'Bỏ đổi mới không còn là giáo dục'?

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLO) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) đã liên tục nhiều năm “cải tiến” với đổi mới tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), nhưng mùa thi nào cũng để lại những bức xúc trong dư luận. 

Thực chất là thi 9 môn thay vì 5 môn

Như vậy, sau nhiều năm, thí sinh cả nước phải đối mặt với hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ cách nhau chỉ 1 tháng, năm 2015 lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đã gộp hai kỳ thi làm một, gọi là kỳ thi THPT quốc gia. Kì thi đã giảm được nhiều phiền hà, tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội.

Song với việc Bộ cho phép thí sinh được “nộp vào, rút ra” thoải mái tới tận phút chót xét tuyển ĐH năm 2015 đã tạo nên một cuộc chạy đua căng thẳng, đến nỗi vào ngày chót có hai mẹ con thí sinh ở Hà Tĩnh phải thuê xe cấp cứu hú còi vượt hơn 350 km ra Hà Nội rút hồ sơ từ Học viện An ninh để chuyển sang ĐH Bách khoa Hà Nội.

Rút kinh nghiệm 2015, sang năm 2016 Bộ lại đảo ngược thành cấm “rút ra, nộp vào”, tức đã nộp hồ sơ vào trường nào là “chốt hạ” trường đó, đỗ hay trượt đành chịu. Tình trạng nộp hồ sơ của các trường cũng không được công bố, dẫn đến việc lần đầu tiên hàng loạt trường top đầu lâm cảnh tuyển thiếu chỉ tiêu. Và chuyện trớ trêu đã xảy ra, thí sinh điểm cao thì trượt, còn thí sinh điểm thấp hơn lại đỗ đối với cùng một ngành của một trường.

Với năm 2017, Bộ lại tiếp tục đổi mới, trong đó đáng chú ý là thí sinh sẽ phải thi 5 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân), trừ môn Văn thi tự luận, 4 môn còn lại đều thi trắc nghiệm để máy chấm; mỗi địa phương chỉ có một cụm thi thay vì có hai cụm thi như hiện nay. Như vậy, thực chất thí sinh sẽ phải thi tới 9 môn thay vì phải thi 5 môn. Chưa kể thi trắc nghiệm môn Toán cũng là điều quá mới lạ với cả thầy lẫn trò.

Về dự thảo kỳ thi THPT Quốc gia 2017, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói: “Phương án thi năm 2017 không phải hoàn toàn mới mà là sự kế thừa những ưu điểm, rút kinh nghiệm từ hạn chế, khuyết điểm của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 để tốt hơn. Bộ chủ trương tổ chức theo hướng trắc nghiệm khách quan và áp dụng công nghệ thông tin vào thi cử để tránh tình trạng học lệch, học tủ và công bằng trong thi cử từ công tác chấm thi”.

Trước  câu hỏi, nhiều ý kiến cho rằng thay đổi liên tục và quá nhanh trong giáo dục giống như đem thí sinh ra làm “thí nghiệm”, “chuột bạch”, đồng thời  nhiều phụ huynh sốt ruột đặt câu hỏi, tới chừng nào thì Bộ “dừng” 2 từ “đổi mới”, Bộ trưởng nghĩ sao?”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trả lời: “Tôi xin khẳng định một lần nữa những thay đổi năm nay chỉ là kế thừa năm học trước. Giáo dục đang chuyển từ nhồi nhét kiến thức sang đánh giá năng lực.

Bỏ đổi mới đi thì không còn là giáo dục, chỉ có điều đổi mới làm sao cho có hiệu quả. Trong giáo dục cần có lộ trình vững chắc, có sự chuẩn bị tốt thì tạo ra nền tảng tốt. Giáo dục đổi mới hôm nay không phải mai phát huy hiệu quả mà có khi chục năm sau mới thấy tác dụng”.

“Xin các bác hãy nghĩ đến thí sinh chúng cháu!”

Đành là vậy, nhưng những chia sẻ này của Bộ trưởng chưa trấn an được dư luận khi mà những tiền lệ xấu từ đổi mới của kỳ thi THPT Quốc gia vẫn khiến phụ huynh và học sinh bị hoang mang. Dẫu biết đổi mới một phương pháp thi không thể đòi hỏi hoàn thiện được ngay nhưng có lẽ Bộ GD-ĐT cần thận trọng hơn nữa trong những bước đổi mới tiếp theo của mình. Bởi suốt 2 năm qua, nhiều phụ huynh đã phải kêu trời vì con em mình bị coi như “chuột bạch”, khi các em mỗi năm một “phương án thi”, theo kiểu thí điểm “ vừa chạy, vừa xếp hàng”...

Một học sinh lớp 12 ở Hà Nội chia sẻ: “ Mấy bác cứ nói là tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh, thì đúng là thí sinh không cần phải đi xa để thi nữa, nhưng giảm áp lực thi cử thì mấy bác đang đi ngược lại đấy. Cháu vô cùng bối rối các bác ơi, những thay đổi ngay từ năm 2014 là chúng cháu sinh năm 1999 vừa bước vào lớp 10, đã học theo hình thức thi đó rồi, bây giờ đã cuối cấp còn thay đổi tiếp, thay đổi đến chóng mặt.

Cứ đem chúng cháu ra làm “chuột bạch” một cách bất ngờ, nếu có thay đổi thì cháu nghĩ là nên có thông báo phương hướng trước đó 3 năm... Cháu chân thành mong các bác suy nghĩ kĩ và đưa ra phương án tốt nhất, hãy nghĩ đến thí sinh chúng cháu với ạ!”...

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...