Cách phát hiện trẻ tự kỷ từ 6 tháng tuổi

Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
(PLO) - Thạc sỹ về giáo dục đặc biệt Nguyễn Thị Nha Trang, quản lý dự án Phát hiện sớm trẻ tự kỷ cho biết: Trẻ từ 18-36 tháng tuổi nếu phát hiện sớm tự kỷ và can thiệp điều trị thì khoảng 30% khả năng sẽ bình thường và có thể hòa nhập trở lại với cộng đồng. 
Theo ước tính của Trung tâm Phòng chống & Kiểm soát bệnh dịch Hòa Kỳ trên thế giới, năm 2014 cứ 68 trẻ thì có một trẻ tự kỷ. Năm 2000 tỷ lệ trẻ tự kỷ là 1/150. Tỉ lệ trẻ nam tự kỷ cao gấp 5 lần trẻ nữ. 
Hội chứng tự kỷ thường biểu hiện trước 3 tuổi song thường phát hiện khá muộn. Các cha mẹ thường khó phát hiện sự bất thường của con vì cho đến trước 2 tuổi, sự phát triển của trẻ dường như vẫn diễn ra bình thường. Phần lớn trẻ vẫn có vẻ bề ngoài bụ bẫm, dễ thương, ăn uống và ngủ tốt, phát triển vận động tốt. 
Chỉ tới khi trẻ hơn 2 tuổi thấy trẻ không chịu nói hoặc không nói gì nữa dù đã bập bẹ vài từ và có những ứng xử khác thường so với trẻ cùng tuổi khác thì cha mẹ mới hốt hoảng nghi ngờ về sự phát triển của con.  Thậm chí nhiều cha mẹ không chấp nhận thực tế mà chỉ cho rằng đó là những biểu hiện cá tính của con. 
Cho tới thời điểm này, khoa học vẫn khẳng định không thể chữa được bệnh tự kỷ. Bác sĩ Orly Attia Dafni chuyên ngành nhi khoa về Trẻ tự kỷ của Family Medical Practice Hanoi nhấn mạnh: “Chúng ta cần phân biệt việc không chữa được bệnh tự kỷ và không giúp cho trẻ tiến bộ được. Nếu gọi là bệnh tự kỷ đúng là không có thuốc chữa nhưng nếu xem đó là tình trạng rối loạn về giao tiếp thì phải xác định được mức độ để đưa ra những biện pháp can thiệp. Nếu can thiệp sớm từ 1-3 tuổi với những trẻ tự kỷ nhẹ và trung bình sẽ cải thiện và gia tăng khả năng giao tiếp qua ngôn ngữ, hành vi”.
Bác sĩ Orly cũng cho biết, nếu phát hiện sớm 80% trẻ tự kỷ có thể đi học với các bạn bình thường. 
Đặc biệt bà đưa ra một lưu ý quan trọng không “khuyến khích” bố mẹ bỏ qua giai đoạn tập bò của trẻ vì đây là giai đoạn vận động quan trọng giúp trẻ phát triển đầy đủ các cơ và hai bán cầu não. Vì một trong những nguyên nhân gây ra tự kỉ chính là do một phần não bộ phát triển quá mức.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet. 
Dưới đây là những dấu hiệu sớm của trẻ tự kỷ do Dự án Phát hiện sớm trẻ tự kỷ  (Đại sứ quán Hòa Kỳ tài trợ) đưa ra:
- 6 tháng tuổi: Trẻ không cười lớn hoặc có biểu hiện vui vẻ hay yêu thương.
- 9 tháng tuổi: Trẻ không phát ra các âm thanh chia sẻ qua lại, cười hoặc những biểu hiện cảm xúc qua nét mặt.
- 12 tháng tuổi: Trẻ không nói bập bẹ. Trẻ không có những cử chỉ giao tiếp qua lại như: chỉ, khoe, với, và vẫy. Trẻ không phản ứng với tên mình khi được gọi (cả tên khai sinh và tên thân mật ở nhà).
- 14 tháng tuổi: Trẻ không chỉ vào những đồ vật để chia sẻ hứng thú ví dụ khi nhìn thấy máy bay bay qua bầu trời.
- 16 tháng tuổi: Trẻ không nói được từ nào.
- 18 tháng tuổi: Trẻ không chơi trò chơi giả vờ ví dụ như các bé gái không biết chơi trò giả vờ cho búp bê ăn.
- 24 tháng tuổi: Trẻ không thể nói những cụm 2 từ có nghĩa bao gồm cả bắt chước và nhắc lại. Trẻ tránh giao tiếp bằng mắt và muốn ở một mình.
- Những biểu hiện bất thường từ giai đoạn 24 tháng tuổi của trẻ gồm:
+ Trẻ gặp vấn đề về hiểu cảm xúc của người khác hoặc nói về cảm xúc của mình.
+ Có những chậm trễ về những kỹ năng ngôn ngữ và lời nói.
+ Lặp đi lặp lại từ hoặc cụm từ.
+ Đưa ra những câu trả lời không phù hợp.
+ Dễ buồn hay tức giận với những thay đổi nhỏ.
+ Có những hứng thú mang tính chất ám ảnh như nhất định làm một việc vào một giờ trong ngày.
+ Thích mãi một thứ và bị hút vào đó không tách ra được: ví dụ chỉ chơi bánh ô tô hay nhìn quạt trần quay liên tục.
+ Vẫy tay, rung người hoặc quay vòng tròn.
+ Có những phản ứng bất thường với âm thanh, mùi vị, cảm nhận hoặc hình ảnh của đồ vật.
+ Mất đi khả năng đã có ở bất cứ độ tuổi nào như ngôn ngữ, khả năng giao tiếp xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Hiện nay, có nhiều phương pháp để sàng lọc Thalassemia. (Ảnh minh họa - Nguồn: TTPYHN)

Xét nghiệm gen tiền hôn nhân: Để cha mẹ không ân hận vì đã 'tặng' con 'món quà buồn'

(PLVN) - Có một thực tế đáng buồn là hơn 80% trẻ em mắc phải các bệnh di truyền được sinh ra bởi bố mẹ có thể trạng khỏe mạnh bình thường, không có tiền sử bệnh. Vì thế, trong rất nhiều việc cần chuẩn bị cho cuộc sống hôn nhân, kiểm tra sức khỏe nói chung, xét nghiệm gen tiền hôn nhân nói riêng là vô cùng quan trọng. Bởi đây là bước để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho tương lai lâu dài, khỏe mạnh, hạnh phúc của một gia đình.

Đọc thêm

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.