Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn chỉ đạo làm rõ vụ “DN múc cả quả đồi đem bán”

Một góc đồi Rọ Phải bị “xẻ thịt”
Một góc đồi Rọ Phải bị “xẻ thịt”
(PLO) - Mặc dù không có giấy phép, nhưng một thời gian dài hàng trăm nghìn mét khối đất đá bị doanh nghiệp công nhiên khai thác. Bởi vậy lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu làm rõ, xử lý… 

Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo làm rõ

Trước đây, Báo PLVN đã có bài viết phản ánh việc Cty THHH Hà Sơn (số 74B, đường Hùng Vương, TP Lạng Sơn) một thời gian dài đào múc, khai thác đất đá tại đồi Rọ Phải, xã Mai Pha, TP Lạng Sơn. Sau khi báo đăng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn kiểm tra.

Ngày 31/8/2016, Sở TN&MT Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với UBND TP Lạng Sơn, UBND xã Mai Pha, Chi cục Thuế TP Lạng Sơn kiểm tra việc khai thác, san lấp đất đá tại thôn Rọ Phải. Ngày 16/9, Sở TN&MT Lạng Sơn có Báo cáo số 286/BC-STNMT gửi Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lạng Sơn về sự việc trên.

Trên cơ sở báo cáo của Sở TN&MT, ngày 26/9, ông Lý Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Sở TN&MT, Sở Xây dựng Lạng Sơn, UBND TP Lạng Sơn xem xét các hành vi vi phạm của Cty Hà Sơn trong lĩnh vực quản lý đất đai, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, trật tự xây dựng đô thị và đầu tư xây dựng để xử lý theo pháp luật hiện hành.

Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn cũng yêu cầu, sau khi có kết quả xử lí thì báo cáo UBND tỉnh; trường hợp Cty Hà Sơn vi phạm nghiêm trọng, vượt thẩm quyền xử lí thì phải đề xuất phương án để lãnh đạo tỉnh tham mưu, chỉ đạo xử lí.

Trong báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Giám đốc Sở TN&MT Lạng Sơn Nguyễn Hữu Chiến nhận định, Cty Hà Sơn không có các giấy tờ, thủ tục của cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác đất tại khu vực đồi Rọ Phải.

Theo đó, Cty Hà Sơn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp từ ông Lương Văn Phê từ ngày 2/3/2004. Khoảng 10 ngày sau, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt dự án xây dựng trụ sở và nhà xưởng của Cty Hà Sơn do Phó Chủ tịch tỉnh lúc bấy giờ là Đoàn Bá Nhiên ký. 10 ngày sau quyết định này, diện tích đất trên được UBND tỉnh ký cho chuyển mục đích đất lâm nghiệp sang đất xây dựng, diện tích hơn 19.000m2.

Nhiều nội dung vẫn chưa được làm rõ

Từ năm 2007, Cty Hà Sơn bắt đầu san lấp, khai thác đất tại đồi Rọ Phải để bán san lấp mặt bằng cho một số dự án ở TP Lạng Sơn, một phần đổ thải ra ngoài. Ngày 17/11/2014, Cty Hà Sơn ký Hợp đồng số 49/2014/HĐXD với Ban quản lý Đầu tư xây dựng Công trình dân dụng Lạng Sơn về việc thi công gói thầu số 15: Xây lắp hạ tầng phía Đông, thuộc Dự án Khu tái định cư và dân cư TP Lạng Sơn. Theo đó, riêng hợp đồng này, từ năm 2014 đến nay, Cty Hà Sơn đã khai thác  110.000m3 đất đá.

Năm 2015, Cty Hà Sơn tiếp tục khai thác đất đá tại đồi Rọ Phải để bán cho một số dự án san lấp tại khu vực xã Mai Pha. Tại thời điểm đoàn kiểm tra ngày 31/8/2016, Cty Hà Sơn vẫn khai thác, san lấp đất đá tại đồi Rọ Phải. 

Cty Hà Sơn khai thác đất đá tại đồi Rọ Phải rồi đổ hàng trăm nghìn mét khối xuống khu vực sân bay Mai Pha. Đây là khu vực sân bay cũ, theo quy hoạch, trong tương lai không xa sẽ xây dựng khu tái định cư và nhà ở. Việc Cty Hà Sơn đổ đất xuống vị trí này cũng là để san lấp mặt bằng.

Thế nhưng trong báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Sở TN&MT Lạng Sơn cho rằng đây là số đất đá đổ thải, chỉ phạt hành chính, không yêu cầu khôi phục hiện trạng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc Cty Hà Sơn đổ đất đá xuống khu vực sân bay Mai Pha là có lợi ích kinh tế để san lấp mặt bằng cho dự án bất động sản chứ không chỉ đơn giản là “đổ thải”. 

Báo cáo của Sở TN&MT Lạng Sơn cũng cho rằng từ năm 2014 đến nay, Cty Hà Sơn khai thác đất đá tại đồi Rọ Phải đã kê khai nộp thuế tài nguyên 44 triệu đồng, nộp phí bảo vệ môi trường 165 triệu đồng. Báo cáo không nói đến việc trước năm 2014, Cty Hà Sơn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính khi khai thác đất tại đồi Rọ Phải hay chưa, trong khi Cty này san lấp từ năm 2007. Người dân thì phản ánh, trước đó chính công ty này vận chuyện đất đá đến san lấp mặt bằng dự án xây dựng ở khu vực Hoàng Đồng (TP Lạng Sơn).

Theo Luật sư Hà Huy Từ (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), nếu Cty Hà Sơn đem số đất đá này bán cho doanh nghiệp khác để san lấp mặt bằng cho các khu đô thị thì Cty có phát sinh doanh thu. Vì vậy, Cty này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; nếu xuất hóa đơn VAT thì phải kê khai với cơ quan quản lý thuế. Ngoài ra, Cty còn phải nộp thuế tài nguyên.

Cụ thể, đối với thuế tài nguyên thì Cty Hà Sơn với tư cách là người nộp thuế phải thực hiện khai thuế đối với toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong các tháng (không phân biệt tồn kho hay đang trong quá trình chế biến). Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài; nộp phí cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường.

Dư luận đang quan tâm đến việc Sở TN&MT Lạng Sơn cùng các cơ quan liên quan sẽ xử lí Cty Hà Sơn như thế nào khi sai phạm của doanh nghiệp này đã rõ và có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lạng Sơn. Đặc biệt, trách nhiệm của các cơ quan chức năng Lạng Sơn như thế nào khi để vi phạm xảy ra trong một hời gian dài mà không xử lý? 

Đọc thêm

Thành viên HĐTV Agribank giữ chức Chủ tịch HĐQT SCB

Thành viên HĐTV Agribank giữ chức Chủ tịch HĐQT SCB
(PLVN) - Theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN), ông Phan Đình Điền thôi đảm nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) Agribank sang nhận nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) SCB từ ngày 22/9/2023.

Phòng ngừa rủi ro khi giao dịch thương mại quốc tế

Vietcombank có nhiều biện pháp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp khi giao dịch quốc tế.
(PLVN) - Việc các doanh nghiệp (DN) Việt bị lừa đảo khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế (TMQT) không còn hiếm trong thời gian qua. Rất nhiều khuyến cáo đã được đưa ra, trong đó, Vietcombank cũng đã “đăng đàn” thông tin về việc có thể hỗ trợ để giúp doanh nghiệp phòng tránh tối đa rủi ro này.

Giảm “dấu chân carbon” trong nông nghiệp

Trang trại sử dụng hệ thống điện mặt trời củaVinamilk. (Nguồn: Vinamilk).
(PLVN) -Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, đồng thời cũng là ngành gây phát thải khí nhà kính khổng lồ, làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Thực tế này đòi hỏi cần có những mô hình giảm phát thải, phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp.

“Việc làm xanh” trong ngành năng lượng tái tạo

PGS.TS Nguyễn Đức Huy, Trưởng khoa Điện, Trường Điện - Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: Đỗ Trang)
(PLVN) -Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, định hướng 2050 (QHĐ8), đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%. Đây cũng là giai đoạn các thế hệ trẻ hiện tại có thể tham gia vào thị trường lao động và có những đóng góp lâu dài. Bên cạnh đó, để chuẩn bị và xây dựng nguồn nhân lực cho tương lai, cũng cần “mở đường” cho lực lượng lao động hiện có trong ngành năng lượng truyền thống tiếp cận với cơ hội sinh kế ổn định và bền vững.

Nhiều góp ý sáng tạo, đổi mới nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh Khí

Toàn cảnh buổi Hội thảo “Góp ý đổi mới Nghị định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh Khí”
(PLVN) -  Nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh Khí, sửa đổi, bổ sung những vướng mắc, bất cập của Nghị định số 87/2018/CP–NĐ năm 2018 về kinh doanh khí trong thực tế áp dụng, chiều ngày 22/09/2023, tại trụ sở PV GAS TOWER, số 673 đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Góp ý đổi mới Nghị định về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh Khí”.

Doanh nghiệp mong ngân hàng linh hoạt về thủ tục tiếp cận vốn

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội vẫn khó khăn trong tiếp cận vốn. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -Ghi nhận những nỗ lực của ngành Ngân hàng trong việc giảm lãi suất, tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn, song nhiều doanh nghiệp bày tỏ mong muốn lãi suất tiếp tục giảm và ngân hàng linh hoạt hơn về thủ tục trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Vietnam Digital Finance 2023: 'Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững'

Phiên toàn thể VDF-2023.
(PLVN) - Ngày 21/9, Cục Tin học và Thống kê Tài chính và Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) đồng tổ chức Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý Ngân sách Nhà nước năm 2023 (Vietnam Digital Finance 2023) (VDF-2023) với chủ đề “Dữ liệu số - Nền tảng phát triển tài chính số bền vững”.

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,56%

Tăng trưởng tín dụng mới đạt 5,56%
(PLVN) - Thông tin mới nhất từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) cho biết, đến ngày 15/9/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 12,6 triệu tỷ đồng, tăng 5,56%, trong khi định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 khoảng 14-15%...

Tăng tốc hai dự án cao tốc kết nối Lạng Sơn - Cao Bằng

Phối cảnh một nút giao tại cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị. (Ảnh: UBND tỉnh Lạng Sơn).
(PLVN) - Mặc dù hai dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị và Đồng Đăng - Trà Lĩnh đã có phương án đầu tư từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thi công ngoài hiện trường do vấn đề thủ tục. Hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng đang nỗ lực tăng tốc hai dự án này để có thể sớm khởi công…

Đầu tư logistics để phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc

Cần quan tâm đến logistics để sản phẩm vùng dân tộc thiểu số lan tỏa hơn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -Theo Bộ Công Thương, những năm gần đây, các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) đã góp phần hình thành chuỗi cung ứng, kích thích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và phát triển sản xuất, tiêu thụ cho sản phẩm vùng ĐBDTTS&MN.

Nguy cơ rửa tiền thông qua tiền mã hóa

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù đang là lĩnh vực chưa có quy định pháp lý rõ ràng nhưng ước tính khối lượng giao dịch thực tế tiền mã hóa của Việt Nam đứng thứ 15 thế giới và mức độ chấp nhận tiền mã hóa đứng đầu thế giới. Bên cạnh chức năng thanh toán, không loại trừ có cả hành vi rửa tiền thông qua giao dịch loại tiền này.