Bí thư Hải Phòng 'tiết lộ' mục tiêu ưu tiên phát triển sắp tới

Ông Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng
Ông Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành uỷ Hải Phòng
(PLO) -  Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Văn Thành về những định hướng ưu tiên phát triển kinh tế Hải Phòng.

Chủ trương phát triển doanh nghiệp làm khâu đột phá, tận dụng lợi thế kết nối, dịch vụ và cảng biển là một trong những định hướng xây dựng Hải Phòng trở thành TP Cảng xanh, văn minh, hiện đại vào năm 2020.

Thưa Bí thư, theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng đề ra nhưng Hải Phòng chưa thực sự phát huy hết những thế mạnh, tiềm năng kinh tế của một TP cảng. Để khắc phục những hạn chế này, theo ông cần có định hướng nào để phát huy những lợi thế trong thời gian tới? 

- Trong thời gian qua, kinh tế TP đã phục hồi và tăng trưởng rõ nét, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 tăng 10,17% so với cùng kỳ, cao nhất trong 4 năm trở lại đây và gấp 1,56 lần bình quân chung cả nước.

Hàng loạt dự án đầu tư xây dựng lớn được tập trung thi công đã thúc đẩy sự phục hồi của ngành xây dựng, theo đó vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn tăng cao; khởi công, khánh thành nhiều công trình, dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.

Cùng với sự phát triển kinh tế, thu nội địa tăng cao so với cùng kỳ và đạt 118,9% dự toán, trong đó 12/14 chỉ tiêu đạt và vượt dự toán; giải quyết việc làm cho người lao động tăng 4,11% so với cùng kỳ và đạt 100,36% kế hoạch năm.

Cơ cấu kinh tế TP tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ - công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm, thủy sản. Đổi mới tăng trưởng công nghiệp gắn với đổi mới trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Phần lớn các dự án thu hút FDI lớn trong năm 2015 tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp với 30/44 dự án và số vốn đầu tư chiếm tới 95,3% tổng số vốn cấp mới.

Đây chủ yếu là các dự án đầu tư công nghiệp (CN) hỗ trợ sản xuất linh kiện, khuôn mẫu cho sản phẩm điện tử, ô tô, thiết bị văn phòng và các sản phẩm CN khác. Đặc biệt, trên địa bàn TP đã thu hút đầu tư dự án của Cty Haengsung Electronics Việt Nam với tổng vốn đầu tư 100 triệu USD xây dựng nhà máy chuyên sản xuất, lắp ráp bảng vi mạch, bo mạch điện tử cho các sản phẩm điện tử, điện thoại và thiết bị gia dụng…

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư đã khánh thành và khởi công nhiều dự án trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ, phục vụ cộng đồng như khánh thành Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng, Trung tâm thương mại Vincom; khởi công xây dựng Giai đoạn I Dự án Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên, Bệnh viện Quốc tế Vinmec, Khách sạn 5 sao Hilton – Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp; khai trương đường bay thẳng Hải Phòng và Buôn Ma Thuột, Nha Trang… 

Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế Hải Phòng chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, còn nhiều yếu tố chưa bảo đảm tăng trưởng cao, chưa phát triển lâu dài. Phương hướng và cơ cấu nền kinh tế chậm thay đổi, chưa dồn sức cho đầu tư phát triển. Những vấn đề này đã ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường kinh tế, làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của TP. Để khắc phục những hạn chế này, Thành ủy, UBND TP đã thống nhất thực hiện chủ đề năm “Lập lại kỷ cương, thu chi ngân sách, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh”.

Trong đó, tập trung vào các nhóm giải pháp như: Tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực trong và ngoài nước; cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; nâng cao hiệu quả công tác đầu tư, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng; tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách nhà nước; tập trung phát triển và quản lý đô thị; tập trung thực hiện

Chương trình xây dựng nông thôn mới; phát triển văn hoá xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, tư pháp, phòng chống tham nhũng, lãng phí; giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo, nâng cao năng lực, hiệu quả chính quyền các cấp….

