Cẩn trọng việc mở rộng cửa thanh toán đồng NDT ở VN

Chuyên gia cảnh báo phải xác định rõ lợi ích ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc để “mở cửa” cho phù hợp
Chuyên gia cảnh báo phải xác định rõ lợi ích ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc để “mở cửa” cho phù hợp
(PLO) - Nhiều lý lẽ được Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc đưa ra để thuyết phục Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở rộng sử dụng nhân dân tệ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo cần hết sức thận trọng.
“Đơn giản chỉ là đồng tiền thanh toán”
Nội dung kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) cho thấy: Nhu cầu giao dịch thanh toán bằng nhân dân tệ (NDT) tại Việt Nam là khá lớn và tăng lên rõ rệt theo đà phát triển không ngừng thương mại Việt - Trung. 
Tại thị trường biên mậu Việt -Trung, cuối năm 2013 ước tính kim ngạch thanh toán bằng NDT đã đạt khoảng 15 tỷ USD, trong khi đó, phương thức lưu thông NDT chưa được pháp luật Việt Nam quy định, đa số giao dịch thanh toán bằng NDT nói trên được thực hiện ở Việt Nam thông qua con đường không chính ngạch. 
“Nếu thị trường thanh toán NDT từ biên giới được mở rộng đưa vào nội địa Việt Nam và được các ngân hàng thực hiện theo con đường chính ngạch thì Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam có thể quản lý giám sát nguồn vốn này một cách có hiệu quả; đồng thời có thể tăng cường đóng góp trong việc thu thuế cũng như công tác phòng, chống rửa tiền…”- kiến nghị cho biết.
Kiến nghị cũng nêu, hiện tại đã có ngân hàng của Việt Nam thực hiện nghiệp vụ đổi CNY (tên giao dịch đồng NDT) - VND (như Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) nhưng chưa có ngân hàng Trung Quốc được thực hiện nghiệp vụ này. Và để trấn an, kiến nghị này nhấn mạnh: “Nếu đồng tiền thanh toán thương mại từ đồng USD... được thay bằng NDT chỉ là sự thay thế về đồng tiền thanh toán mà không ảnh hưởng gì đến tình hình xuất siêu hay nhập siêu…”.
“Lợi bất cập hại”
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI, kiến nghị này có thể xuất phát từ thực tế có vướng mắc về thanh toán NDT như là một nghiệp vụ ngân hàng giữa các ngân hàng thương mại (NHTM), chứ không phải thanh toán trực tiếp, và đây là kiến nghị không mới vì Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. Việc này ICBC đã đưa ra tại nhiều diễn đàn, nhưng việc Việt Nam có chấp thuận hay không cần phải cân nhắc giữa thực thi/không thực thi có tác động tích cực/tiêu cực gì với xuất khẩu hay nhập khẩu của doanh nghiệp (DN) Việt Nam hay không?
Trao đổi với PLVN, Luật sư Trương Thanh Đức, chuyên gia pháp chế ngân hàng khẳng định, cả về góc độ kinh tế và pháp luật, kiến nghị này hoàn toàn bình thường, thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM cảm thấy triển khai được thì triển khai, nếu không chấp thuận thì cũng không có gì là vi phạm. 
Theo Luật sư Đức, kiến nghị này đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc đang muốn quốc tế hóa đồng NDT, nhằm đưa đồng nội tệ của nước này thành đồng tiền mạnh thứ ba trên thế giới, sau USD, EURO, và Việt Nam cũng không nằm ngoài “tầm ngắm”. 
Tuy nhiên, theo Luật sư Đức, các NHTM và các DN cần phải cân nhắc khi lựa chọn đồng NDT để thanh toán. “Có thể vào một thời điểm nào đó, việc thanh toán bằng NDT có lợi nhưng rất rủi ro vì có thể xảy ra trường hợp một động thái nào của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra mà chúng ta trở tay không kịp; trong khi với ngoại tệ mạnh như đồng USD lại khác khi tỷ giá đồng tiền này quyết định bởi rất nhiều yếu tố…”- ông Đức phân tích.
Thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài số ít các ngân hàng như BIDV trên bảng tỷ giá ngoại tệ có niêm yết CNY thì hầu như các ngân hàng khác, thậm chí những ngân hàng liên quan đến xuất nhập khẩu như Vietcombank, Eximbank… đều không niêm yết CNY. Do vậy, nếu chọn đồng NDT làm đồng tiền thanh toán đồng nghĩa với việc DN sẽ không chủ động được nguồn ngoại tệ này.
Trao đổi với báo chí, TS Lê Đăng Doanh cho rằng Việt Nam vẫn đang trong tình trạng nhập siêu rất lớn từ Trung Quốc nên càng phải cẩn trọng trong việc sử dụng đồng NDT.
Nếu việc thanh toán trực tiếp như kiến nghị, đồng nghĩa với việc NDT sẽ thay thế đồng USD trong thanh toán giao dịch của Việt Nam. Khi đó VND buộc phải phụ thuộc vào đồng NDT. Về lâu dài, điều này sẽ không tốt cho nền kinh tế. 
Dưới góc độ ngân hàng, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng, việc sử dụng đồng NDT trong quan hệ thanh toán song phương Việt Nam – Trung Quốc cần được xem xét dưới nhiều góc độ, một là độ tin cậy và sức mạnh của đồng NDT, hai là sức đề kháng của kinh tế Việt Nam. Ông Kiêm cho rằng, bao giờ đồng NDT có thể chuyển đổi được ra vàng, USD, hay EURO thì đó lại là chuyện khác, còn trong bối cảnh hiện nay, NDT chưa làm được điều đó nên chúng ta sẽ phải chờ…
“Đây là một chủ ý nô lệ tiền tệ, áp đặt vị thế nước lớn về tiền tệ với nước nhỏ. Điều này là bình thường trong quan hệ mậu dịch, nhưng hãy cứ để thế giới chấp nhận trước đi, hãy cứ để CNY là phương tiện thanh toán phổ biến, nhiều quốc gia lựa chọn trước đi, đến khi nào nó thành đồng tiền phổ biến thì ta chọn nó là đồng tiền thanh toán cũng chưa muộn…”- một chuyên gia lên tiếng. 
Ông này cũng thẳng thắn thừa nhận, nếu không chấp nhận, có thể phải trả giá về quan hệ thương mại nhưng vấn đề ở đây là phải xác định rõ lợi ích ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc để “mở cửa” cho phù hợp…./.

Đọc thêm

Kinh doanh đặt cược: Cần có quy định mới trên tinh thần đổi mới

Một trường đua chó từng hoạt động ở TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. (Ảnh: VNE)
(PLVN) - Sau hơn 7 năm triển khai Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, đến nay mới chỉ có một nhà đầu tư kinh doanh đặt cược đua chó được cấp phép. Có quá nhiều vướng mắc liên quan đến pháp lý xung quanh vấn đề đang được xã hội quan tâm này.

Tương lai của hệ sinh thái Ngân hàng mở

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ tài chính (Fintech) và sự xuất hiện của các nền tảng công nghệ số, hệ sinh thái ngân hàng mở (Open Banking) đã trở thành một trong những xu hướng quan trọng nhất của ngành tài chính hiện nay.

Nỗ lực giảm chi phí logistics

Thuế vận chuyển và kho bãi là 2 phương thức được nhiều DN áp dụng để giảm chi phí logistics. (Ảnh minh họa: VGP)
(PLVN) - Chi phí logistics Việt Nam được nhận diện cao gần gấp đôi chi phí bình quân của thế giới, có giai đoạn chiếm đến 20% GDP (trung bình trên thế giới là 10,6%). Do đó, tối ưu hóa quy trình logistics là một trong những giải pháp quan trọng để giảm chi phí, từ đó giúp hàng hóa Việt Nam tăng thêm sức cạnh tranh trên toàn cầu.

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Nguồn năng lượng mới, kỳ vọng mới

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Vừa qua, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc tiếp tục chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững Kỳ 3: Đưa quan hệ đối tác phát triển thực chất, đi vào chiều sâu

Một hội thảo chuyên đề của ngành Hải quan lấy ý kiến doanh nghiệp. (Ảnh: TH)
(PLVN) -   Để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải được tiến hành cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm ngày càng thực chất, đi vào chiều sâu.

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 2: Cần khắc phục một số tồn tại, hạn chế

Cơ quan Hải quan và doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: Châu Long)
(PLVN) -  Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp thì cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục để đưa công tác này gặt hái thêm nhiều thành quả hơn nữa.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

10 năm phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào phát triển bền vững - Kỳ 1: Được thực hiện toàn diện, xuyên suốt

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ phát biểu tại Diễn đàn thường niên Hải quan - Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp” hồi tháng 9/2024. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác được thực hiện ở cả 3 cấp Tổng cục, Cục, Chi cục; trong đó tại cấp Tổng cục, hoạt động đối tác tập trung vào các vấn đề về chính sách, phương thức quản lý; tại cấp Cục hoạt động đối tác gắn với các vấn đề tổ chức thực thi; tại cấp Chi cục, các hoạt động đối tác gắn với các hoạt động thường xuyên hàng ngày của đơn vị. Việc thực hiện gồm 4 nhóm giải pháp lớn: thông tin, tham vấn, tham gia, hợp tác.