Đâm con rể, chém hàng xóm.
Tại phiên tòa, Vũ Văn Mạnh (SN 1963, trú tại xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội), vẻ mặt đờ đẫn của người mắc bệnh tâm thần đã phải đứng trước vành móng ngựa về hành vi phạm tội của mình. Với đôi tay cầm dao đâm chém người thân, bà con hàng xóm cũng là họ hàng thân thiết được tái hiện tại Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội khiến nhiều người phải rùng mình.
Bị cáo tại phiên tòa xét xử |
Không dừng tay, Mạnh tiếp tục chạy vào bếp lấy một con dao nữa chạy ra ngõ rồi sang nhà em trai mình đòi chém. Thấy đóng cửa nên Mạnh chuyển sang đối tượng khác. Với thái độ hung hãn, Mạnh nhìn ai là chém người đó. Khi không còn ai ở nhà em mình, Mạnh tiếp tục dùng dùng con dao khác đi ra đường liên thôn. Tại đây, Mạnh thấy Dương Thị Lan. Chẳng nói chẳng rằng, Mạnh vung dao lên chém một nhát vào đầu Lan. Thấy Lan bỏ chạy, bị Mạnh đuổi theo vào trong nhà thì gặp cháu của Lan. Mạnh tiếp tục giơ dao chém nhưng cháu của Lan chạy thoát. Mạnh lại quay đầu ra sân và gặp bà Nguyễn Thị Nhung. Chưa kịp phản ứng, Nhung đã bị chém nhiều nhát vào đầu gục tại chỗ.
Bà Nhung nằm đó, Mạnh tiếp tục sang nhà hàng xóm và hễ cứ gặp ai là Mạnh vung dao chém và đuổi theo người đó. Chỉ đến khi mọi người trong xóm cầm cuốc, xẻng chạy ra, Mạnh mới chịu dừng tay, bỏ chạy về nhà. Đến nơi, không hiểu vì lý do gì, Mạnh cầm dao, tự đập vào đầu, gây thương tích cho bản thân mình. Sau đó, Mạnh ra cơ quan công an đầu thú về hành vi của mình.
Nỗi đau của chàng rể...
Với vẻ mặt buồn bã của chàng rể khi nhìn người bố hầu tòa khiến bao người không khỏi xúc động. Với anh, dường như câu chuyện đó vẫn là nỗi ám ảnh không thể nào phai mờ trong suốt thời gian đó cho đến nay.
Anh D. cho biết, trước khi về làm rể, anh được nghe nhiều câu chuyện về bố vợ tương lai. Ông là một con người thẳng thắn thật thà, gần 20 năm trước có đi bộ đội. Nghe nói ông Mạnh có yêu một cô gái dân tộc ở một vùng núi phía Bắc. Thấy bảo hai người yêu nhau tha thiết nhưng không đến được với nhau. Từ ngày chia tay người yêu, rời quân ngũ về quê nhà Gia Lâm, Hà Nội, ông Mạnh bỗng phát bệnh tâm thần nhẹ. Được điều trị kịp thời căn bệnh này đã không phát triển nặng lên.
Năm 1989, sau khi mối tình đầu dần mờ nhạt, ông cùng một người con gái chân quê tổ chức lễ cưới. Với nghề thợ mộc, ông cùng người vợ sống chan hòa cùng bà con làng xóm. Tháng 9/2011, hạnh phúc đã đến với người con gái thứ hai của ông khi lên xe hoa với chàng rể người Thanh Hóa. Vì lo lắng cho con cái cùng với tuổi già, căn bệnh tâm thần đã âm ỉ suốt mấy chục năm qua nay bùng phát.
“Hôm gây án, em thấy mặt bố em đỏ bừng lên, đôi mắt đỏ ngầu. Sau đó bố em cầm dao định chém com trai, em sợ quá nhảy vào can ngăn liền bị bố đâm một nhát vào phía thận trái”. Chàng rể của bị cáo nhớ lại phút hãi hung gây án của bố vợ. An h D. cho biết sau cú đâm chí mạng của bố vợ, anh mất quả thận trái, phải về quê nhà điều trị cả tháng trời. Đây là một nỗi buồn vô hạn, quá bất ngờ đến với gia đình anh đúng ngày vui của anh và con gái ông Mạnh.
Tại phiên xử, phía gia đình bị hại nêu quan điểm cần xem xét lại bản giám định tâm thần cho bị cáo và xét xử đúng người đúng tội. Hầu hết các bị hại đều cho rằng bị cáo không mắc bệnh tâm thần vì trước khi gây án, bị cáo là người bình thường, không đánh nhau, gây gổ với ai.Tuy nhiên, một người bình thường thì không thể nào cầm dao đâm con trai, con rể đến chí mạng như vậy…?