Ca sĩ bất lực trước nạn ăn cắp bản quyền trên mạng

Ca sĩ Lệ Quyên
Ca sĩ Lệ Quyên
(PLO) - Ở Việt Nam, tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực âm nhạc trên internet diễn ra một cách công khai và trắng trợn ở mức báo động. Không ít các ca sĩ Việt bức xúc khi sản xuất đĩa nhạc vài tỉ đồng chưa phát hành ngay lập tức đã xuất hiện nhan nhản trên các trang mạng. 

Ấm ức khi bị “xài chùa” sản phẩm âm nhạc
Ngành công nghiệp ghi âm Việt Nam đang bị thiệt hại nghiêm trọng do tình trạng tải nhạc miễn phí trên các trang mạng. Sản lượng băng đĩa của hiệp hội sụt giảm hơn 80% trong 5 năm gần đây. Các nhà sản xuất không thể tiếp tục đầu tư cho những dự án âm nhạc mới, vì sẽ nắm chắc phần thua lỗ.  Chỉ một ngày sau khi ca sỹ Văn Mai Hương giới thiệu về “Mười Tám+” chuẩn bị phát hành thì trên rất nhiều trang mạng, diễn đàn âm nhạc đã xuất hiện công khai những đường link chia sẻ toàn bộ nội dung của album. Đây chỉ là một trong số rất nhiều ca sĩ bị các trang mạng “ăn cắp đứa con tinh thần”.
Không chịu nổi việc bị “xài chùa”, có một số ca sĩ đã đứng lên khởi kiện các trang mạng vi phạm bản quyền. Như trường hợp Lệ Quyên tố cáo 9 trang web đăng tải trái phép hai album “Tình khúc xưa 2” và “Tình khúc yêu thương”. Thái Thùy Linh lên tiếng tố cáo album “Bộ đội” của cô bị vi phạm bản quyền, các trang web đăng tải trái phép đã có lượt nghe/tải lên tới 700.000 là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng album ra mắt được nửa năm mà lượng bán mới chỉ dừng lại ở con số vài trăm. 
Ngoài ra, Mỹ Linh, Mỹ Tâm, Lê Cát Trọng Lý, Cẩm Ly - Quốc Đại... cũng nhiều lần phản ứng vì bị vi phạm bản quyền. Năm 2014 cũng nở rộ nhiều vụ kiện tụng liên quan đến vi phạm bản quyền của các đơn vị kinh doanh nhạc số như vụ công ty của ca sĩ Đăng Khôi kiện Zing MP3 vi phạm bản quyền hay trưởng nhóm Bức Tường Trần Lập đưa Zing MP3 ra tòa vì đăng tải bài hát “Đường đến vinh quang” do anh sáng tác mà không xin phép… 
Kiện là một chuyện, thắng kiện hay không lại là chuyện khác. Sau những thỏa thuận giữa hai bên, Trần Lập đã rút lại đơn kiện. Còn lại những ca sĩ khác mỏi mòn theo kiện tụng hay chán chường đành để “khuất mắt, trông coi” khi bị nhà mạng và người dân “xài chùa” sản phẩm âm nhạc của mình. Những vụ kiện vi phạm bản quyền như thế này không thể nói trước thời gian sẽ kéo dài bao lâu, có thể là nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. 
Theo một vụ kiện tụng bản quyền, không những tốn thời gian, tiền bạc, mà khả năng thắng kiện cũng rất mong manh. Cùng lắm cũng chỉ biết lên tiếng trước công luận như trường hợp NSƯT Quốc Hưng với album “Những bản tình ca đỏ”. Lại có trường hợp rõ ràng bị vi phạm nhưng không biết gõ cửa nào để xử lý như NSƯT Khánh Hòa băn khoăn việc album “Gần lắm Trường Sa” có rất nhiều lượng nghe/tải trên mạng trong khi nữ ca sĩ này chưa ký bất cứ một giấy tờ nào liên quan đến việc sử dụng những ca khúc của mình trên mạng.
Ca sĩ Lệ Quyên cho rằng: “Dẫu biết tình trạng vi phạm bản quyền nghệ sĩ Việt ai cũng bị chứ không riêng gì tôi nhưng sự vi phạm càng ngày càng quá đáng. Sự vi phạm chủ yếu được tiếp tay bởi các nhà mạng. Album của tôi chưa công bố nhưng trên mạng đã có. Đây là hành động ăn cắp bản quyền trắng trợn. Thật sự nghệ sĩ như chúng tôi cảm thấy không được tôn trọng. Tôi lên tiếng một lần để mong muốn sự tôn trọng nghệ sĩ và những nơi vi phạm phải hiểu công sức mà nghệ sĩ bỏ ra”. 
Ca sĩ Văn Mai Hương
Ca sĩ Văn Mai Hương 
Chỉ có khoảng 1% lượng download có bản quyền!
Nhiều ca sĩ thấy thiệt thòi khi ở Việt Nam, nhạc sĩ còn có Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đứng ra bảo vệ, còn ca sĩ chẳng mấy ai ngó ngàng. Một  album có chất lượng rất tốn kém vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng, trong khi nạn vi phạm bản quyền hoành hành đã khiến các hãng sản xuất không còn mặn mà đầu tư nên các ca sĩ đều phải tự bỏ tiền đầu tư. Mà càng đầu tư, thua lỗ càng nặng.
Thị trường âm nhạc kỹ thuật số đang nắm vai trò chính, hầu như không có album nhạc nào không phát hành ở dạng kỹ thuật số. Cách nghe thay đổi và nó cũng làm thay đổi diện mạo âm nhạc, hay nói chính xác hơn là thị trường giải trí. Theo số liệu từ Ban tổ chức Zing Music Awards, số lượng người dùng truy cập vào ứng dụng Zing MP3 trên di động ngày càng tăng. Nếu như năm 2013 là 5 triệu người dùng thì năm 2014 con số đã là 25 triệu người và chưa có dấu hiệu dừng lại, trong số đó có 6 triệu người nghe trên điện thoại di động. Đây thực sự là một thị trường vô cùng tiềm năng nếu biết mỗi người nghe chỉ phải trả 3.000 đồng/tháng thì doanh thu sẽ lên tới gần 1.000 tỉ đồng mỗi năm.
Thế nhưng, hiện chỉ có một số  trang web âm nhạc gồm Zing, nhaccuatui, Nhac.vui, Socbay, nghenhac… thu phí tải nhạc (1.000 đồng/bài hát). Con số này quá nhỏ so với tổng số hơn 150 trang web trực tuyến hiện nay vi phạm bản quyền.
Ông Giles Cooper - luật sư quốc tế, Cty Luật Duane Morris Việt Nam nhận định: “Chỉ có khoảng 1% lượng download và cung cấp sản phẩm trên mạng tại Việt Nam  có bản quyền. Như vậy có nghĩa là 99% còn lại là không bản quyền. Số lượng download và cung cấp sản phẩm bất hợp pháp như thế này, trên thế giới khoảng 63%”. 
Ông Cooper cũng cho rằng ý thức của người nghe là một khó khăn lớn: “Hầu hết mọi người mà tôi biết đều không cho đây là vấn đề lớn. Tuy nhiên, khi nhìn vào các nghệ sĩ tại chính nước mình, các bạn sẽ thấy rằng họ cần được hỗ trợ như thế nào, bằng cách bảo vệ sự sáng tạo cho họ để cạnh tranh với thế giới. Nếu không sẽ cực kỳ khó để phát triển”.
Không chỉ ca sĩ, Hiệp Hội Công nghiệp ghi âm (RIAV) đã chính thức gửi công văn đến cơ quan quản lý về việc các website nghe nhạc trực tuyến đang vi phạm bản quyền. Theo RIAV, những website này đang ngang nhiên sử dụng bất hợp pháp các nội dung trong kho nhạc hơn 40.000 bài hát của mình. Mặc dù chưa rõ vụ việc sẽ được xử lý thế nào nhưng một lần nữa cuộc chiến giữa RIAV và các trang nghe nhạc trực tuyến lại tiếp tục bùng phát.
Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan chỉ đưa ra mức phạt cao nhất là 250 triệu đồng đối với cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức, trong khi nhà sản xuất chương trình bị thiệt hại hàng tỉ, thậm chí hàng chục tỉ đồng khi bị “xài chùa”. Mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm bản quyền quá nhẹ so với hậu quả mà hành động đó mang đến. Đáng nói hơn, sau 3 năm hiệu lực thực thi, rất hiếm có đơn vị tổ chức hay cá nhân nào bị phạt. 
Cuộc chiến chống vi phạm bản quyền chẳng khác nào… “trứng chọi đá”. Việc “xài chùa” trên các trang mạng là một trong những nguyên nhân kéo lùi sự phát triển âm nhạc Việt.

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.