Cuộc săn lùng cỗ máy giết người hoàn hảo

Hổ là cỗ máy giết chóc hoàn hảo và một khi đã nếm thịt người, chúng sẽ tiếp tục tấn công các nạn nhân mới
Hổ là cỗ máy giết chóc hoàn hảo và một khi đã nếm thịt người, chúng sẽ tiếp tục tấn công các nạn nhân mới
(PLO) - Nazim Khan căng mắt nhìn vào các cánh đồng rộng lớn nằm trước mặt, vốn bị những cây mía cao hơn nhiều chiều cao tới 1m8 của anh phủ kín. Ở nơi nào đó ngoài kia, một con hổ đã quen ăn thịt người, đang lảng vảng chờ cơ hội tóm thêm con mồi mới. 
Cỗ máy giết chóc hoàn hảo
Một cuộc săn lùng quy mô khổng lồ vừa được mở ra tại phía Bắc Ấn Độ. Tại thời điểm này, hai tháng sau khi con hổ Bengal bắt đầu màn giết chóc của nó, Khan vẫn chưa thấy một cái kết tốt đẹp. Khan là một nhà bảo tồn thiên nhiên trẻ tuổi. Anh biết rằng con hổ hoặc sẽ mất mạng, hoặc sẽ bị bắt và chuyển tới sở thú. 
Hiểu một cách đơn giản thì con hổ sẽ nhận án tử hình hoặc tù chung thân, những cái kết đầy bất lợi cho cả con hổ và các nhà bảo tồn. Nhưng những người dân làng đang hết sức sợ hãi và gia đình các nạn nhân đều muốn chấm dứt ngay màn gieo rắc kinh hoàng của con hổ. 
Nhân vật chính của tấn kịch được cho là một con hổ cái 4 tuổi đi lạc khỏi Công viên quốc gia Jim Corbett. Nó giết người đầu tiên vào ngày 29/12, dù không ai hiểu lý do vì sao. Kể từ đó, con hổ đã đi từ làng này sang làng khác, giống như một kẻ giết người hàng loạt tìm nạn nhân mới. "Thường hổ đi lạc sẽ theo lối cũ để trở về. Nhưng con hổ này lại đi lang thang khắp nơi" - Khan nói. 
Hổ là loài sinh ra với bản năng sát thủ. Nó có thể đánh hơi thấy con mồi từ cách xa 2 km và rất giỏi phục kích chờ nạn nhân tới gần. Nhiều nạn nhân đã bị con hổ tấn công khi đang thu hoạch mùa màng, nhặt củi khô hoặc chăn dắt gia súc. Khan cho biết một con hổ trưởng thành chỉ cần 30 giây là giết xong một con người. "Hổ giống như một cỗ máy giết chóc hoàn hảo vậy" - anh nói. 
Được biết một số nạn nhân bị hổ tát chết giữa ban ngày. Số khác bị hổ mang đi vào đêm và ăn thịt. Những gì còn lại của họ chỉ được phát hiện nhiều giờ sau đó. Đôi khi manh mối duy nhất về vụ tấn công rùng rợn chỉ là một chiếc khăn đội đầu, một đôi giày hoặc chút máu khô.
Nạn nhân mới nhất của con hổ là một người đàn ông 50 tuổi tên Lal Singh, sống ở làng Tanda Sahuwala. Cháu của Lal Singh cho biết ông đưa trâu đi ăn cỏ trong ngày 7/2. Khi trời tối, đàn trâu trở về nhưng Lal Singh thì không. Ngày tiếp theo, một đội tìm kiếm Lal Singh đã nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng: Chỉ còn phần thân trên của Lal Singh là còn nguyên vẹn. Những gì còn lại đã bị con hổ xơi sạch. 
Khan đánh giá khi một con hổ đã thèm thịt người, nó trở nên nhanh hơn và nguy hiểm hơn nhiều. Thông thường một con hổ nếu thấy bóng người ở gần sẽ quay đầu chạy mất. Nhưng một con hổ đã nếm thịt người sẽ làm điều ngược lại: Nó sử dụng khứu giác đặc biệt nhạy và khả năng nhìn rất tinh để tiến tới gần con người hơn. 
Một cuộc đua ngầm
Hổ luôn là một phần trong cuộc sống của Khan. Anh sinh ra và lớn lên ở Sherpur, vốn có nghĩa Thị trấn hổ trong tiếng Hindi, cũng có ý nhắc tới việc hổ sống nhiều ở Uttar Pradesh. Lớn lên anh đã quen với việc nhìn thấy hổ đi từ rừng rậm ra các vùng đất của con người. Anh quyết định dành trọn cuộc đời mình bảo vệ hổ, sau một lần được tiếp xúc với những chú hổ non hết sức dễ thương. 
Anh cũng luôn biết rằng hổ sợ người và chưa từng thấy chúng thèm thịt người, cho tới tận giờ. Một số tờ báo đưa tin con hổ mẹ bị mất con và đang trong hành trình đẫm máu để tìm lại chúng. Nhưng Khan tin rằng con hổ đang bị thương, có thể liên quan tới bộ răng, khiến nó không thể săn các con mồi bình thường mà chuyển sang con người. 
Thợ săn lùng sục trong các cánh đồng mía ở Uttar Pradesh để tìm dấu vết con hổ ăn thịt người
 Thợ săn lùng sục trong các cánh đồng mía ở Uttar Pradesh để tìm
dấu vết con hổ ăn thịt người
Sau vài lần giết người thành công, con hổ nhận ra rằng giết người thật dễ dàng. Và điều đáng ngại là rất ít những con hổ từng giết người trở lại đi săn các động vật hoang dã như dê, sau khi đã có trải nghiệm mới. Các quan chức Uttar Pradesh hiện đã ra lệnh tiêu diệt con hổ và điều tới nhiều thợ săn, nhằm nhanh chóng chấm dứt nỗi sợ của người dân. Về phần mình, Khan cũng nỗ lực tìm con hổ với các ý định riêng.
Các thợ săn hiện sử dụng xe hơi để săn con hổ trong khi Khan và cộng sự dùng voi. Mỗi con voi cao tới 3 mét , có thể đi qua dễ dàng những địa hình khó. Đó là cách an toàn và tốt nhất để lần theo dấu một con hổ, dù việc này vẫn đầy rủi ro. Hổ có thể nhảy lên rất cao. Một đoạn video từng được tung lên YouTube hồi năm 2008 cho thấy cảnh một con hổ đã nhảy lên tấn công một người đàn ông đang cưỡi voi.  Nhưng Khan không ngại rủi ro. Anh xem mình như một bức tường lửa cuối cùng giữa các thợ săn và con hổ, là bên duy nhất mong cứu mạng nó. 
Một vòng tròn luẩn quẩn
Được biết vào đầu thế kỷ 20, có gần 40.000 con hổ sống tự do tại Ấn Độ thuộc Anh. Nhưng chúng nhanh chóng bị thợ săn, những kẻ săn trộm và các nhà phát triển bất động sản triệt hạ. Ngày hôm nay quy mô đàn hổ giảm xuống chỉ còn khoảng 1.706 con, theo cuộc thống kê mới nhất do Cơ quan bảo tồn hổ quốc gia Ấn Độ thực hiện. 
Nhưng suy giảm số lượng chưa phải vấn đề tồi tệ nhất mà đàn hổ phải đối mặt. Nghiệt ngã thay, các cánh đồng mía nơi con hổ dùng làm nơi ẩn náu tấn công con người, lại là dấu hiệu rõ nhất cho thấy vấn đề lớn hơn: con người đã xâm phạm, chiếm lấy lãnh địa của hổ. Khi con người phá rừng để trồng lúa, hoa màu và nuôi gia súc, hổ dần mất môi trường sống tự nhiên. Tại Ấn Độ, hổ chỉ còn 11% môi trường sống tự nhiên so với trước kia. Chúng phải dựa vào các khu bảo tồn để tồn tại. 
Song tại những bang nghèo như Uttar Pradesh, bảo tồn đất cho hổ không phải là việc được ưu tiên. Những người nghèo vẫn liên tục phá rừng, chiếm đất, qua đó khiến lãnh địa của hổ càng thu hẹp hơn. "Vấn đề chung quy cũng vì cái đói" - Khan nói - "Con người lấn chiếm các vùng đất, buộc động vật nhỏ phải dọn tới sống trong các cánh đồng gần những ngôi làng. Điều này khiến hổ theo chân chúng tới gần con người". 
Với Tarabati, một người phụ nữ sống ở làng Maniawala, các giải thích về việc người chiếm đất của hổ nghe không lọt tai. Ngày 10/1 năm nay, đứa con trai Shiv Kumar, 22 tuổi, của bà đang đi về nhà khi bị một con hổ nhảy ra từ cánh đồng mía và bẻ gãy cổ. Con hổ đã kéo xác Kumar đi được hơn 100 mét và lẽ ra đã chẳng còn lại gì nếu như những người dân làng không kịp tới hiện trường đuổi nó đi. 
Tarabati nói rằng bà đã ngất xỉu khi thấy xác con và giờ chỉ muốn một điều duy nhất là con hổ phải chết. "Cuộc sống của một con hổ rất đáng giá" - bà nói - "Nhưng còn cuộc sống của những con người như chúng tôi thì sao?" 

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Ngọc Châm hy vọng hát bằng trái tim thì sẽ được mọi người yêu mến. (Ảnh: Bình Quách)

Ca sĩ Ngọc Châm cháy bỏng khi được hát ca khúc mình mê đắm

(PLVN) - Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật rất phong phú của mình, Ngọc Châm ở rất nhiều vai trò, nhưng với "Giai nhân 2", cô sẽ chỉ là ca sĩ để được sống trọn vẹn trong tình yêu âm nhạc của một người ca sĩ, để thỏa nỗi khao khát hát của cô bấy lâu nay, để được hát những gì mình thích, mình yêu, mình say đắm.

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.