Cân nhắc bổ sung qui định về tiếp cận pháp luật trong Dự án Luật Tiếp cận thông tin

Cân nhắc bổ sung qui định về tiếp cận pháp luật trong  Dự án Luật Tiếp cận thông tin
(PLO) - Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở (gọi tắt là Quyết định 09) có nhiều giải pháp quan trọng để bảo đảm quyền thông tin pháp luật, quyền tiếp cận pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, thúc đẩy sự hình thành, phát triển mạng lưới hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong tiếp cận pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp.

Song, qua 2 năm thực hiện, TS.Đỗ Xuân Lân – Quyền Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp nhận thấy, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra ngay trong việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL) để khắc phục vướng mắc, bất cập từ thực trạng TCPL của người dân tại cơ sở, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của Nhà nước trong công tác này.
Nhiều khó khăn để đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn TCPL  theo Quyết định 09 là yếu tố quan trọng để nâng cao hiểu biết pháp luật của cộng đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều địa phương, thực trạng chính sách, pháp luật về TCPL của người dân tại cơ sở còn vướng mắc. Ông có nhận xét gì về vấn đề này?
Qua thực tiễn hơn 02 năm triển khai thực hiện Quyết định 09 cho thấy, bên cạnh những ưu điểm, thành tựu đã đạt được, nhất là việc chính quyền địa phương đề ra các giải pháp cụ thể để cải thiện điều kiện TCPL cũng đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, nhất là từ góc độ nhận thức lý luận, thể chế, chính sách đến cơ chế tổ chức thực hiện làm cho việc đánh giá, công nhận địa phương (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh) đạt chuẩn TCPL gặp nhiều khó khăn, thậm chí trở thành hình thức, trùng lắp với việc đánh giá trên một số lĩnh vực khác, tạo gánh nặng cho chính quyền cấp cơ sở, nhất là cho ngành Tư pháp.
Điều đó là do một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, ý nghĩa của chuẩn TCPL của người dân tại cơ sở nên chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chưa thường xuyên, kịp thời; chưa phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức; cơ chế phối hợp trong tổ chức thực hiện còn thiếu nhịp nhàng. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 09 rất chậm, phải làm đi làm lại nhiều lần nhưng thiếu cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả; một số nơi khi tiến hành đánh giá còn qua loa, chiếu lệ, làm cho xong việc nên dễ dẫn đến hình thức, không thực chất trong khi thiếu công cụ để kiểm nghiệm, đánh giá lại kết quả.
Qua thực tiễn 01 năm triển khai làm thử đánh giá địa phương đạt chuẩn TCPL, các địa phương đã nêu lên nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây là những vấn đề mà Bộ Tư pháp đã tổng hợp, phân tích và dự báo trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện nhưng lại chưa có điều kiện kiểm nghiệm trong thực tiễn. Sau khi báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm dừng việc đánh giá địa phương đạt chuẩn TCPL trong phạm vi cả nước để triển khai làm thử việc đánh giá tại 05 tỉnh, thành phố, các địa phương đã tiến hành đánh giá dựa trên các chỉ tiêu, tiêu chí trong Bộ Tiêu chí đánh giá. 
Kết quả đánh giá từ thực tiễn làm thử cũng đã cho thấy một số chỉ tiêu, tiêu chí TCPL trong Bộ Tiêu chí vẫn còn chung chung, định tính dẫn tới khó khăn trong thống kê, đánh giá, chấm điểm; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí còn chưa sát với tình hình thực tế ở địa phương; nội dung một số chỉ tiêu có sự trùng lắp, chồng chéo với các Bộ chỉ số về cải cách hành chính, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nông thôn mới.
Đặc biệt, qua đánh giá tại 03 cấp chính quyền (xã, huyện, tỉnh) theo quy định tại Quyết định số 09 cũng cho thấy quy trình đánh giá địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về TCPL còn phức tạp, việc phân cấp thiếu hợp lý dẫn tới dồn việc cho cấp tỉnh, tạo thêm gánh nặng cho cơ quan tư pháp địa phương do không thu hút được sự tham gia của các cơ quan chuyên môn. Việc đánh giá được thực hiện hàng năm và đại trà nhưng thời gian đánh giá lại quá ngắn. Thực tiễn một số địa phương gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có ý kiến cho rằng quy trình đánh giá chưa bảo đảm tính dân chủ vì chưa có cơ chế để người dân thể hiện ý kiến, quan điểm đối với kết quả tự đánh giá của chính quyền.
Quyết định số 09 đã quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện nhiệm vụ đánh giá cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đạt chuẩn TCPL. Bộ Tư pháp cũng đã hướng dẫn các địa phương phân công cụ thể trách nhiệm triển khai thực hiện cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, các công chức chuyên môn thuộc UBND cấp xã. Tuy nhiên, do trách nhiệm được quy định chưa rõ ràng nên nhiều địa phương chưa xác định rõ được trách nhiệm, chưa huy động được sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Từ thực tiễn cho thấy việc đánh giá hầu như do cơ quan tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện, trong khi đó họ lại không có đầy đủ thông tin về nội dung cần đánh giá.
- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, cả chủ quan và khách quan. Theo ông, nguyên nhân nào là chính?
Từ thực tiễn cho thấy, TCPL nói chung, chuẩn TCPL của người dân tại cơ sở nói riêng là một nhiệm vụ mới, nhiều vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu, làm sáng tỏ. Chúng ta cũng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cả trong nước và nước ngoài về vấn đề này nên trong quá trình triển khai thực hiện phải vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm, vì thế không thể không có những lúng túng nhất định. 
Trong khi đó, hệ thống pháp luật của nước ta còn thiếu ổn định, lại đang trong quá trình hoàn thiện, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế. Nhiệm vụ giao cho ngành Tư pháp nói riêng, chính quyền cơ sở nói chung ngày càng nhiều, tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, áp lực triển khai công việc rất lớn.
Về góc độ thể chế, chính sách, Quyết định số 09 cũng còn một số quy định chưa hoàn thiện như trên đã phân tích, nhất là trong từng chỉ tiêu, tiêu chí vẫn còn định tính, khó lượng hóa thông qua các số liệu thống kê nhà nước, thậm chí rất khó đánh giá do liên quan đến nhiều lĩnh vực, văn bản mà mỗi lĩnh vực, văn bản đó đòi hỏi phải được bóc tách cụ thể trình tự, thủ tục, thời hạn làm căn cứ để đánh giá, chấm điểm. 
Ngoài ra, một số tiêu chí, chỉ tiêu có nội dung trùng lắp, chồng chéo với một số Bộ tiêu chí, chỉ số hiện có (cải cách thủ tục hành chính, nông thôn mới, văn hóa cơ sở…) nhưng cách chấm điểm, trình tự và thẩm quyền đánh giá được thực hiện không thống nhất; thiếu nguồn lực, cả về nhân lực, kinh phí và cơ sở vật chất cho việc triển khai thực hiện, nhất là nguồn kinh phí khen thưởng, biểu dương địa phương đạt chuẩn TCPL …
Tăng cường trách nhiệm cộng đồng, bám sát nhu cầu người dân
- Từ thực tế đó, theo ông, cần có giải pháp nào để hoàn thiện chính sách, pháp luật về TCPL của người dân tại cơ sở?
Để đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền được thông tin, TCPL của người dân trước yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm để thiết lập một mô hình khả thi nhất. Theo đó, cần nhận diện và làm rõ nội hàm, đặc trưng của các khái niệm này, đặt TCPL trong mối quan hệ với quyền được tiếp cận thông tin về chính sách pháp luật của công dân.
Rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về chuẩn TCPL của người dân tại cơ sở để đánh giá đúng đắn, đầy đủ những kết quả đạt được, những ưu điểm, bài học được rút ra để kế thừa, phát triển; nhận diện đầy đủ những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập và dự báo xu hướng phát triển để đề ra các giải pháp cụ thể khắc phục; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, chính sách về TCPL và TCPL của người dân tại cơ sở.
Ngoài ra, cần tiếp tục đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về TCPL của người dân tại cơ sở, nhất là trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo Dự án Luật Tiếp cận thông tin. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có chất lượng và hiệu quả, dự liệu đầy đủ các điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn TCPL; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện; kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, những vấn đề mới phát sinh để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số nước về vấn đề này.
Xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể từ Trung ương đến địa phương và từng cơ quan, tổ chức trong triển khai nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn TCPL; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này, và quan trọng là huy động các nguồn lực xã hội tham gia đánh giá, kiểm tra, giám sát đối với kết quả đánh giá địa phương đạt chuẩn TCPL, trong đó trước hết và chủ yếu là huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội và nhân dân vào công tác này.
Về lâu dài, cũng cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ cơ chế, chính sách, mô hình hỗ trợ, giúp đỡ pháp luật cho người dân nói chung, tại địa bàn cấp cơ sở, vùng sâu, vùng xa nói riêng theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, bám sát nhu cầu của người dân; giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý để hỗ trợ, giúp đỡ người dân thực hiện pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi bị xâm hại hoặc đe dọa xâm hại.
- Trân trọng cảm ơn ông!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.

Ngày hội việc làm trường Đại học Luật Hà Nội - JOB FAIR HLU 2024: Chìa khóa mở tương lai

Lễ khai mạc “Ngày hội việc làm Trường Đại học Luật Hà Nội - Job Fair 2021”.
(PLVN) - "Ngày hội việc làm - Job Fair" là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm giúp sinh viên gặp gỡ, kết nối và tìm hiểu nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Từ đó, giúp các bạn trẻ định hướng cho mình con đường nghề nghiệp trong tương lai, đồng thời là cơ hội để sinh viên có thể tìm kiếm việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường...

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án

TP Hồ Chí Minh: Ký kết hợp tác phát triển nhân lực cho công tác thi hành án
(PLVN) - Chiều 19/4 tại Cục thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh (THADS TPHCM) đã diễn ra Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Cục THADS TP và Trường Đại học Luật TP.HCM nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho công tác thi hành án.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh nói chuyện chuyên đề tại Bộ Tư pháp Việt Nam
(PLVN) -Ngày 20/4, đồng chí Hạ Vinh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên Ủy ban chính pháp Trung ương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Quản lý đất nước toàn diện theo pháp luật Trung ương, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Tư pháp Trung Quốc đã có buổi nói chuyện chuyên đề "Trao đổi về công tác pháp luật và tư pháp" tại trụ sở Bộ Tư pháp Việt Nam.

TP. Hồ Chí Minh: Ban Nội chính Thành ủy làm việc với Cục THADS Thành phố

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 17/4 /2024 , tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) , Đoàn công tác của Ban Nội chính Thành uỷ do đồng chí Trần Quốc Trung - Phó Trưởng ban Ban Nội chính Thành uỷ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục THADS TPHCM về kết quả THADS 6 tháng đầu năm, kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng.

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp

Tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về kỹ năng xử lý, giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm pháp
Tiếp nối thành công của Khóa tập huấn cơ bản tổ chức tại Ninh Bình, ngày 13 -17/4/2024, tại Quảng Ninh, Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF triển khai tổ chức khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên nguồn về xử lý, giáo dục và phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật.