Brazil chấn động với bê bối thịt bẩn

Hiện các sản phẩm thịt của Brazil đã có mặt tại 150 quốc gia, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt toàn thế giới
Hiện các sản phẩm thịt của Brazil đã có mặt tại 150 quốc gia, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt toàn thế giới
(PLO) -Brazil đang chấn động mạnh bởi vụ bê bối thịt bẩn ngày càng lan rộng. Sự việc này đã đe dọa ngành xuất khẩu thịt và ảnh hưởng đến nền kinh tế mới nổi nhưng đang trong cơn suy thoái trầm trọng này. 

Sau cuộc điều tra kéo dài 2 năm với “Chiến dịch thịt thối” được triển khai tại 6 bang của Brazil, cảnh sát liên bang đã thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm không đạt chất lượng để đưa ra thị trường tiêu thụ. 

“Chiến dịch Thịt thối”

Tất cả những quan chức bị phát hiện dính líu vào cáo buộc trên đã bị đình chỉ công tác. Tuy nhiên, hiện mới có 21 trong tổng số hơn 4.000 đơn vị giết mổ và sản xuất thịt cùng 33 trong tổng số 11.000 nhân viên bị tiến hành điều tra. Hơn 30 công ty đã bị buộc tội có những hoạt động không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Trong số này có JBS - nhà xuất khẩu thịt bò lớn nhất toàn cầu, và BRF là nhà sản xuất thịt gia cầm hàng đầu thế giới. 

Cảnh sát liên bang Brazil đã có bằng chứng ít nhất 40 vụ việc, trong đó các cơ sở sản xuất đã sử dụng những chất có nguy cơ gây ung thư để làm sản phẩm có màu đẹp và mùi thơm. Một số sản phẩm từ thịt bao gồm xúc xích và thịt nguội bị cho là đã được pha trộn cả với thịt thủ và dùng a-xít để tạo mùi thơm.

Trong những trường hợp khác, khoai tây, nước và thậm chí giấy bồi được trộn với thịt gà nhằm tăng trọng lượng để thêm lợi nhuận. Người tiêu dùng Brazil lo ngại các sản phẩm bẩn hiện đang được bày bán tại các siêu thị, bất chấp việc các tập đoàn đa quốc gia bác bỏ thông tin này. 

Các cơ quan chức năng Brazil cho biết, một phần lượng thịt bẩn được cung cấp cho bữa ăn của các trường học tại Brazil hoặc các chuỗi bán lẻ, bao gồm các cửa hàng của Wal-Mart. Tuy nhiên, tập đoàn BRF đã phản bác cáo buộc này và cho rằng đã có sự hiểu lầm. Cảnh sát Brazil còn cho biết 3 công-ten-nơ hàng của BRF bị nhiễm khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm vẫn đang trên đường tới châu Âu.

Brazil đối mặt với nguy cơ suy giảm thu nhập từ xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD
Brazil đối mặt với nguy cơ suy giảm thu nhập từ xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD

Ngừng nhập khẩu thịt từ Brazil

Trong nỗ lực khẳng định với thế giới rằng, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thịt của Brazil là an toàn, Tổng thống Michel Temer đã có cuộc gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài để trấn an về mối lo ngại trên. Ông khẳng định, các trường hợp thịt bẩn và giấy phép giả mạo chỉ xảy ra ở một số lượng nhỏ doanh nghiệp và hệ thống thanh tra của Brazil là một trong những hệ thống nghiêm chỉnh và hiệu quả nhất trên thế giới.

Tổng thống Michel còn mời đại sứ những nước nhận khẩu thịt từ Brazil tới dũng bữa tối tại một nhà hàng truyền thống và đích thân dùng món thịt nướng để chứng minh mức độ an toàn của sản phẩm thịt nước mình. Tuy nhiên, chỉ có 19 trong số 33 nhà ngoại giao được mời đồng ý tới dùng bữa tối của Tổng thống Michel Temer. Đây là dấu hiệu cho thấy sứ mệnh của nhà lãnh đạo Brazil nhằm làm lắng xuống vụ bê bối “thịt bẩn” tại nước này và lấy lại uy tín của quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu sẽ không hề dễ dàng.

Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thịt lớn nhất của Brazil, đã tạm thời đình chỉ hoạt động nhập khẩu thịt từ nước này. Các loại hàng hóa này đang được vận chuyển trên biển hay các hải cảng sẽ không được thông quan. Hiệp hội Thịt Trung Quốc đang thu thập thông tin từ các công ty của họ về hoạt động mua bán từ Brazil và những thiệt hại tiềm năng mà họ có thể phải đối mặt. 

