Biến nước thành hàng hóa trong nông nghiệp: Tại sao vẫn chần chừ?

Quản lý, cung cấp nước từ bao cấp sang cơ chế thị trường là rất cần thiết
Quản lý, cung cấp nước từ bao cấp sang cơ chế thị trường là rất cần thiết
(PLO) - Trong bối cảnh nguồn nước đang ngày càng khan hiếm, việc đánh giá đúng giá trị và biến nước trở thành một loại hàng hóa và quản lý theo quy luật của thị trường là một yêu cầu bắt buộc.

Dựa dẫm quá nhiều vào Nhà nước

Trước đó, trong loạt bài “Tư nhân hóa khai thác công trình thủy lợi: Tại sao không?”, PLVN đã phản ánh ngân sách nhà nước hàng năm phải tiêu tốn trên dưới 7.000 tỷ đồng để cấp bù thủy lợi phí cho người dân nhưng thực chất là để nuôi bộ máy quản lý vận hành các công trình thủy lợi vừa cồng kềnh, vừa kém hiệu quả. Và đây cũng được coi là... “miếng mồi ngon” cho tiêu cực, tham nhũng.

Tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về định giá nước trong nông nghiệp” được tổ chức mới đây, lần đầu tiên lãnh đạo ngành Nông nghiệp thừa nhận, vận hành theo nguyên tắc thị trường mới nâng cao được hiệu quả, năng suất, giảm lãng phí nước, tạo động lực phát triển nông nghiệp theo hướng tiết kiệm nước.

Thậm chí, ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) còn nói rằng trong giai đoạn qua, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ thủy lợi phí để giảm bớt gánh nặng cho người dân. Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, nước không chỉ sử dụng riêng cho nông nghiệp. Trong giai đoạn mới cần tiếp tục hoàn thiện chính sách sử dụng nước theo hướng thị trường. Định giá nước để tính đúng với các đối tượng mà chưa cần phải hỗ trợ.

“Một trong những yếu kém của ngành Thủy lợi chính là hiệu quả khai thác các công trình. Và đặc biệt, tình trạng thiếu nước ngọt cho sản xuất, dân sinh trong mùa hạn năm nay ở miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long đặt ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Nhưng có những vùng chúng ta có thể khắc phục được, đặc biệt là khi cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh mương cấp dưới, hệ thống bơm, cấp nước được hiện đại hóa. Để làm được điều đó thì không chỉ có sự hỗ trợ của Nhà nước mà phải có sự tham gia của toàn dân, đặc biệt là khu vực tư nhân” - ông Thắng nói.

GS.TS Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho rằng, việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý nước, cung cấp nước có tính chất bao cấp sang quản lý và cung cấp theo cơ chế thị trường là rất cần thiết.

Hỗ trợ dân theo cách khác

Thứ trưởng Thắng cũng cho biết, định giá nước trong nông nghiệp hay đưa các nguyên tắc của thị trường vào trong thủy lợi không có nghĩa rằng sẽ không hỗ trợ người dân mà thực chất là sẽ có giải pháp hỗ trợ cao hơn. Để thúc đẩy vấn đề này không chỉ là sự hỗ trợ của Nhà nước mà cần huy động sự tham gia của toàn dân, khu vực tư nhân. Do đó, thời gian tới cần thúc đẩy các đối tượng này đầu tư, quản lý vận hành các hệ thống thủy lợi.

Liên quan tới việc xây dựng giá nước, trao đổi với PLVN, ông Trần Nhơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi nói không nên lấy 7.000 tỷ đồng ngân sách chi ra để giảm gánh nặng chi phí sản xuất nông nghiệp cho người dân qua cấp bù thủy lợi phí. Đã đến lúc Nhà nước cần phải xóa bỏ triệt để cơ chế cấp bù gián tiếp như hiện nay. Theo ông Nhơn, Nhà nước đừng hỗ trợ cho người dân theo con đường đó.

“Anh” cứ để người ta tự trả thủy lợi phí, ngân sách không chi cái này, số tiền ngân sách này nên đưa vào chương trình đầu tư điện, đường, trường, bệnh viện,… và các chính sách hỗ trợ thiết thực khác cho người nông dân như cấp bù cho con cái họ được đi học chẳng hạn” - nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi nhấn mạnh.

Chuyên gia này khẳng định giá để căn vào tính định mức cấp bù thủy lợi phí hiện nay chỉ là giá để cho các công ty thủy nông đủ sức tồn tại và vận hành, hoàn toàn không phải là cái giá để các công ty thủy nông chủ động để kinh doanh.

“Khi tư nhân hóa, giá nước phải xây dựng đúng giá thị trường. Một công trình thủy lợi cũng như mọi công trình xây dựng cơ bản khác, khi đã hoàn công đưa vào phát huy tác dụng phục vụ sản xuất thì trong giá thành sản phẩm của công trình phải đưa vào các yếu tố sau đây. Thứ nhất, chi phí sản xuất tức là chi phí quản lý vận hành công trình. Khoản này bao gồm trả lương công nhân cán bộ, trả tiền điện và các chi phí quản lý khác. Thứ hai, chi phí để tu sửa thường xuyên. Thứ ba, chi phí cho công tác sửa chữa lớn (khấu hao sửa chữa lớn). Cuối cùng là khấu hao cơ bản”- ông Nhơn nhấn mạnh.

Vì sao Thứ trưởng Bộ NN&PTNT muốn định giá nước?

Ông Hoàng Văn Thắng - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng trong giai đoạn qua, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ thủy lợi phí để giảm gánh nặng cho người dân. Nhưng hiện nay, nước không chỉ sử dụng riêng cho nông nghiệp. Trong giai đoạn mới cần tiếp tục hoàn thiện chính sách sử dụng nước theo hướng thị trường, định giá nước để tính đúng với các đối tượng mà chưa cần phải hỗ trợ.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lộ trình điều chỉnh giá

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát trong năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Nâng cao hiệu quả quản lý thuế với lĩnh vực kinh doanh vàng

100% DN kinh doanh vàng đã sử dụng hóa đơn điện tử. (Ảnh: Khánh Huy).
(PLVN) - Tổng cục Thuế cho biết, việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc từ ngày 1/7/2022, trong đó có các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phối hợp, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.

Phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia: Cần có cách tiếp cận chiến lược, đặt trong tổng thể

Bãi biển TP Vũng Tàu.
(PLVN) - Với những tiềm năng, lợi thế đặc biệt liên quan đến ngành công nghiệp dầu khí, hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch biển và các ngành kinh tế biển khác, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết tâm đến 2030 trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia và nằm trong nhóm 5 địa phương phát triển kinh tế biển hàng đầu cả nước.