Bất ngờ với “thủ phạm” chính gây béo phì

Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
(PLO) - Điều gì khiến một thân hình thon thả bỗng tăng trọng vùn vụt lên tới 200 – 300kg? Kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard (Mỹ) vừa công bố đã tìm ra nguyên nhân sâu xa: Mỡ trắng gây nên thừa cân, béo phì và nhiều bệnh lý khác.
Phát phì vì mỡ trắng
Theo phân tích các chuyên gia trường Đại học Harvard, trong cơ thể có tới 10-30 tỷ tế bào mỡ trắng, chiếm 93-97% lượng mỡ cơ thể. Tế bào mỡ trắng có kích thước lớn, có khả năng hấp thụ mỡ và phình to khiến thân hình trở nên béo phì, đặc biệt không ngừng sinh sôi, tích tụ bởi quá trình chuyển hoá từ năng lượng dư thừa, có thể khiến một người có trọng lượng 50-70kg “phát  phì” lên tới 100kg, thậm chí 200-400kg. Chính vì vậy, mỡ trắng được xem là nguồn gốc sâu xa của tình trạng thừa cân, béo phì nhưng chưa được chú ý. 
Ngoài ra việc tích mỡ ở vùng bụng được xem là hiểm họa của nhiều bệnh tật như xơ hóa mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu của trường Đại học Manchester (Anh) cũng cho thấy những người có vòng eo vượt chuẩn mắc bệnh nhồi máu cơ tim tăng gấp 55% so với người bình thường.
Bên cạnh đó, “vùng đặc quyền” mỡ trắng ở bụng còn sản sinh ra những yếu tố đề kháng insulin làm tăng lượng đường trong máu. Theo thống kê của tổ chức tiểu đường thế giới, bệnh tiểu đường type II chiếm 80-90% và thường xảy ra ở những người thừa cân. Nó cũng khiến cơ thể trở nên nặng nề, gây sức ép lên hệ xương khớp. Thừa cân còn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh và các bệnh liên quan đến hô hấp, rối loạn nội tiết, suy giảm trí nhớ.
Khống chế mỡ trắng sẽ ngăn ngừa nhiều chứng bệnh
Việc áp dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học phân tử trong nghiên cứu tế bào mỡ trắng đã giúp các nhà khoa học đã phát hiện ra sự hiện diện của thụ thể PPARγ - “kẻ chống lưng” cho tế bào mỡ trắng. Khi PPARγ hoạt động mạnh, tế bào mỡ trắng càng tăng sinh và tích tụ nhiều hơn. Ngược lại nếu không có PPARγ sẽ không tạo nên tế bào mỡ trắng mới. Đồng thời các nhà khoa học cũng phát hiện ra chất Perilipin, loại protein có trên bề mặt tế bào mỡ có thể ngăn cản quá trình ly giản mỡ. Khám phá khoa học này tạo ra bước đột phá về phương pháp điều trị bệnh thừa cân, béo phì bằng cách can thiệp vào quá trình sinh trưởng và phát triển của mỡ trắng.
Từ kết quả này, trung tâm nghiên cứu InterHealth Nutraceuticals (Mỹ) đã sàng lọc và tìm ra các hoạt chất thiên nhiên từ Belaunja và Mangastin có tác dụng giảm tích tụ và tăng ly giải mỡ trắng mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Các nhà khoa học cũng tìm ra hoạt chất gây ức chế và làm giảm hoạt động của thụ thể PPARγ, ngăn không cho tế bào mỡ mới hình thành và tích tụ. 
Trước mối đe dọa từ thừa cân, béo phì, các chuyên gia y tế khuyến cáo mỗi người cần chủ động kiểm soát cân nặng và thực hiện phương pháp giảm cân khoa học. Theo đó cần đảm bảo 3 “nguyên tắc vàng”: Cung cấp dinh dưỡng phù hợp, tăng cường hoạt động thể lực và sử dụng sản phẩm hỗ trợ rõ nguồn gốc xuất xứ. Chế độ ăn phù hợp với người muốn giảm cân là ăn những thực phẩm “nghèo năng lượng nhưng  giàu  dinh  dưỡng”, ăn nhiều rau củ quả. 
Tuy nhiên thực đơn cần được bác sĩ tư vấn cụ thể theo thể trạng từng người. Bởi nếu quá đặt nặng mục tiêu giảm cân nhưng ăn uống không đủ dinh dưỡng có thể gây đột quỵ, thậm chí gây nguy hiểm tính mạng. Đồng thời, cần duy trì thói quen vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, vận động tuỳ sức. 

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.