Brazil: Khốn khổ với bê bối... thịt bẩn

Bê bối thịt bẩn đã gây chấn động từ Brazil ra thế giới
Bê bối thịt bẩn đã gây chấn động từ Brazil ra thế giới
(PLO) - Ngày 20/3, Chủ tịch Hiệp hội Ngoại thương Brazil José Augusto de Castro thừa nhận, vụ bê bối thịt bẩn tại nước này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hình ảnh quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới và sẽ rất khó khăn để lấy lại uy tín. 

Phát biểu với báo giới sau cuộc họp giữa Tổng thống Michel Temer và 33 đại sứ nước ngoài tại Brasilia, ông De Castro nhận định Brazil - quốc gia xuất khẩu thịt bò, thịt gia cầm số 1 thế giới và đứng thứ 4 về xuất khẩu thịt lợn - sẽ rất khó khăn để cải thiện hình ảnh và lấy lại uy tín trong tương lai. 

“Phù phép” thịt bẩn

Ngày 18/3, cảnh sát Brazil thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ cấp giấy chứng nhận cho sản phẩm không đạt chất lượng để đưa ra thị trường tiêu thụ. Một nhà máy giết mổ gà thuộc Tập đoàn đa quốc gia BRF và hai nhà máy sản xuất xúc xích đã buộc phải đóng cửa. 21 nhà máy đang bị điều tra và 33 nhân viên Bộ Nông nghiệp bị tình nghi dính líu tới đường dây nhận hối lộ này đã bị đình chỉ công tác và bị tạm giam để phục vụ điều tra. 

Cảnh sát thông báo, các cơ sở sản xuất đã sử dụng những chất gây ung thư để làm sản phẩm có màu đẹp và mùi thơm. Người tiêu dùng Brazil lo ngại các sản phẩm bẩn hiện đang được bày bán tại các siêu thị, bất chấp việc các tập đoàn đa quốc gia bác bỏ thông tin này. Tập đoàn BRF với các sản phẩm thịt mang thương hiệu Sadia và Perdigao cùng JBS - tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới với các thương hiệu như Big Frango, Seara Alimentos và Swift đang bị điều tra. 

Cùng ngày, Tổng thống Brazil Michel Temer ngay lập tức đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp giữa Bộ trưởng Nông nghiệp Blairo Maggi và Bộ trưởng Ngoại thương Marcos Pereira cùng đại diện các trung tâm giết mổ và sản xuất thịt sau khi xảy ra vụ bê bối sản phẩm thịt bẩn. Một người phát ngôn Phủ Tổng thống Brazil cho biết, Tổng thống Temer lo ngại vụ bê bối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động xuất khẩu thịt, nhất là khi từ năm ngoái, Brazil bắt đầu xuất khẩu thịt bò và sản phẩm thịt bò sang Mỹ. 

Phản ứng nhanh

Trung Quốc đã đưa ra quyết định đình chỉ ngay lập tức việc nhập khẩu thịt từ Brazil và coi đây là giải pháp “an toàn” cho người tiêu dùng. Trong khi đó, các nhà chức trách Hàn Quốc cũng cho biết sẽ tăng cường giám sát thịt nhập khẩu từ Brazil, đồng thời cấm nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt gà của Tập đoàn BRF đang bị cáo buộc có liên quan tới vụ bê bối. 80% lượng thịt gà nhập khẩu của Hàn Quốc trong năm ngoái đến từ Brazil, trong đó một nửa do Tập đoàn BRF cung cấp. 

Tập đoàn BRF với các sản phẩm thịt mang thương hiệu Sadia và Perdigao cùng JBS - tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới với các thương hiệu như Big Frango, Seara Alimentos và Swift đang bị điều tra. Cổ phiếu của BRF và JBS tại thị trường chứng khoán Sao Paulo của Brazil đã rớt giá đáng kể trong những ngày qua ngay sau khi vụ việc bị phát giác, dù Tập đoàn BRF đã ra thông cáo khẳng định một vài cáo buộc của cảnh sát là không đúng sự thật, gây hiểu lầm và nhấn mạnh BRF không bao giờ bán, sử dụng thịt ôi thiu. 

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết chưa đưa ra bất kỳ cảnh báo nào cũng như chưa quyết định cấm nhập khẩu thịt của Brazil, tuy nhiên đã yêu cầu các nước thành viên tăng cường giám sát. Người phát ngôn phụ trách An toàn Thực phẩm EC Enrico Brivio nhấn mạnh sẽ đình chỉ việc nhập khẩu thịt của tất cả công ty có liên quan tới vụ bê bối này và hiện các nhà chức trách châu Âu đang phối hợp chặt chẽ với Brazil trong vụ việc nêu trên. 

Vụ bê bối xảy ra đúng lúc khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) mà Brazil là thành viên đang nỗ lực thúc đẩy đàm phán một hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU). EU là thị trường xuất khẩu thịt số một của nước Nam Mỹ. 

Ra sức trấn an thị trường

Ngày 19/3, Chính phủ Brazil khẳng định chất lượng thịt của nước này vẫn đảm bảo và các nhà máy giết mổ, sản xuất thịt phục vụ xuất khẩu sẵn sàng mở cửa nếu các nước nhập khẩu muốn tiến hành kiểm định. 

Trong một thông cáo ra cùng ngày sau cuộc họp khẩn cấp do Tổng thống Michel Temer triệu tập, Văn phòng Nội các Brazil cho biết, Bộ Nông nghiệp nước này có hệ thống giám sát và kiểm định chặt chẽ xuất xứ và chất lượng nguồn thịt được bán ra. Trong cuộc họp có sự tham gia của Bộ trưởng Nông nghiệp Blairo Maggi, Bộ trưởng Ngoại thương Marcos Pereira cùng đại diện các trung tâm giết mổ và sản xuất thịt, Chính phủ Brazil và các nhà sản xuất thống nhất sẽ tiến hành kiểm toán tại 21 trung tâm giết mổ và sản xuất thịt bị cảnh sát liên bang Brazil điều tra vì nghi ngờ có sử dụng nguồn thịt ôi thiu, không đạt chất lượng đưa ra thị trường tiêu thụ. 

Cùng ngày, Tổng thống Temer cũng đã có buổi tiếp đại sứ các nước và giám đốc điều hành các công ty thực phẩm nhằm trấn an mối quan ngại về chất lượng các sản phẩm thịt xuất khẩu của nước này và 19 trong tổng số 33 đại sứ các nước nhận lời mời tới tham dự buổi tiếp này. Ông Temer nhấn mạnh, vụ bê bối thịt chỉ xảy ra ở quy mô nhỏ, không ảnh hưởng đến chất lượng các sản phẩm thịt xuất khẩu. Nhà lãnh đạo Brazil cho rằng, hệ thống kiểm dịch của nước này là một trong những hệ thống được đánh giá tiêu chuẩn nhất thế giới, do vậy Brazil hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng thịt của mình. 

Trong một phản ứng mới nhất trước các thông tin nêu trên, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Brazil Joao Cravinho cho biết, Chính phủ Brazil cần cung cấp các bằng chứng và thông tin toàn diện liên quan đến bê bối thực phẩm bẩn. 

Với khoảng 4.000 nhà máy giết mổ và sản xuất thịt, Brazil hiện là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số 1 thế giới, đồng thời đứng thứ 4 về xuất khẩu thịt lợn. Kim ngạch xuất khẩu ba sản phẩm này trong năm 2016 đạt 11,6 tỷ USD. Các sản phẩm thịt của Brazil được xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia, trong đó có nhiều thị trường chủ lực như Saudi Arabia, Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản, Nga, Hà Lan và Italia. Cho tới nay, chưa có nước nào ngừng nhập khẩu các sản phẩm thịt của Brazil, đồng thời chưa ghi nhận trường hợp bị ảnh hưởng do thịt kém chất lượng của nước này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.