Câu hỏi khó của Bộ trưởng Đinh La Thăng về “xã hội đen“

Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đặt câu hỏi thú vị “Xã hội đó là xã hội gì?”, dành cho Đại tá Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (C67, Bộ Công an)
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đặt câu hỏi thú vị “Xã hội đó là xã hội gì?”, dành cho Đại tá Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (C67, Bộ Công an)
(PLO) - Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp xử lý tình trạng tiêu cực tại các trạm cân và hiện tượng “xã hội đen” thao túng, bảo kê hoạt động xe quá tải, quá khổ trên một số tuyến đường bộ. 
Liên quan đến vấn đề này, trước đó vào ngày 1/8/2014, trong cuộc họp Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã đặt câu hỏi thú vị “Xã hội đó là xã hội gì?”, dành cho Đại tá Trần Sơn Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (C67, Bộ Công an).
“Xã hội đen hay không xã hội đen”?
Trong Từ điển tiếng Việt hiện tại cũng chưa có định nghĩa của cụm từ “xã hội đen”. Nhưng có thể hiểu một cách nôm na, “xã hội đen” là từ chỉ thế giới ngầm, những băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức trong bóng tối xã hội. Tại Ủy ban ATGT Quốc gia vừa qua, nhận định về vấn đề này, ông Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục C67 cho rằng: “Thế nào là xã hội đen? Cứ nói thế. Xã hội đen là khống chế hoàn toàn chính quyền địa phương hoặc một đơn vị nào đó. Xã hội đen là tập thể và phải có tổ chức, chứ một đối tượng không thể gọi là xã hội đen được, mà chỉ là cò mồi”. 
Tuy nhiên, câu trả lời trên của ông Hà đã bị Bộ trưởng Đinh La Thăng phản bác: “Tôi không nắm rõ định nghĩa về xã hội đen của các anh, nhưng chuyện chỉ cần dán một phù hiệu lên xe là chạy vô tư mà không bị ai kiểm soát là xã hội gì? Phù hiệu không phải của Bộ Giao thông, không phải của Bộ Công an, mà của một cá nhân dán lên xe là đi được, hành vi này nằm ngoài hệ thống pháp luật của Việt Nam. Tôi xin báo cáo với anh Hà, chỉ cần một lực lượng bảo kê, dẫn đường là cả đoàn xe ung dung đi, cả chính quyền và lực lượng công an, thanh tra tê liệt, không làm được gì. Cả đoàn trăm cái xe được chụp ảnh lại, có biển số xe, có phù hiệu hẳn hoi mà các anh vẫn bảo là không có, không biết gì? Xã hội đen hay không xã hội đen thì xin Bộ Công an cho ý kiến!”. 
Câu chuyện này chắc sẽ gợi cho nhiều người nhớ về một Thiếu tá Công an Đà Nẵng có tên Đinh Công Sắt, người có hàng trăm xe tải vận chuyển phế thải, vật liệu xây dựng chạy trên địa bàn. Để tiện cho việc lưu thông trên đường, thoải mái chở quá tải, mất an toàn giao thông, ông ta đã cho viết kí hiệu Fe (kí hiệu Sắt trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Mendeleev) và số điện thoại của mình trên tất cả các xe. 
Tập đoàn này tung hoành ngang dọc Đà Nẵng, băm nát các tuyến đường, phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá tải. Rất may mắn cho người dân Đà Nẵng là hành vi “coi trời bằng vung” của “ông Fe” này đã bị lật tẩy và phải chịu một mức án thích đáng vào năm 2005. 
Tất nhiên, ông Hà cũng có lí khi nói một cá nhân thì chỉ là cò mồi. Nhưng liệu một cá nhân có thể dẫn đoàn xe hàng trăm chiếc quá tải, đi vào đường cấm, chở 30.000 tấn gạo/tháng mà ngang nhiên qua mặt được các cơ quan chức năng trong suốt một thời gian dài? 
...mà còn gây nguy hiểm cho người dân
...mà còn gây nguy hiểm cho người dân
“Cò mồi” 
mà lộng hành như thế?
Một trong những vấn đề giao thông nhức nhối hiện nay đó là tình trạng đường hỏng quá nhiều. Đường hỏng thì mọi người nghĩ ngay tới việc tham nhũng trong làm đường, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, đúng thiết kế… mà quên mất một điều là xe quá tải băm nát đường.
Những chiếc xe chỉ được phép chở 10 tấn thì nay chất lên 60-70 tấn kẽo kẹt trên đường thì thử hỏi có con đường nào chịu được? Những ổ trâu, những sóng trâu trên quốc lộ 1A, đoạn trước Đèo Ngang mới đây bị Bộ trưởng Thăng “tuýt còi” dừng thu phí đến khi sửa xong là một ví dụ. Hay tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đang thi công dang dở, vừa trải thảm lót xong đã bị hàng trăm xe chở quá tải vượt barie, rào chắn băm nát hàng đêm thì chất lượng công trình làm sao có thể đảm bảo?
Nguyên nhân là do sự tồn tại của những “đoàn xe ma”, xe “xã hội đen” “bảo kê” hay “xe vua” trên những cung đường cả nước? Dư luận đang tập trung về đường 5, hành khách đi xe khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng không hiểu tại sao cứ hết cầu Thanh Trì, xuống quốc lộ 5 là một loạt các xe khách thường xuyên chạy trên tuyến đường này phải dừng lại chờ xe của hãng T.L., Đ.X. hoặc những chiếc xe khách không mang tên hãng vượt lên mới được nối đuôi nhau chạy tiếp. Đó là “luật rừng” của các xe “đầu gấu”. 
Một tài xế đang chạy cho hãng xe Hoàng Long cho biết: “Cánh lái xe chúng tôi phải dừng lại nhường xe “đầu gấu” lên trước. Nếu tài xế nào không dừng sẽ bị đầu gấu chặn xe hành hung. Đã có nhiều trường hợp tài xế bị đánh gãy tay, sưng mặt”. 
Không chỉ đe dọa, hành hung tài xế các hãng vận tải để “cướp” khách, những đối tượng côn đồ núp bóng nhân viên các hãng xe “đầu gấu”còn thách thức, hành hung cả cán bộ công nhân viên bến xe khi bị nhắc nhở về vi phạm nội quy bến. Trở lại lời phát biểu ở trên của ông Trần Sơn Hà: “... một đối tượng không thể là xã hội đen mà chỉ là cò mồi”. “Cò mồi” mà lộng hành như vậy thì liệu lời phát biểu đã phản ánh đúng thực tế khách quan?
Tại cuộc họp xử lý tình trạng tiêu cực tại các trạm cân và hiện tượng “xã hội đen” thao túng hoạt động xe quá tải, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu lập lại trật tự trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải hàng hóa trên đường bộ, đưa ra giải pháp đồng bộ, kịp thời nhằm ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực đối với lực lượng tham gia thực thi công vụ; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng “xã hội đen” thao túng, bảo kê hoạt động cho xe quá tải, quá khổ. Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng và các địa phương có phương án phối hợp, xử lý nghiêm hành vi móc ngoặc, hối lộ để dẫn xe vượt hoặc né tránh trạm kiểm tra, các đối tượng có hành vi chống đối, phá hoại trạm kiểm tra tải trọng xe. 
Bộ GTVT phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tại các trạm kiểm tra tải trọng phương tiện, giám sát việc chấp hành xếp hàng hóa đúng quy định lên xe ô tô ngay tại gốc từ các kho, cảng, ga đường sắt, mỏ vật liệu. Ngoài ra, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng nếu để xảy ra tình trạng tiêu cực nêu trên. 

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.