Về đại ngàn Trường Sơn xem lễ hội đập trống của người Ma Coong

Du khách cùng các thanh niên trai tráng người Ma Coong thi nhau đập trống thủng trước khi trời sáng.
Du khách cùng các thanh niên trai tráng người Ma Coong thi nhau đập trống thủng trước khi trời sáng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Lễ hội đập trống của đồng bào người Ma Coong sinh sống giữa đại ngàn Trường Sơn xã Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) được tổ chức ngày 16 tháng Giêng hàng năm. Cầu mong cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, ấm no, hạnh phúc, trai gái gặp gỡ, hẹn hò, trao lời hẹn ước…

Đã thành thông lệ hằng năm, ngày 16 tháng Giêng âm lịch, mọi người dân lại về bản Cà Roòng 1 (xã Thượng Trạch) để chuẩn bị tham gia lễ hội đập trống. Trước đó người Ma Coong ai nấy cũng đều góp sức vào chuẩn bị cho lễ hội, trai tráng trong làng thì cùng nhau làm trống, phụ nữ thì nấu xôi, nấu rượu mời khách khứa đến vui chơi trong đêm hội.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong.

Độc đáo lễ hội đập trống của người Ma Coong.

Theo truyền thuyết, vùng đất của người Ma Coong đang ở xuất hiện một con khỉ ác, đêm thường vào rẫy phá hại mùa màng của bà con. Từ khi có khỉ ác xuất hiện, người Ma Coong liên tục mất mùa đói kém, đau ốm triền miên. Người Ma Coong đã dùng nhiều cách đuổi khỉ ác nhưng vẫn bất lực.

Hòa mình cùng đồng bào Ma Coong tham gia đập trống.

Hòa mình cùng đồng bào Ma Coong tham gia đập trống.

Đến một đêm rằm tháng Giêng, một vị già làng nằm mơ thấy Giàng (trời) hiện về mách bảo, muốn đuổi khỉ thì hãy làm một chiếc trống tiếng thật vọng mang ra đánh vào đêm trăng sáng nhất.

Ngay hôm sau, người Ma Coong đã hoàn thành ngay một chiếc trống, có âm thanh to, vang xa tận sâu trong lòng đại ngàn núi rừng Trường Sơn. Chờ đúng giờ trăng sáng nhất đêm rằm ngày 16, thanh niên trai tráng trong bản mang trống ra thay nhau đánh, khỉ ác hoảng sợ bởi tiếng trống nên trốn khỏi vùng đất này, không bao giờ trở lại.

Du khách hòa mình cùng đồng bào Ma Coong đập trống.

Du khách hòa mình cùng đồng bào Ma Coong đập trống.

Để tưởng nhớ vị già làng, tổ tiên người Ma Coong, đền đáp công ơn của Giàng, những của ngon vật lạ trên vùng đất của người Ma Coong được lựa chọn, bày biện làm lễ cúng tế tại lễ hội đập trống. Mâm cỗ cúng Giàng được chuẩn bị gồm có: Rượu cần, gà, cá, xôi, bắp chuối rừng, ngọn cây mây, khúc thân cây đoác... Già làng Đinh Xon được dân bản tín nhiệm làm chủ lễ cúng, cầu mong cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc.

Cùng già làng bắt đầu thưởng thức rượu...

Cùng già làng bắt đầu thưởng thức rượu...

Sau lễ cúng Giàng, bà con dân bản cùng du khách cùng nhau uống rượu mừng mùa trăng mới, tham gia đập trống trong không khí vui tươi. Những thanh niên khỏe mạnh với những cây dùi được chuẩn bị từ trước thi nhau trổ tài đánh trống mạnh với tiếng hô vang rừng: “Roa lữ, roa lữ, Giàng ơi!”. Trống được đánh cho tới khi thủng, cũng là lúc những đôi trai gái hẹn hò, trao cho nhau lời hẹn ước. Đây là một nét văn hóa đặc trưng của người Ma Coong.

Lễ hội đập trống là một nét văn hóa đặc trưng của người Ma Coong, cũng là nơi trai gái gặp gỡ, hẹn hò, trao lời hẹn ước.

Lễ hội đập trống là một nét văn hóa đặc trưng của người Ma Coong, cũng là nơi trai gái gặp gỡ, hẹn hò, trao lời hẹn ước.

Lễ hội đập trống của người Ma Coong là điểm hẹn sinh hoạt văn hóa đặc sắc, gần gũi với đông đảo du khách gần xa, là một sự kiện văn hóa quan trọng của tỉnh Quảng Bình, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia (năm 2019).

