Bình Định đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn"

Toàn cảnh Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn".
Toàn cảnh Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn".
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 19/2, tại Chùa Bà, thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, UBND huyện Tuy Phước phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn".

Được biết, "Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn" là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ tư của tỉnh Bình Định sau Võ cổ truyền Bình Định, Hát bội Bình Định và Nghệ thuật Bài chòi Bình Định. Cảng thị Nước Mặn ra đời vào đầu thế kỷ 17, là một cảng thị lớn, quan trọng và sầm uất ở Đàng Trong nhằm thông thương, giao lưu văn hóa giữa Bình Định với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Năm 1610 (khi Cảng thị Nước Mặn bước vào thời kỳ phồn vinh) Chùa Bà được khởi dựng.

Buổi đầu, Chùa Bà là một ngôi miếu đơn sơ để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân. Dần dần, khi đã an cư, lạc nghiệp, làm ăn phát đạt, phố cảng Nước Mặn cũng trở nên sầm uất, một số thương nhân đã đóng góp tiền của, tu bổ cho miếu thêm khang trang và to đẹp hơn. Chùa Bà đã trở thành tín ngưỡng chung cho cả người Việt lẫn các sắc tộc đã định cư nơi này lúc bấy giờ.

Lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn”Lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước đón nhận Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn”

Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn từ lâu được xem là một trong những hoạt động truyền thống có quy mô lớn và ra đời sớm ở Bình Định.

Hàng năm, lễ hội được tổ chức trong 03 ngày (từ ngày cuối cùng của tháng Giêng âm lịch đến ngày 02 tháng Hai âm lịch) với nhiều nghi lễ, tín ngưỡng mang tính đặc trưng của vùng cảng thị xưa như: lễ tế các vị thần linh đã phù hộ cho người đi biển, buôn bán, che chở cho đời sống tinh thần, vật chất của người dân, bảo hộ cho việc sinh sản mẹ tròn con vuông; lễ rước các biểu trưng ngư, tiều, canh, mục với những hình tượng như: người đốn cây, khai phá rừng ngập mặn; nông dân vỡ ruộng đắp bờ; ngư dân bủa lưới đánh cá; người chăn nuôi gia súc… nhằm tưởng nhớ, tôn vinh công lao khai sáng của cha ông đã biến vùng đầm lầy ven biển trở thành một đô thị thương cảng sầm uất.

Ngoài ra, phần hội với nhiều trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Trải qua bao đời tiếp nối gìn giữ, lễ hội đã và đang trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, mang tính cộng đồng cao của địa phương Tuy Phước nói riêng và toàn tỉnh Bình Định nói chung.

Nghi thức rước Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: "Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn" vào đền thờNghi thức rước Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: "Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn" vào đền thờ

Phát biểu tại Lễ đón nhận bằng, ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1839/QĐ-BVHTTDL ngày 04/8/2022.

Đây vừa là sự hòa quyện và kết nối giữa hiện tại và quá khứ, cũng là dịp để người dân hiểu nhiều hơn về vùng đất cảng thị và vai trò của Cảng thị Nước Mặn đối với đời sống kinh tế - văn hóa Bình Định qua bao thế kỷ. Các hoạt động trong lễ hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống uống nước nhớ nguồn, yêu quê hương đất nước cho các thế hệ mai sau. Từ đó khơi dậy tinh thần vươn lên trong lao động sản xuất để xây dựng vùng đất có vai trò và ý nghĩa lịch sử này thêm giàu đẹp.

"Hy vọng trong thời gian tới, bằng sự nỗ lực và trách nhiệm, huyện Tuy Phước cùng với Sở Văn hóa và Thể thao, cộng đồng dân cư tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát huy di sản Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn; tổ chức nhận diện, tư liệu hóa di sản, phục hồi các thành tố đã mai một; xây dựng các chương trình giáo dục, giới thiệu, quảng bá di sản gắn với phát triển du lịch". Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang cho biết thêm.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Nguyên- Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành thông tin về Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024 (ảnh Thùy Dương).

59 tên sách được chọn vào chung khảo Giải thưởng Sách quốc gia 2024

(PLVN) -  59 tên sách được Hội đồng chung khảo lựa chọn để trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ bảy thuộc sáu lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; Khoa học xã hội và nhân văn; Khoa học tự nhiên và công nghệ; Văn hóa, văn học và nghệ thuật; Thiếu nhi; Sách được bạn đọc yêu thích.

Đọc thêm

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .