Cần Thơ: Xây dựng hệ thống giao thông công cộng thân thiện

Xe buýt đang hoạt động tại TP Cần Thơ
Xe buýt đang hoạt động tại TP Cần Thơ
(PLO) - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thị Ánh Hồng vừa có buổi làm việc với Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) về Đề án “Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn năm 2030”, dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). 

Giật mình xe buýt mới đáp ứng 1% nhu cầu 

Theo đề án, UBND TP Cần Thơ ban hành mức giá vé cụ thể cho các tuyến vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) và đồng nhất mức giá vé đối với các tuyến trợ giá, sử dụng hình thức vé tháng 1 tuyến và liên tuyến, miễn tiền vé đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng; giảm giá vé đối với người có công với cách mạng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên, công nhân, người mua vé tập thể.

Hiện Cần Thơ chỉ có duy nhất hình thức VTHKCC là xe buýt, số lượng cũng như mật độ các tuyến xe buýt vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Lê Tiến Dũng, hiện Cần Thơ có 53 chiếc xe buýt hoạt động, trong đó chỉ có 41 chiếc chính thức đang hoạt động và có 12 chiếc dự phòng.

Hệ thống xe buýt thành phố chưa đảm bảo nhu cầu di chuyển của người dân, tỉ lệ xe buýt phục vụ chưa được 1% nhu cầu, hệ thống xe đang xuống cấp trầm trọng (đa số các xe đều đã sử dụng trên 10 năm), chưa phục tốt cho người sử dụng. 

So với các tỉnh khác trong khu vực, số lượng xe buýt của TP Cần Thơ là rất thấp, hiện tại có 53 xe đang phục vụ trong khi các tỉnh khác như Tiền Giang có 105 xe, An Giang 92 xe... Trong khi đó, dân số của Cần Thơ đến năm 2015 đạt mốc gần 1.5 triệu người khiến nhu cầu về VTHKCC đang tăng cao và tạo ra áp lực lớn cho toàn bộ hệ thống giao thông của thành phố. Để VTHKCC đáp ứng nhu cầu của người dân Cần Thơ, nhóm nghiên cứu đã đề ra 3 nhóm giải pháp chính gồm: xây dựng mới các tuyến giao thông công cộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng tuyến buýt chất lượng cao (BRT).

Các chuyên gia đang tư vấn để TP Cần Thơ hoàn thiện Đề án vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Các chuyên gia đang tư vấn để TP Cần Thơ hoàn thiện Đề án vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Xây dựng giao thông công cộng bằng xe buýt

Ông Colin Braoler (chuyên gia tư vấn - giám sát đề án) cho biết, việc thực hiện đề án giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn TP Cần Thơ sẽ phát triển 23 tuyến, trong đó có 14 tuyến nội thành và 9 tuyến liền kề với tổng chiều dài mạng lưới tuyến khoảng 809,2km, tương đương gấp 4 lần với thời điểm hiện tại.

Sau năm 2020 trên địa bàn thành phố sẽ có 34 tuyến xe buýt, trong đó có 20 tuyến nội thành và 14 tuyến liền kề với tổng chiều dài mạng lưới tuyến khoảng 1.098,1 km. Vị này cho biết thêm, sẽ có 3 tuyến xe buýt mở mới trong năm 2017.

Để xây dựng đề án, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt thành phố sẽ trợ giá cho hoạt động, bố trí miễn phí diện tích đỗ xe cho doanh nghiệp, đề xuất giảm phí đường bộ, phí bến bãi, hỗ trợ lãi đầu tư... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí khai thác, qua đó từng bước giảm kinh phí trợ giá.

Tuy nhiên, theo tính toán tài chính thì đa phần các tuyến đều cần trợ giá. Đây là một gánh nặng cho ngân sách của TP Cần Thơ, nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC cũng là một yếu tố quan trọng. Ông đề xuất, TP cần giãn cách xe 15 phút ở giờ cao điểm (30 phút ở giờ thấp điểm) hoạt động 2 chiều, với thời gian 18 giờ/ngày. Bên cạnh đó, xe buýt cần đạt tiêu chuẩn dài 12m và có điều hòa nhiệt độ. 

Về việc định hướng xây dựng tuyến BRT, đơn vị nghiên cứu tư vấn đã không chọn phương án giống như các nước phát triển để áp dụng cho TP, vì chi phí rất đắt đỏ (60 – 70 triệu USD/km); thay vào đó sẽ sử dụng các tuyến có sẵn, không dùng riêng tuyến đường cho xe buýt mà sử dụng phương án đường ưu tiên. Chính vì vậy, chi phí cho tuyến BRT dao động vào khoảng 2–7 triệu USD/km. 