Ủy ban châu Âu về sức khỏe và an toàn thực phẩm cũng đã biết về cuộc điều tra ở Brazil và đang tìm kiếm các tin tức liên quan. Tuy nhiên hiện chưa phát hiện bất kỳ sai phạm nào liên quan đến các giấy chứng nhận y tế của các sản phẩm thịt từ Brazil kể từ năm 2015. EU là thị trường lớn thứ hai mang lại nhiều lợi nhuận cho Brazil với kim ngạch 12 tỷ USD hằng năm.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Brazil đã thông báo dừng nhập khẩu gia cầm và các sản phẩm khác từ 21 nhà máy chế biến thịt của Brazil và thông báo chưa có thời điểm cụ thể để nối lại hoạt động nhập khẩu thịt này.

Về phía Việt Nam, từ đầu năm 2017 cũng đã nhập 3000 tấn thịt và sản phẩm thịt từ Brazil với giá trị kim ngạch đạt 12,8 triệu USD. Cục thú y đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét tạm ngừng nhập khẩu thịt từ nước này.

Nỗ lực “giải cứu”

Chính phủ Brazil tiếp tục nỗ lực giải cứu ngành chế biến và xuất khẩu thịt trong bối cảnh vụ bê bối thịt bẩn đang đe dọa hủy hoại uy tín ngành xuất khẩu thịt của nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này và khiến nước này thiệt hại tới 1,5 tỷ USD. 

Ngày 22/3, Chính phủ Brazil đã gửi một bức thư tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu cơ quan này can thiệp nhằm ngăn cản việc các nước cấm nhập khẩu thịt của Brazil. Quốc gia Nam Mỹ khẳng định vụ bê bối thịt bẩn chỉ liên quan tới một số trường hợp sai phạm, không đại diện cho toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm đảm bảo chất lượng của nước này.

Brazil nhấn mạnh, là một nước xuất khẩu sản phẩm thịt gia súc tới 150 thị trường trên thế giới, hệ thống kiểm định chất lượng của nước này vốn từ lâu đã được công nhận là "nghiêm ngặt và đáng tin cậy". 

Trong khi đó, cùng ngày, phát biểu trước một ủy ban Thượng viện, Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Blairo Maggi khẳng định vụ bê bối thịt bẩn đang tác động mạnh đến nền kinh tế nước này. Cụ thể, vụ bê bối có thể khiến Brazil mất đi khoảng 10% thị phần tại thị trường quốc tế và nếu giới lập pháp không sớm có hành động khắc phục hậu quả, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh có thể sẽ phải mất tới 5 năm để khôi phục lại vị thế của mình.

Tổng thống Temer (trái) và Đại sứ Angola tại Brazil Nelson Manuel Cosme thưởng thức món thịt nướng
Tổng thống Temer (trái) và Đại sứ Angola tại Brazil Nelson Manuel Cosme thưởng thức món thịt nướng

Bộ trưởng Maggi cho rằng việc khôi phục uy tín mặt hàng thịt Brazil sẽ là nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong tương lai và nước này sẽ khó có thể đạt mục tiêu tăng từ 7% lên 10% thị phần thực phẩm thế giới. Quan chức này đề nghị Chính phủ Brazil thông báo rộng rãi ra với thế giới rằng vụ việc lần này không phải lỗi của toàn hệ thống mà chỉ là sai phạm của một vài đối tượng trong ngành. 

Theo số liệu từ Bộ Ngoại thương Brazil, tính đến ngày 21/3, ngành xuất khẩu thịt của Brazil xuất đi lượng sản phẩm trị giá vỏn vẹn 74.000 USD/ngày, giảm "chóng mặt" so với con số 63 triệu USD/ngày thời điểm trước khi bùng nổ vụ bê bối thịt bẩn. 

Brazil là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số một thế giới và đứng thứ tư về xuất khẩu thịt lợn. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này đạt tới 11,6 tỷ USD. Hiện các sản phẩm thịt của Brazil đã có mặt tại 150 quốc gia, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt toàn thế giới.

Vụ việc xảy ra đúng lúc các nhà chức trách nước này đang nỗ lực đẩy nhanh việc ký kết một hiệp định tự do thương mại giữa khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU), cũng có thể khiến Brazil phải đối mặt với nguy cơ suy giảm mức thu nhập từ xuất khẩu khoảng 3,5 tỷ USD, tương đương với 0,2% GDP. Vụ bê bối là một đòn giáng mạnh vào những nỗ lực hồi phục nền kinh tế rệu rã vừa thoát khỏi cuộc khủng hoảng chính trường sau khi cựu Tổng thống Dilma Rousseff bị phế truất.

Đọc thêm

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.

Nhà Trắng nêu lý do Tổng thống Joe Biden ân xá cho con trai

Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden
(PLVN) - Tổng thống Joe Biden đã gây tranh cãi khi ký lệnh ân xá vô điều kiện cho con trai Hunter Biden, người bị buộc tội vi phạm thuế và sở hữu súng trái phép. Nhà Trắng giải thích, đây là quyết định nhằm bảo vệ Hunter trước các cuộc công kích chính trị, nhưng động thái này đã vấp phải chỉ trích từ cả Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ.