Cần có dự báo dài hạn về nguồn nhân lực

Cần có dự báo dài hạn về nguồn nhân lực
(PLO) - Câu chuyện 200 ngàn cử nhân thất nghiệp và một số vấn đề của Giáo dục đại học Việt Nam đang gây xôn xao dư luận những ngày đầu năm mới. Giáo sư - Viện sĩ (GS.VS) Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (QH) đã chia sẻ với PV Báo Pháp luật Việt Nam về vấn đề này...

Ồ ạt rồi thất nghiệp

Hiện có gần 200.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp gây ra lãng phí cho cả xã hội. Vấn đề nhức nhối này lại một lần nữa đặt ra đối với tư lệnh ngành giáo dục tại phiên chất vấn QH vừa qua. Theo GS.VS nguyên nhân từ đâu?

- Theo tôi, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hàng chục vạn sinh viên ra trường thất nghiệp. Nguyên nhân thứ nhất là, tỷ lệ thất nghiệp cũng phụ thuộc nhiều vào mức độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kinh tế không tăng trưởng thì tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Nguyên nhân tiếp theo là chúng ta đã cung cấp nhân lực không phù hợp với thị trường lao động, đào tạo chưa gắn đến quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Lỗi này cũng chỉ do ngành Giáo dục (GD) mà nó liên quan công tác quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhân lực hiện nay chưa tốt.

Thiếu dự báo chính xác về nhu cầu nguồn nhân lực, thiếu quy hoạch tổng thể. Nguyên nhân thứ 3 chính là trách nhiệm của ngành GD khi chất lượng đào tạo nhân lực của các cơ sở đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Điều này tác động đến việc sinh viên ra trường không kiếm được việc làm. Trước thực trạng này, tại kỳ họp QH vừa qua Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết sẽ yêu cầu các trường báo cáo số sinh viên ra trường không có việc làm để hạn chế tuyển sinh ồ ạt.

Vậy thì đâu là khâu đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực hiện nay thưa GS.VS?

- Có thể nói, chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp. Hiện chúng ta đang đổi mới giáo dục theo hướng chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, phát triển kỹ năng mềm... để đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội. Và để thực hiện chương trình này thì người thầy cũng phải đào tạo bồi duỡng lại. Không chỉ nhà trường mà các doanh nghiệp cũng cần phải tham gia vào khâu đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mối quan hệ này thực sự quan trọng nhưng hiện nay chúng ta làm chưa chặt chẽ, chưa có sự điều phối giữa lợi ích và nghĩa vụ các bên.

Tuy nhiên với tình trạng sinh viên thất nghiệp ngày càng nhiều nên các em đã biết tính toán xem học ở đâu tốt và ngành nghề nào để dễ kiếm việc. Điều đó buộc các nhà trường phải tìm hiểu lại xem doanh nghiệp họ cần lao động gì để từ đó nâng cao khả năng thích ứng của người học, giúp họ ra trường làm được việc ngay. Đồng thời, khi đào tạo nguồn nhân lực chúng ta cũng phải được phân hóa theo các cấp độ, như: trình độ hội nhập quốc tế, trình độ khu vực và trình độ phù hợp với kinh tế sản xuất của đất nước.

Giáo sư - Viện sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Giáo sư - Viện sĩ Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Đổi mới thi cử… đối phó?

Mới đây, trong xét tuyển ĐH Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ “điểm sàn” đã khiến cho xã hội càng lo lắng về chất lượng giáo dục đại học và cử nhân thất nghiệp sẽ ngày càng nhiều?

- Nếu bỏ điểm sàn - ngưỡng chất lượng tối thiểu thì có khi thí sinh 0 điểm cũng vào được ĐH, bởi vì các trường sẽ vớt thí sinh bằng mọi cách. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hiện nay lên tới 98% và sau đó hầu hết các em tốt nghiệp xong sẽ vào ĐH. Khi quy mô tăng vọt, điều kiện đảm bảo chất lượng không có thì chắc chắn chất lượng sẽ kém đi. Cuối cùng xã hội phải chịu hậu quả khi các em ra trường. Tôi cho rằng, đổi mới thi cử hiện nay vẫn theo kiểu đối phó, cứ bị xã hội phản đối là nay bít chỗ này, mai bít chỗ kia. Ví dụ như, sắp tới Bộ dự định cho thí sinh thoải mái nguyện vọng thì các truờng bị chết vì thí sinh “ảo” và khi không chịu nổi thì trường sẽ làm sai.