Ông Colin Braoler cho biết thêm, đối với TP Cần Thơ yếu tố quyết định để người dân chọn phương tiện công cộng thay cho xe máy và các phương tiện khác là: thời gian đi lại, chi phí đi lại, tính an toàn, linh hoạt; đây là yếu tố quyết định đến sức hút của vận tải hành khách công cộng đối với người dân. Ông cũng kiến nghị thành phố cần định nguồn vốn đầu tư để có kế hoạch dài hạn, cam kết cung cấp trợ giá khi cần thiết (do một số tuyến cần trợ giá mới có thể hoạt động), sử dụng truyền thông và marketing hỗ trợ phát triển VTHKCC. 

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tập trung vào vấn đề của đơn vị tư vấn đề ra, yêu cầu định hướng tuyến cần mở, lộ trình hoạt động, cơ chế trợ giá, chính sách về đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng giao thông, cơ chế cho người dân có thói quen đi xe buýt. Bên cạnh đó, là việc chấn chỉnh lại vấn đề trạm chờ, chất lượng xe, thời gian đưa đón khách... bằng phương tiện vận tải xe buýt. 

Sau khi nghe đơn vị tư vấn báo cáo đề án và đại biểu góp ý, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thị Hồng Ánh đánh giá cao vai trò của Đề án “Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn năm 2030”, vì đây là mô hình giao thông công cộng thân thiện phù hợp với điều kiện đặc thù của Cần Thơ, đề án sẽ chính thức thông qua vào ngày 10/6 tới.

Tuy nhiên, bà Võ Thị Hồng Ánh nhấn mạnh, phải tăng cường quản lý chất lượng các xe buýt, tránh trường hợp vì giảm chi phí mà các chủ đầu tư lại nhập xe cũ, kém chất lượng từ nước ngoài về khiến chất lượng VTHKCC bị giảm sút. Bên cạnh đó, cần có cơ chế xác định chính xác các tuyến cần trợ giá, tránh trường hợp trợ giá tràn lan làm ảnh hưởng đến nguồn ngân sách của thành phố. 

Theo kết quả thống kê của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ GTVT khối lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2015 đạt khoảng 4,77 triệu lượt khách, trung bình chuyến được 13.067 lượt khách/ngày, trung bình khoảng 38 khách/lượt xe. TP Cần Thơ có 7 tuyến xe buýt hoạt động, gồm 5 tuyến nội địa và 2 tuyến kế cận đi các tỉnh như: Sóc Trăng, Vĩnh Long. Tổng chiều dài mạng lưới tuyến khoảng 223km, với số lượt xe trung bình hoạt động 388 lượt/ngày, thời gian phục vụ từ 5h20-18h00 hàng ngày.

Đọc thêm

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024

Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong Quý I/2024
(PLVN) - Dựa trên những kết quả đã đạt được năm 2023 và căn cứ yêu cầu thực tiễn đối với tình hình mới của năm 2024, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra trong những tháng đầu năm 2024.

2 xe khách giường nằm va chạm: 18 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn.
(PLVN) -  Đến khoảng 8h30’ sáng 30/4, cơ quan chức năng bước đầu xác định có 18 người thương vong trong vụ tai nạn giữa 2 xe khách xảy ra vào khoảng 3h sáng cùng ngày, tại quốc lộ 25 đoạn giao nhau với đường Hồ Chí Minh (tuyến tránh qua huyện Chư Sê, Gia Lai).

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai

Bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông tại TP Lào Cai
(PLVN) - Nhằm đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người và phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là giúp khách du lịch tránh khỏi những tình huống vi phạm khi tham gia giao thông, Công an thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) phối hợp với UBND thành phố và đơn vị quản lý đường bộ bổ sung các biển báo trên một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Lào Cai.

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hà Nội: Thông báo các điểm tập kết, trông giữ phương tiện phục vụ nhân dân vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc, phục vụ Nhân dân và du khách đến thăm, viếng tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các di tích lân cận, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan thống nhất tổ chức 05 địa điểm tập kết, trông giữ phương tiện.

Đường dẫn cao tốc “bịt” đường dân sinh tại Hà Tĩnh: Huyện Thạch Hà đề nghị làm đường gom dân sinh mới

Đường giao thông nông thôn phục vụ đi lại và sản xuất của hơn 50 hộ dân bị đường dẫn cao tốc cắt ngang. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Trong quá trình thi công đường dẫn lên cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi), do thiếu sót trong quá trình khảo sát ban đầu, đường giao thông nông thôn bị cắt ngang. Hàng chục hộ dân ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có đơn phản ánh, đề nghị giải quyết để không ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất.