Cảm động chuyện chàng trai 8X tình nguyện hiến đầu cho y học

Phạm Sỹ Long đang vẽ tranh bằng miệng.
Phạm Sỹ Long đang vẽ tranh bằng miệng.
(PLO) - Số phận nghiệt ngã đã khiến Phạm Sỹ Long (SN 1988, ở xóm 3, xã Xuân Phổ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) phải nằm bất động một chỗ nhưng anh đã làm những điều mà không phải một người bình thường nào cũng có thể làm được. Ngoài nghị lực phi thường trong cuộc sống khiến ai cũng nể phục thì Long còn có một tâm nguyện cao cả là được hiến đầu cho y học nước nhà. 

Số phận nghiệt ngã

Phạm Sỹ Long là con trai duy nhất trong gia đình có 3 chị em, lớn lên Long đi học một buổi còn một buổi về chăn trâu giúp mẹ. Năm 2003, vừa mới thi chuyển cấp lớp 9 xong, ở nhà chờ điểm lên lớp 10 thì định mệnh đã khép lại cuộc đời sau cú tai nạn ngã từ trên cây xuống.

Bà Hà (mẹ Long kể): “Trong một chiều tháng 9/2003, Long đi chăn trâu giúp gia đình, cháu cùng lũ trẻ trong làng trèo lên cây phi lao chơi, không may cháu tuột chân rơi từ trên cây xuống đất bị gãy 2 đốt cổ đèn. Lúc đó gia đình khó khăn vay mượn được ít tiền đưa Long ra bệnh viện cấp cứu, tại đây được bác sỹ kết luận cháu bị gãy 2 đốt cổ đèn.

Không có tiền để mổ kịp thời, mãi sau 4 ngày vay mượn được tiền để mổ thì đã quá muộn. Không mổ được đành đưa cháu về nhà chăm sóc đến nay. Từ đó Long bị liệt hoàn toàn nằm bất động một chỗ thậm chí không tự vệ sinh bản thân được...”.

Hơn 10 năm đã trôi qua Long chỉ nằm một chỗ, khoảng 2 ngày lại ngồi xe lăn một lúc cho đỡ mỏi, giờ tay chân Long ngày càng teo tóp, co quắp dần và không cử động được. Suốt chừng ấy thời gian người mẹ luôn túc trực bên con 24/24 giờ.

Từ miếng ăn đến giấc ngủ và vệ sinh thân thể cho con, nhiều đêm không chợp mắt, bà Hà phải thức để trở mình cho con. Bà rơm rớm, đưa hai bàn tay gầy guộc, chai sạn lặng lẽ lau giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má sạm màu sương gió. Bà Hà cho biết, suốt ngày nằm đắp chăn trong nhà nhưng nhìn thấy chúng bạn chạy nhảy nô đùa Long đã có lúc tuyệt vọng, chỉ muốn ra đi để mọi người không phải khổ vì mình nữa. Ước mơ, dù chỉ một lần thôi là có được đôi chân, bàn tay lành lặn như chúng bạn của Long mãi mãi chỉ là ước mơ xa vời.

Long chia sẻ tâm tư: “Mười mấy năm qua, tôi phải nằm liệt một chỗ, không làm được gì, mọi sinh hoạt của tôi đều phải nhờ người thân giúp đỡ. Những ước mơ, hoài bão của tôi cũng bị dập tắt từ đó, thay vào đó là bao nhiêu nỗi khó khăn, vất vả, là những cay đắng, tủi nhục và nỗi đau đớn kinh khủng cả thể xác lẫn tâm hồn. Đã có lúc tôi muốn buông xuôi tất cả. Nhưng không! Tôi không thể gục ngã trước số phận được, tôi phải vượt lên tất cả…”.

Long tại Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể (ảnh to) và các bức họa do chính Long sáng tác.
Long tại Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể (ảnh to) và các bức họa do chính Long sáng tác.

Sáng tác thơ, vẽ tranh bằng… miệng

Suốt hơn 10 năm trôi qua, Long đã có một nghị lực sống mà ai cũng phải nể phục. Ý chí đã thôi thúc Long  quyết định làm một cái gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời mình. Chàng trai trẻ quyết tập viết bằng miệng cho kỳ được, với một người liệt toàn thân, chân tay teo tóp, co quắp chàng trai trẻ nghĩ ra cách học qua tivi và nhìn qua các hình mẫu. Rồi một hôm tình cờ xem ti vi, có chương trình truyền hình nói về khả năng của những con người có số phận không may mắn, bất hạnh nhưng họ vẫn vượt lên chính mình để sống có ý nghĩa hơn. Long đã dùng miệng ngậm bút rồi dùng hai hàm răng nghiến chặt bút và đưa từng nét chữ tròn trĩnh, đẹp đẽ. 

Nhiều khi miệng đau, cổ mỏi rã rời nhưng vẫn cố tập, sau một thời gian dài luyện tập Long đã vượt lên được khó khăn. Những con chữ dần dần gọn gàng, sạch sẽ trên nền giấy trắng, thấy con thành công vượt lên được ý chí khiến cõi lòng người mẹ đau khổ như ấm lại. Nhờ có ý chí, nỗ lực của bản thân và những bạn bè xung quanh xóm, cuối cùng Long đã có thể viết tốt. Cứ thế hạnh phúc lóe lên dần với Long được khỏa lấp dần nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, và công việc bắt đầu sáng tác thơ, vẽ tranh và sáng tác nhạc (lời bài hát). Đó là động lực giúp mình tiếp tục muốn sống, muốn viết.

Sau hơn 10 năm Phạm Sỹ Long đã sáng tác gần 50 bài thơ tình yêu, cuộc sống, con người, và vẽ hàng chục bức tranh, thiên nhiên hoa cỏ, đồng thời sáng tác và cải biên hơn 11 bài hát. Long đã có nhiều tập thơ dễ đọc, dễ nhớ và sâu sắc thấm đậm ý nghĩa cuộc sống hiện tại với những vần thơ nói hộ lòng mình để giãi bày tâm sự, nỗi lòng không biết tỏ cùng ai. Đằng sau những bức tranh, những vần thơ đó là cả một nghị lực vươn lên số phận, mỗi nét vẽ là mỗi nguồn sống của Long. Tai nạn đã cướp đi sự hoạt động của đôi chân Long, nhưng không cướp đi được nghị lực kiên cường trong chàng trai trẻ.

Bà Hà cho hay, kể từ khi Long viết được nhiều tập thơ tình yêu, vẽ nhiều bức tranh thấy cháu phấn khởi hơn, không bi quan với cuộc sống bệnh tật đau đớn như trước nữa. Đã rất nhiều người khâm phục nghị lực sống phi thường của Long nên thường xuyên lui tới thăm hỏi. Ai cũng nể phục hình ảnh chàng trai bị bại liệt nằm trên giường với những nét bút bằng miệng tinh tế, uyển chuyển mà chưa hẳn người bình thường đã làm được.

Tâm nguyện hiến đầu cho y học

Cuộc sống của Long đã có một bước ngoặt lớn khi gần đây, Long đã đọc được thông tin trên báo và biết, sau ca ghép đầu người đầu tiên trên thế giới thì Việt Nam sẽ lên kế hoạch mời chuyên gia sang đào tào và chuyển giao kỹ thuật để thực hiện. Bác sỹ Trịnh Hồng Sơn - Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia đang tìm người hiến đầu để thực hiện. Kể từ lúc biết tin này, trong lòng Long bắt đầu bừng lên hy vọng về một phép màu sẽ đến với cuộc đời đầy bất hạnh, nghiệt ngã của mình. Nghĩ là làm, Long đã viết một bức tâm thư gửi đến bác sỹ Trịnh Hồng Sơn với nội dung và tâm nguyện xin hiến đầu của mình cho ngành y và đã nhận được đồng ý.

Sau nhiều ngày chờ đợi, được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm cung cấp về tài chính, tối 9/8/2016, chuyến xe đầu tiên đong đầy khát vọng và tình người cao đẹp đã đưa Long ra Hà Nội, gặp bác sĩ trong niềm vui mừng của người thân và hàng xóm. Tại Hà Nội, Long đã được gặp các bác sỹ tại Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể để thăm khám trước khi thực hiện ý nguyện hiến đầu. 

Theo người thân của Long, sau cuộc trò chuyện ban đầu với bác sĩ để ổn định tâm lý, Long đã được kiểm tra sức khoẻ tổng thể, kiểm tra các chỉ số về gan, phổi, thận. Theo kết quả kiểm tra ban đầu, bác sĩ khẳng định, bộ não của Long phát triển hoàn toàn bình thường, rất tỉnh táo và có đủ điều kiện để tiến hành ca ghép đầu người.

Long tâm sự: “Tôi biết, sự rủi ro trong quá trình phẫu thuật là rất lớn, khả năng tôi sẽ chết là rất cao nhưng tôi nghĩ ai cũng sợ, muốn để người khác làm thành công rồi mình mới làm thì không bao giờ biết được kết quả có thành công hay không. Thay vì chết dần, chết mòn theo năm tháng, tôi muốn được cống hiến cuộc đời mình cho nền y học của nước nhà, nên tôi sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro...”.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.