có tính chủ quan, chưa có thực nghiệm, chưa lường hết được những hệ quả của việc áp dụng theo dạng thức như Dự thảo Luật đã nêu.

Về lý thuyết có vẻ như việc đưa ra một loại quy hoạch để có thể thay thế các quy hoạch chuyên ngành ở cấp vùng và tỉnh nhằm giảm tối đa số lượng loại quy hoạch, nhưng thực tế một quy hoạch tổng hợp sẽ quá phức tạp, đặc biệt nếu đầy đủ các thiết kế có tính kỹ thuật của các ngành.

Việc thực hiện sẽ khó khăn đối với một số tỉnh khi trình độ quản lý các vùng miền còn chênh lệch. Việc đưa ra một luật chưa có chứng minh đầy đủ khoa học và thực tiễn, có thể dẫn đến những hệ quả khôn lường. Do đó, cần có đề án thí điểm trước khi ban hành và chính thức thực thi Luật Quy hoạch.

 Khu TĐC thôn Chum Tam nằm bên thung lũng ruộng bậc thang cùng thác nước rất đẹp.

Khu tái định cư bị bỏ hoang tại Kon Tum: Bài 2 - UBND huyện Tu Mơ Rông đề xuất chuyển sang phát triển du lịch

(PLVN) - Khi mới thành lập, khu tái định cư (TĐC) làng Chum Tam, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum được đánh giá cảnh quan tuyệt đẹp với địa hình thoải dốc, gần hai khu thác hùng vĩ, phía dưới là thung lũng với ruộng bậc thang thơ mộng… Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, cả 75 hộ đều bỏ về làng cũ.
Ảnh minh hoạ.

Điểm tựa để tháo gỡ vướng mắc

(PLVN) -   Cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan các dự án theo Quyết định 1568/QĐ-TTg của Thủ tướng với TP HCM vừa diễn ra; cho chúng ta thấy một số kinh nghiệm quý báu trong tháo gỡ vướng mắc.
Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

Nỗ lực đưa thị trấn Vũng Liêm trở thành đô thị loại IV

(PLVN) - Thị trấn (TT) Vũng Liêm là nơi tập trung các cơ quan hành chính, địa bàn phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Giai đoạn 2020-2025, TT Vũng Liêm được tập trung đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người dân với kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, quyết tâm về đích lộ trình phát triển thị trấn lên đô thị loại IV.
Ảnh minh hoạ.

10 điểm nhấn quan trọng của ngành xây dựng năm 2024

Năm 2024 được xem là cột mốc quan trọng với ngành Xây dựng, với chính sách hỗ trợ cải cách thủ tục và nỗ lực chuyển đổi số. Dù đối mặt với không ít thách thức, toàn ngành vẫn duy trì tốc độ phát triển ấn tượng, mang lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Dưới đây là 10 điểm nhấn nổi bật nhất trong năm của lĩnh vực Xây dựng.
Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

Khám phá khu đô thị sân bay mô hình TOD tại Cần Thơ

(PLVN) -  Khu đô thị sân bay KITA Airport City được KITA Group phát triển theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) lấy Sân bay Quốc tế Cần Thơ và hệ thống giao thông kết nối liên vùng làm trung tâm phát triển, hứa hẹn tạo nên một cộng đồng dân cư hiện đại, sôi động trong tương lai .
 Đoàn giám sát khảo sát tại địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình. (Ảnh: Thùy Chi)

Cần sớm quy hoạch 1/500 các khu dân cư khu vực bãi sông địa bàn Tp Hà Nội

(PLVN) - Tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội diễn ra mới đây, các đại biểu chất vấn lãnh đạo một số sở, ngành và địa phương của TP về một số vi phạm kéo dài liên quan đến công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn TP Hà Nội.
Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

Cen Land sẵn sàng bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của thị trường bất động sản

(PLVN) - Nhận định thị trường bất động sản (BĐS) đang tiến vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land, mã CRE, thuộc Cen Group) đã có những bước tạo đà mạnh mẽ, xây dựng bệ phóng vững chắc cho giai đoạn tiếp theo để nắm chắc cơ hội và giữ vững ngôi vị số 1 trong lĩnh vực dịch vụ BĐS.