Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Hội nghị lần này nhằm mục đích nâng cao nghiệp vụ công tác pháp chế cũng như hướng dẫn các văn bản pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền, chính sách đối với cán bộ làm công tác pháp chế; hướng dẫn quy trình xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền, chính sách đối với cán bộ làm công tác pháp chế trong lĩnh vực giáo dục đại học; khoa học, công nghệ và môi trường; quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng đã cùng nhau trao đổi về những điểm mới trong thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế quy định tại Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 380 đại biểu là lãnh đạo, người làm công tác pháp chế tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Hội nghị có sự tham dự của hơn 380 đại biểu là lãnh đạo, người làm công tác pháp chế tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Theo TS Mai Thị Anh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, sau hơn 10 năm triển khai Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, công tác pháp chế đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế, cũng như giải quyết một số tồn tại, hạn chế nhất định của việc triển khai Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 18/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2024/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 55/2011/NĐ-CP. Trong đó, bổ sung các quy định về ngạch pháp chế viên, tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế; trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ hỗ trợ đối với công chức làm công tác pháp chế.

Ngoài ra, một số điểm mới của Nghị định 56/2024/NĐ-CP đối với các cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh, cụ thể là các Sở GD&ĐT thì quy định rõ ràng việc thành lập tổ chức pháp chế tại cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh trong trường hợp không đủ điều kiện thành lập Phòng Pháp chế, tổ chức pháp chế có thể được bố trí tại Văn phòng hoặc phòng chuyên môn nghiệp vụ.

Đồng thời, tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn cũng chịu sự kiểm tra về công tác pháp chế của Sở Tư pháp cũng như hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của tổ chức pháp chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

TS Mai Thị Anh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội nghị

TS Mai Thị Anh – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội nghị

Theo TS Mai Thị Anh chia sẻ thêm, hội nghị tập huấn lần này không chỉ là dịp để các chuyên gia mà còn là cơ hội để các đại biểu thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, phản ánh những khó khăn, vướng mắc và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện và giúp công tác pháp chế thực sự trở thành trụ cột hỗ trợ sự phát triển của ngành giáo dục trong thời gian tới.

Qua đây, TS Mai Thị Anh cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục Đại học công lập hoàn thiện quy định pháp luật về công tác pháp chế; hoàn thiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa đơn vị làm công tác pháp chế với các đơn vị khác trong nhà trường; tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác pháp chế và tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến, giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục đại học.

TS Nguyễn Viết Lộc – Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo

TS Nguyễn Viết Lộc – Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận một số quy định về thẩm quyền của sở giáo dục và đào tạo và trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học về thành lập, cho phép hoạt động cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục đại học quy định tại Nghị định số 125/2024/NĐ-CP; quy trình xây dựng văn bản quản lý nội bộ của đơn vị và thực tế triển khai các hoạt động liên quan đến tổ chức bộ máy và nhân sự của các cơ sở giáo dục đại học...

Dịp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiến hành báo cáo và lấy ý kiến các đại biểu về một số nội dung của việc thực hiện Luật Giáo dục 2019.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Đọc thêm

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!

Nghị lực nữ sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ ở Quảng Bình

Các thầy cô trong trường thăm và tặng quà gia đình Hà dịp Tết Giáp Thìn. (Ảnh: Q.Bình)
(PLVN) - Cô học trò ở Quảng Bình mồ côi cả cha lẫn mẹ, suýt phải bỏ học vì nghèo, nhưng vượt lên hoàn cảnh, em đã học rất giỏi, thực hiện ước mơ vào giảng đường đại học. Đó là tân sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hà, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế.