Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Đã hứa phải thực hiện cho đúng"

(PLO) - Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khi trả lời chất vấn đại biểu quốc hội diễn ra chiều qua 18/11.
Không phải muốn thu phí bao nhiêu cũng được
Từ thực tế nhiều tuyến cao tốc đã được chuyển giao quyền cho các đối tác, trong đó có các đối tác nước ngoài khai thác bằng hình thức thu phí, một số ĐBQH lo ngại người dân sẽ phải chịu mức phí cao và nhiều trạm thu phí. ĐB Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) băn khoăn về phương án quản lý số phí thu được đúng mục đích, hạn chế thất thoát, tiêu cực sau khi các dự án này nâng cấp quốc lộ 1 hoàn thành. 
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định: “Mức thu phí phải theo quy định của pháp luật, có khung giá nhất định chứ không phải muốn thu bao nhiêu thì thu”. Bên cạnh đó, các trạm thu phí cũng phải đặt cách nhau tối thiểu 70km và sẽ sớm thực hiện đề án thu phí tự động để thu phí nhanh nhất, tránh thất thoát, lãng phí.
Nguồn thu từ phí sẽ được dùng để hoàn vốn đầu tư xây dựng tuyến, đường, đầu tư các tuyến khác cùng với việc huy  động vốn ngoài xã hội. Trong điều kiện đầu tư công hạn chế, Bộ đã đề xuất nhiều giải pháp huy động nguồn lực xã hội để tham gia phát triển hạ tầng giao thông, qua 3 năm huy động đạt gần 160.000 tỷ đồng, tương đương 60% nguồn vốn. Việc chuyển giao quyền khai thác kết cấu hạ tầng là bước đột phá để huy động được nhiều nguồn lực hơn nữa. 
Bộ trưởng Thăng cũng đưa ra con số, với 524km đường cao tốc đang được đầu tư, khai thác, nếu “bán” để chuyển đổi thì sẽ có tiền làm tiếp 500km nữa, để chứng minh khả năng đạt mục tiêu đến năm 2020 có 2.000km đường cao tốc nhờ “bán” quyền khai thác.
Phản ánh nhiều tuyến đưa vào chất lượng thấp khi suất đầu tư cao, phổ biến thất thoát 30-50%, thậm chí trên 50% giá trị công trình giao thông, ĐB Lê Thị Công (Bà Rịa – Vũng Tàu) muốn Bộ trưởng đưa ra giải pháp quản lý toàn diện để phòng, chống tham nhũng, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản các công trình giao thông. Người đứng đầu ngành GTVT đồng tình: “Chất lượng công trình giao thông là vấn đề rất được quan tâm”. 
Theo Bộ trưởng, đa số các dự án đưa vào khai thác vượt tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình nhưng vẫn có dự án hỏng hóc là do quá trình tổ chức triển khai, kiểm soát không chặt chẽ, không tuân thủ qui trình thi công, rủi ro nên “khắc phục các nguyên nhân và có sự giám sát tốt sẽ đảm bảo chất lượng công trình giao thông” – Bộ trưởng nhận định.
Địa phương quyết liệt sẽ hết xe “hổ vồ”
Đánh giá cao nỗ lực và những kết quả xử lý, kiểm soát tải trọng xe thời gian qua, một số ĐBQH vẫn đặt câu hỏi về tính căn cơ của các giải pháp mà Bộ GTVT cùng các Bộ đang thực hiện để xử lý, ngăn chặn xe quá khổ, quá tải. 
Trong khi ĐB Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) lo ngại vì cơ cấu vận tải chưa hợp lý khi tỷ trọng vận tải đường bộ vẫn chiếm đến 76% thì ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) mong muốn được biết giải pháp để đối phó với tình trạng xe quá khổ, quá tải, còn gọi là xe “hổ vồ”, vẫn là vấn đề bức xúc, nhức nhối dù chống tiêu cực trong đăng kiểm có rất nhiều hiệu quả.
Khẳng định “năm 2015 tiếp tục kiểm soát tải trọng phương tiện”, Bộ trưởng Thăng cho biết, nếu tiếp tục làm quyết liệt hơn, quyết tâm cao hơn, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương thì chắc chắn đến cuối năm 2015 sẽ không còn xe quá khổ, quá tải. Đồng thời, theo Bộ trưởng những giải pháp đang thực hiện là căn cơ, nhưng nếu có sự vào cuộc tích cực của người đứng đầu chính quyền địa phương thì “sẽ không còn chỗ cho xe quá khổ, quá tải”.
Cùng mối băn khoăn của một số ĐBQH, ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam) đặt vấn đề về suất đầu tư trung bình cho một kilômét quá cao, thậm chí có những tuyến “cao nhất hành tinh”, về đề nghị Bộ trưởng có nên tách chi phí giải  phóng mặt bằng khỏi chi phí làm đường để công khai cho người dân giám sát. Vấn đề này, tuy Bộ trưởng Thăng đã trả lời song ĐB chưa hài lòng với cách đưa thông tin về những “đặc thù” để lý giải nên tiếp tục đề nghị Bộ trưởng giải thích rõ hơn tại phiên chất vấn sáng nay. 
Lo ngại an toàn sau sự cố của dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) gây chết người vừa qua, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) yêu cầu Bộ trưởng Đinh La Thăng cam kết khi đưa vào vận hành khai thác có tuyệt đối an toàn? Có cần làm thêm gì để đảm bảo tàu không rơi khi vận hành? 
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, dự án này sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc, do nhà thầu Trung Quốc thi công, sử dụng công nghệ mới nhất của Trung Quốc. Dự án đã được phê duyệt phương án đảm bảo an toàn thi công khi người dân lưu thông và cả trong quá trình khai thác, vận hành sau khi hoàn thành. Vừa qua, khi xảy ra sự cố, Bộ đã chỉ đạo đã tạm dừng thi công để kiểm tra, đảm bảo an toàn mới cho thi công tiếp. Khi dự án hoàn thành sẽ tổ chức giám sát vận hành đúng thiết kế, an toàn cho người dân.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.