Ngược lại, Bộ cũng không thể vì yêu cầu của các trường mà cho họ tuyển sinh ồ ạt để sau này cung cấp ra xã hội một nguồn nhân lực kém thì khi đó cả xã hội sẽ chịu thiệt. Trước tiên, chúng ta cần giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của nhà trường - xã hội - người học, trong đó lợi ích xã hội phải được đặt lên trên hết.

Thực tế, vẫn có không ít trường tìm mọi chiêu để thu hút sinh viên như: giảm học phí, tặng học bổng, lấy điểm thấp... để giải quyết những khó khăn trước mắt. Nhưng về lâu dài chất lượng giáo dục của họ sẽ đi xuống, uy tín giảm nhà trường thì họ sẽ bị mất sinh viên. Thậm chí đã có trường phải giải thể vì không có sinh viên.

Có ý kiến cho rằng, như nước ngoài họ nới lỏng “đầu vào” và thắt chặt “đầu ra”, dường như Bộ cũng đang làm theo hướng này. Quan điểm của ông ra sao về vấn đề này?

- Đúng là ở nước ngoài họ có thể nới lỏng “đầu vào” và thắt chặt “đầu ra” vì hệ thống kiểm soát chất lượng của họ rất chặt chẽ. Tỷ lệ tốt nghiệp đại học của họ có khi chỉ đạt 50% thì họ vẫn chấp nhận. Nhưng ở ta thì, hệ thống kiểm soát chất lượng hiện vẫn là khâu yếu nhất. Thực tế là chất lượng giáo dục của ta yếu nguyên nhân cũng là do hệ thống kiểm soát chất lượng của mình kém, chứ không chỉ đổ lỗi cho thầy trò kém, hay chương trình lạc hậu.

Nhiều năm qua, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của ta luôn đạt ở mức chót vót gần 100%. Đó là do chúng ta làm việc vô nguyên tắc, không kiểm soát được chất lượng nên thí sinh không đạt chuẩn vẫn cho tốt nghiệp. Mới đây, câu chuyện cô bé học lên lớp 6 mà không đọc thông viết thạo, cả nhà trường và giáo viên đều biết nhưng họ đã cố tình làm sai nguyên tắc. Hay cả một hội đồng xét duyệt luận án tiến sĩ, toàn GS, PGS giỏi xét duyệt nhưng mà vẫn để lọt tiến sĩ “dỏm”, là do mình cố tình “nới lỏng” khâu kiểm soát chất lượng.

Vậy thì thưa GS.VS, thời gian tới chúng ta làm sao để trị “căn bệnh” này một cách triệt để?

- Như ngành GD mấy năm đổi mới theo kiểu cứ vỡ đâu thì bịt đó, kiểu tùy nghi ứng phó như vậy thì chất lượng giáo dục không bao giờ tốt. Theo tôi, trước tiên, ngành giáo dục phải điều chỉnh lại hoạt động giáo dục đào tạo, trước hết là quy hoạch nguồn nhân lực và hướng dẫn các trường tuyển dụng chỉ tiêu phải tốt hơn theo từng ngành nghề, cơ cấu đào tạo. Chất lượng nguồn nhân lực cũng cần được phân hóa theo nhiều bậc như: chất lượng theo chuẩn khu vực, chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia...

Hiện nay ngành GD đã có đề án quy hoạch lại trường ĐH từ năm 2016 - 2025. Tuy nhiên từ trước đến nay chúng ta quy hoạch nhiều nhưng toàn “đầu voi đuôi chuột”, không thực hiện được theo đúng quy hoạch. Làm quy hoạch đã khó, nhưng khi triển khai chúng ta làm không có tính kỷ luật mà rất tuỳ tiện. Việc mở trường ồ ạt, tuyển sinh tràn lan cũng là nguyên nhân khiến gia tăng số sinh viên thất nghiệp. Theo tôi, cần có dự báo dài hạn về nguồn nhân lực Việt Nam một cách chính xác, chi tiết, từ đó chúng ta mới quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực của ngành GD và ngành LĐTB&XH để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ: Quy hoạch đại học gắn với  nhu cầu nhân lực của đất nước

Năm 2017, đối với giáo dục đại học sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, năm nay sẽ đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học, công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, xếp hạng. Từ đó quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học phù hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước.

Trân trọng cảm ơn GSVS!

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.