Tin cùng chuyên mục

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.

Đọc thêm

Quốc tế ca ngợi cách bảo tồn và phát triển hệ sinh thái Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
(PLVN) - Cách Hội An khoảng 20km, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm đang trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách bởi hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước. Qua 15 năm bảo tồn và phát triển, hệ sinh thái Cù Lao Chàm không chỉ được phục hồi tương đối nguyên vẹn mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch cả nước. Nơi này còn được báo chí quốc tế khen ngợi về công tác bảo tồn hệ sinh thái.

Hà Nội – Những con phố Studio

Hà Nội – Những con phố Studio
(PLVN) -  Hà Nội luôn biết cách “gây thương nhớ” cho ai sống trong lòng Hà Nội hoặc một lần bước chân qua. Một góc phố, một quán café, một con đường… có thể trở thành Studio tuyệt đẹp lưu giữ những khung hình mang nét đẹp rất riêng của Thủ đô.

Vietnam Airlines liên tiếp thông báo tin vui

Vietnam Airlines liên tiếp thông báo tin vui
 - Tại lễ trao giải SMARTIES Vietnam 2024, Vietnam Airlines được vinh danh ở hai hạng mục Personalization (Cá nhân hóa, giải Bạc - không có giải Vàng) và Real Time Marketing (Tiếp thị theo thời gian thực, giải Đồng) cho chiến dịch “Million miles of wonder experiences”.

Tạm dừng tuyến đi bộ leo núi Lang Biang để bảo đảm an toàn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Dala Travel)
(PLVN) - Chiều 31/10, lãnh đạo Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (tỉnh Lâm Đồng) cho biết đã thông báo tạm dừng tuyến đi bộ lên đường mòn Lang Biang ở độ cao 2.167m. Nguyên nhân là do không đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là các du khách tự phát, không đăng ký với đơn vị chủ rừng trước khi đi.

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa

Chung tay kích cầu du lịch, 'hút khách' đến Sa Pa
(PLVN) - Ngày 29/10/2024, tại thị xã Sa Pa, Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức Chương trình kích cầu du lịch lớn nhất năm 2024 với chủ đề “Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây”.

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?

Festival Hoa Đà Lạt năm 2024 có gì mới?
(PLVN) - Lần đầu tiên Festival Hoa Đà Lạt sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với nhiều chương trình hấp dẫn. Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho biết, Ban Tổ chức ưu tiên xã hội hoá, hạn chế thấp nhất tới sử dụng ngân sách vào tổ chức lễ hội và đến nay công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản hoàn thành.

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao

4 giải pháp để Lâm Đồng phát triển du lịch chất lượng cao
(PLVN) - Cùng với việc đẩy mạnh truyền thông, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển du lịch chất lượng cao, xứng đáng là thiên đường nghỉ dưỡng.

Làm du lịch từ góc nhìn lễ hội mang bản sắc các dân tộc, vùng miền

Cần khai thác hiệu quả các lễ hội của cộng đồng DTTS. (Nguồn: TT Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị)
(PLVN) - Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có lễ hội gắn với từng vùng đất mang đến những nét đặc sắc và hấp dẫn riêng từ trang phục, ẩm thực truyền thống đến nghi thức, nghi lễ. Các lễ hội không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, còn mà là tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội.

Trải nghiệm bay trên bầu trời qua lễ hội khinh khí cầu

Ngắm di sản thiên nhiên thế giới từ trên cao. (Ảnh: HLTV)
(PLVN) - Khinh khí cầu ngoài là thú chơi trên không, còn tạo hiệu ứng hình ảnh đẹp, bắt mắt và nếu có thông điệp truyền thông tốt sẽ tạo được sức thu hút du khách. Với tạo hình đẹp, màu sắc rực rỡ và có thể bay trải nghiệm cùng phi công, bộ môn khinh khí cầu sẽ mang lại nhiều trải nghiệm cho du khách.

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ

5 món ăn nổi tiếng nhất Ấn Độ
(PLVN) - Cà ri Ấn Độ, bánh naan, gà tikka masala, bánh pani puri và cơm rang biryani không chỉ là những món ăn nổi tiếng mà còn là biểu tượng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ.

Khai mạc du lịch Thu - Đông tại Bình Liêu

Lãnh đạo huyện Bình Liêu bấm nút khởi động mùa du lịch huyện Bình Liêu năm 2024.
(PLVN) - Chương trình Du lịch mùa Thu - Đông với chủ đề “Bình Liêu - Hội mùa về” khai mạc tối 25/10, tại Quảng trường 25/12 thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh).