Cần giải thích rõ, đầy đủ về giá trị pháp lý của vi bằng

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) - Vi bằng hiện nay là hoạt động chính, chiếm phần lớn doanh thu của các văn phòng thừa phát lại (TPL), bên cạnh doanh thu từ hoạt động tống đạt. Để phát huy những kết quả đạt được, Bộ Tư pháp vừa lưu ý Sở Tư pháp, các TPL thực hiện một số nội dung để nâng cao hiệu quả hoạt động lập và đăng ký vi bằng.

6 năm thí điểm, lập gần 43 nghìn vi bằng

Trên thực tế, vi bằng do TPL lập chủ yếu là để ghi nhận các hành vi thực hiện giao dịch, thỏa thuận; mô tả hiện trạng tài sản, công trình; ghi nhận lời khai của người làm chứng; ghi nhận hành vi, thời điểm diễn ra các giao dịch mua bán; ghi nhận sự kiện diễn ra cuộc họp của công ty; ghi nhận hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ; ghi nhận hành vi bàn giao tiền, tài sản, giấy tờ; ghi nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức...

Trong thời gian thực hiện thí điểm (khoảng 6 năm), thống kê của Bộ Tư pháp cho biết, các văn phòng TPL đã lập 42.911 vi bằng, doanh thu 59 tỷ đồng. Trong năm 2016, các văn phòng đã lập 50.156 vi bằng với doanh thu gần 45 tỷ đồng. Từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/9/2017, các văn phòng TPL lập 67.043 vi bằng, doanh thu gần 55 tỷ đồng. Qua theo dõi, hoạt động lập vi bằng của TPL tăng ngày càng nhanh trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, qua theo dõi, Bộ Tư pháp nhận thấy có một số hạn chế lớn trong hoạt động lập, đăng ký vi bằng thời gian qua. Cụ thể, tình trạng TPL lập vi bằng nhằm mục đích mua bán, chuyển nhượng đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu diễn ra ngày càng nhiều ở các địa phương, dưới hình thức ghi nhận việc giao nhận tiền theo biên bản tự thỏa thuận của các bên và ghi nhận lời nói, cuộc trao đổi giữa các bên...

Việc này dẫn đến tình trạng người dân nhầm lẫn giá trị pháp lý của vi bằng với giá trị của văn bản công chứng, chứng thực, kéo theo các tranh chấp, khiếu kiện, gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, đội ngũ TPL và các văn phòng TPL cũng có dấu hiệu chạy theo số lượng vi bằng để tăng doanh thu, tăng khả năng “cạnh tranh”, thu hút người yêu cầu mà chưa thật sự quan tâm đến việc thực hiện đúng các quy định, chất lượng của việc lập vi bằng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của TPL, cá biệt, có trường hợp TPL, văn phòng TPL chấp hành không nghiêm túc yêu cầu, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền...

Do vậy, đã có trường hợp TPL, văn phòng TPL vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức phải xử lý. Số lượng vi bằng được đăng ký tại Sở Tư pháp ngày càng tăng, loại vi bằng được lập ngày càng phong phú về nội dung, đa dạng, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Bình Dương... gây nhiều áp lực cho Sở Tư pháp trong việc bố trí nhân sự, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện thực hiện đăng ký, lưu trữ vi bằng.

Trường hợp nào không lập vi bằng?

Liên quan đến việc lập và đăng ký vi bằng, Nghị định mới về tổ chức và hoạt động của TPL (chuẩn bị được Chính phủ ban hành) có nhiều nội dung được sửa đổi cơ bản so với Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP. Trong khi chờ Nghị định được Chính phủ ban hành để có cơ sở triển khai thực hiện chính thức, Bộ Tư pháp vừa đề nghị Sở Tư pháp, các TPL lưu ý thực hiện một số nội dung.

Theo đó, về phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng đất đai, tài sản: Đối với đất đai, tài sản có giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu, TPL có thể lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi của các bên trao đổi, thỏa thuận về các nội dung trước khi yêu cầu công chứng (liên quan đối tượng mua bán, giá cả mua bán, tiến độ thanh toán,...) và sau khi thực hiện công chứng (việc giao nhận tiền, bàn giao tài sản...).

Trường hợp này, trong vi bằng, cần thể hiện rõ nội dung giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản (tên người sở hữu, thông tin tài sản, số, ngày cấp...).

Đối với đất đai, tài sản không có giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu thì Bộ Tư pháp nhấn mạnh TPL không được lập vi bằng để xác nhận sự kiện, hành vi liên quan đến đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu dưới bất kỳ hình thức nào (vi bằng giả cách văn bản công chứng). Đối với những tài sản này, TPL có thể lập vi bằng để ghi nhận hiện trạng tài sản.

Bộ Tư pháp cũng yêu cầu TPL cần giải thích rõ, đầy đủ về giá trị pháp lý của vi bằng cho người yêu cầu lập vi bằng được biết để tránh tình trạng nhầm lẫn giá trị pháp lý của vi bằng với giá trị pháp lý của văn bản công chứng, chứng thực, để tránh người yêu cầu lập vi bằng hiểu sai dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện về sau.

Trong vi bằng cần thể hiện việc người yêu cầu lập vi bằng hiểu rõ giá trị pháp lý của vi bằng không phải và không thay thế văn bản công chứng, chứng thực. Đặc biệt, TPL không được phép lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi mà TPL không trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi thông qua lời kể của người khác vì bản chất của vi bằng là tính trung thực, khách quan.

Để chắc chắn về điều này, TPL nên gửi kèm theo vi bằng hình ảnh chứng minh việc TPL đã trực tiếp chứng kiến sự kiện, hành vi để tránh khiếu nại, tranh chấp. 

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.