Cụ thể, TP sẽ tập trung chỉ đạo tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho DN nâng cao năng lực hoạt động, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nhất là các dự án có quy mô lớn, như: Dự án của Tập đoàn LG Electronics Hàn Quốc, Nhà máy sản xuất lốp xe Bridgestone, Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ, các dự án lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nhà đầu tư trong nước như Vingroup, Him Lam, Bitexco, Xuân Trường… Triển khai rộng rãi, có hiệu quả các đề án khuyến công đã được phê duyệt, thúc đẩy phát triển CN – tiểu thủ CN, làng nghề khu vực nông thôn.

TP sẽ ưu tiên bố trí vốn cho các dự án công trình trọng điểm, các dự án lớn có tác động thúc đẩy phát triển TP và cả vùng, các công trình, dự án quan trọng sớm hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2016 và các năm tiếp theo, các dự án sử dụng vốn ODA; thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội TP; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trình Chính phủ ban hành Quyết định về một số cơ chế tài chính, ngân sách ưu đãi đối với TP Hải Phòng; triển khai nghiêm túc, đồng bộ Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 -2020 của TP; tăng cường quản lý và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, không để phát sinh thêm nợ mới; kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản ứng vốn ngân sách nhà nước trong đầu tư, thu hồi tạm ứng đúng thời gian quy định; tập trung rà soát, xử lý và thu hồi đối với các dự án đầu tư không triển khai hoặc chậm tiến độ.

Tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của TP, phấn đấu Hải Phòng luôn trong nhóm các địa phương có thứ hạng cao của cả nước. 

Ngoài những định hướng nêu trên, Hải Phòng sẽ có những giải pháp cụ thể nào để hiện thực hoá chiến lược đã định, thưa ông? 

- Để triển khai những định hướng trên, trong thời gian tới Hải Phòng sẽ khuyến khích và quản lý DN theo hướng tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính, nghiêm cấm, xử phạt những người gây phiền hà, sách nhiễu đối với DN.

Thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cần thiết cho các DN được tiếp cận, thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh, trợ giúp DN nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, phát triển thị trường, có giải pháp xử lý những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng để khuyến khích DN, người dân đưa vốn vào sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, huy động sự tham gia của các DN, các tổ chức vào lĩnh vực đào tạo lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động tại khu công nghiệp (KCN) Đình Vũ – Cát Hải, KCN Tràng Duệ, KCN VSIP…

Theo số liệu thống kê mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 2011, Nhật Bản đã nổi lên là nhà đầu tư lớn thứ 4 đầu tư vào Việt Nam, trong danh sách các nhà đầu tư mới được cấp phép vào Hải Phòng có những nhà đầu tư lớn như Bridgestone, Kyocera, Nipro Pharma, LG với tổng nguồn vốn lên đến gần 4 tỷ USD. Hải Phòng được xác định là trọng điểm thu hút vốn đầu tư lớn từ Nhật Bản. Dự tính trong tương lai, nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu FDI của Hải Phòng.

Nhật Bản sẽ tiếp tục là đối tác hàng đầu của TP cả về số lượng dự án cũng như nguồn vốn đầu tư. Để đón làn sóng đầu tư mới, Hải Phòng sẽ kêu gọi các nhà đầu tư trong nước đầu tư theo hình thức đối tác công – tư để triển khai các dự án cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hạ tầng KCN Đình Vũ – Cát Hải, KCN VSIP với chuẩn bị nguồn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để đón dòng đầu tư mới, đưa nền kinh tế Hải Phòng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị kinh tế toàn cầu như chuỗi giá trị hàng dệt may, da giày….

Thu hút các DN trong nước đầu tư vào Hải Phòng cũng là một trong số các giải pháp nâng cao năng lực, tăng cường liên kết, hợp tác để cộng đồng DN phát triển ổn định, bền vững. Trong một thời gian ngắn vừa qua, Hải Phòng đã mời được các tập đoàn lớn là Vigroup, Sungroup, Him Lam, Bivico, Nguyễn Kim về đầu tư tại Hải Phòng. Các tập đoàn lớn không chỉ thu hút nguồn nhân lực, còn tạo cơ hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập, hình thành các mối liên kết giữa các DN. Các DN vừa và nhỏ trên địa bàn có động lực, tạo ra bước đột phá cải thiện năng suất lao động, đóng góp đáng kể cho việc nâng cao năng suất chung của DN.

Bên cạnh đó, Hải Phòng sẽ tập trung đột phá cho phát triển vùng và liên kết vùng với Quảng Ninh, Hải Phòng trở thành trung tâm vùng, có sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực địa phương. Hải Phòng sẽ cùng Quảng Ninh phối hợp xây dựng quy hoạch phát triển ngành và vùng ở từng địa phương, phối hợp trong việc hình thành các chính sách thu hút đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vùng như đường cao tốc Hải Phòng – Quảng Ninh, đường cao tốc ven biển, hợp tác trong giảm nghèo, bảo vệ khai thác nguồn tài nguyên, chống sự ô nhiễm đất, nước và không khí, xây dựng các công trình dự án xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường…

Thưa Bí thư, lộ trình để đưa Hải Phòng trở thành TP Cảng xanh, văn minh, hiện đại vào năm 2020 có những trở ngại, khó khăn gì không?

- Hải Phòng có trở thành TP Cảng xanh, văn minh, hiện đại hay không còn phụ thuộc vào ngành kinh tế biển, một tiềm năng, lợi thể của TP. Vì vậy, TP cũng đang chú trọng xây dựng ngành dịch vụ cảng, vận tải biển, dịch vụ logistics chất lượng cao, đủ năng lực cạnh tranh với các DN dịch vụ nước ngoài.

Trong điều kiện hiện nay, khối lượng hàng hóa vận tải biển ngày càng tăng khiến hệ thống cầu cảng chiếm 1/4 chiều dài cầu cảng cả nước, với thiết bị bốc xếp hàng tại các cảng thuộc diện tối tân của thế giới có sức nâng 50 tấn trở lên, công suất xếp dỡ gần 110 tấn/ngày nhiều khi cũng bị ùn tắc do luồng tàu đạt chuẩn (-7,2m) chỉ đáp ứng được tàu một vạn tấn ra vào cảng.

Hệ thống giao thông sau cảng thiếu đồng bộ, không hợp lý khi 70% lượng hàng qua cảng thực hiện bằng đường bộ, đường sông chiếm 18% và đường sắt chỉ chiếm 3%. Điều này dẫn đến thường xuyên ùn tắc giao thông, kho bãi dồn tắc, các tàu bị phạt vì chậm xếp dỡ hàng dẫn đến cản trở phát triển dịch vụ logistics. 

Để khắc phục những hạn chế này, TP đang tập trung xây dựng, hiện đại hóa hạ tầng giao thông, cầu cảng, bến bãi Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, cầu đường Đình Vũ - Cát Hải, đường cao tốc ven biển, đường vành đai 3, tuyến đường trục 100m… để đón tàu trọng tải lớn (tàu container 4.000 – 6.000 TEU) vận tải các tuyến biển xa ra vào cửa Lạch Huyện phục vụ nhu cầu phát triển hàng hóa các tỉnh miền Bắc, quá cảnh cho vùng Tây Nam Trung Quốc, quyết định đến tính cạnh tranh ngành thương mại Hải Phòng là ưu tiên hàng đầu của Hải Phòng nhằm đưa tốc độ tăng trưởng logistics giai đoạn 2016- 2020 đạt từ 20-25%.

Xin cảm ơn ông. Chúc TP Hải Phòng sẽ đạt được những mục tiêu đã đề ra. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.