Bi hài chờ “vợ nhí” đủ tuổi để đăng ký kết hôn

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) - Nếu như cả hai hiểu biết pháp luật và chàng trai không vô tâm đến mức “quên” hỏi tuổi người yêu, có lẽ họ và hai gia đình không phải rơi vào cảnh “bất đắc dĩ” gặp mặt trong “đám cưới chạy” làm xôn xao xóm làng.

Ngày đưa người yêu đang mang thai về ra mắt gia đình, xin đăng ký kết hôn, anh Hải mới ngã ngửa khi biết người yêu đang trong độ tuổi chưa thành niên. Không còn cách nào khác, anh đành làm vài mâm cỗ tại nhà gái, mời đại diện hai bên gia đình gặp mặt để tác thành cho đôi đứa về chung một nhà.

Người làng gọi vui đó là cuộc hôn nhân “bất đắc dĩ” của anh Quách Văn Hải (SN 1990) và thiếu nữ Hồ Thị Loan (SN 2000, ngụ xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). 

“Đám cưới” đặc biệt 

Anh Hải và Loan gặp nhau khi cả hai cùng làm công nhân tại một khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương. Thời điểm ấy, Hải mới tốt nghiệp trung cấp cơ khí, đang trong quá trình thử việc. Loan cũng mới chân ướt chân ráo rời quê vào làm công nhân cho một công ty xuất khẩu hàng may mặc. Hai người cùng chung dãy trọ, ngày đi làm, tối về ra vào giáp mặt nhau. 

Loan kể, em vốn là con út trong một gia đình thuần nông nghèo khó có 3 chị em gái. Loan học hết lớp 8 thì người cha qua đời vì bệnh suy thận, để lại mẹ góa con côi cùng khoản nợ hàng trăm triệu đồng đã vay trước đó để chữa trị cho cha. Cha qua đời, 3 chị em Loan cũng dang dở việc học, mỗi người một nơi, làm thuê kiếm sống, dự định gom góp tiền phụ mẹ trả nợ. 

Nghỉ học, Loan theo chân các anh chị trong làng vào Bình Dương kiếm việc làm. Vì chưa đủ tuổi lao động nên em mượn hồ sơ của một người quen để được đi làm. May mắn, thiếu nữ được nhận vào làm công nhân của một công ty may mặc. Công việc hàng ngày là kiểm hàng, phụ cắt chỉ với mức lương 3 triệu đồng/tháng. 

Ở cùng dãy trọ nên hàng ngày đi làm về, anh Hải và Loan thường xuyên gặp nhau. Lúc đầu chỉ là những câu chào hỏi xã giao, rồi cảm mến, yêu nhau lúc nào không hay. 

“Khi yêu, tôi quên không hỏi cô ấy bao nhiêu tuổi. Cứ mặc nhiên nghĩ rằng đã đi làm công nhân trong công ty thì chắc đã đủ tuổi lao động. Yêu nhau 3 tháng thì biết cô ấy có thai. Tôi vừa mừng vừa lo, dắt Loan về quê để ra mắt gia đình và xin đăng ký kết hôn, đàng hoàng hỏi cưới cô ấy làm vợ. Về đến nhà mới ngã ngửa khi biết cô ấy mới chỉ 15 tuổi”, anh Hải vui vẻ kể. 

Nhớ lại tình huống không ngờ, anh cười, nói: “Khi cái thai đang lớn dần trong bụng mà Loan thì chưa đủ tuổi kết hôn, tôi quyết định dọn vài mâm cỗ, mời hai bên nội ngoại đến để xin phép cho hai đứa được về sống chung”. 

Nắm chặt tay người “vợ nhí” đang ngồi bên cạnh, anh Hải chia sẻ, sau “đám cưới” đặc biệt, anh Hải ở rể bên nhà mẹ vợ để chăm sóc vợ thai nghén, chờ ngày chào đón con chào đời. 

Về phần “cô dâu”, thấy con gái mới đi làm được 3 tháng, nay trở về cùng một người con trai lạ, bụng bầu, mẹ Loan là bà Hồ Thị Hòa “sốc” nặng. Bà dở khóc dở cười nói không ngờ được lên chức bà ngoại sớm hơn dự định.

Vừa thương vừa trách con, bà vừa xấu hổ với bà con lối xóm. Nhưng trước tình thế đã rồi, người mẹ cũng đành đợi cho qua 100 ngày của chồng sẽ làm vài mâm cỗ gặp mặt thông gia, tác thành cho hôn nhân của con gái.

Việc Loan có thai ở tuổi 15 nhanh chóng lan truyền khắp làng trên, xóm dưới. Đến nỗi sau đám cưới của Loan một thời gian, sự kiện này vẫn là đề tài nóng của những người dân quê hiếu kì. 

Khốn khó chạy ăn từng bữa

Sau “lễ cưới” của cô con gái út, bà Hòa sinh bệnh thần kinh mãn tính. Để có tiền trả nợ và thuốc thang, bà giao lại căn nhà nhỏ cho “vợ chồng” Loan rồi ra Hà Nội làm giúp việc. 

Ở nhà, hai “vợ chồng” Loan chăm lo công việc đồng áng, cơm cháo nuôi nhau. Ngoài chăm sóc 3 sào ruộng khoán, để có tiền trang trải sinh hoạt, anh Hải lên rừng chặt củi mang về chẻ nhỏ, phơi khô, buộc bó rồi mang xuống thị trấn bán. Mỗi chuyến như vậy cũng kiếm được 40 — 50 ngàn đồng.

“Ở đây khó kiếm tiền hơn ở quê tôi. Ngoài trồng lúa chẳng biết làm gì ngoài lên rừng đốn củi. Vất vả chở một chuyến củi xuống thị trấn bán may mắn lắm mới được 50 ngàn đồng, có muốn tiết kiệm, chắt chiu cho vợ sinh đẻ cũng rất khó. Nhiều lần tôi đi xin làm thợ hồ nhưng chẳng nơi nào chịu nhận. Muốn vào lại miền Nam làm thuê kiếm tiền nhưng lại sợ vợ bầu bí, ở nhà một mình không ai chăm sóc. Vợ tôi còn nhỏ tuổi, tôi thì mới ra trường nên không có của để dành. Ngày cưới, hai bên gia đình đều khó khăn, không giúp được gì”, anh Hải trải lòng. 

Dù đã ở những ngày cuối của thai kỳ nhưng Loan hàng ngày vẫn cùng “chồng” lên rừng tìm hái lá chè vằng (loại lá người miền Trung thường dùng để làm nước uống). Ngày nào may mắn, Loan hái được1kg, đem về cắt khúc, phơi khô, rang vàng, mang đi bán. Mỗi cân chè vằng như vậy chỉ bán được 15 ngàn đồng, cũng đủ mua thức ăn qua ngày cho hai người một cách tằn tiện. 

Bữa cơm trưa của “vợ chồng” Loan chỉ vỏn vẹn một tô rau bắp cải xào với cà chua nhưng cả hai hạnh phúc ăn ngon lành. Loan phân trần: “Mấy bữa nay trời mưa lạnh, em lại bị cảm nên chồng phải ở nhà chăm sóc. Không lên rừng đốn củi, hái chè nên không có tiền mua thức ăn. Sống vậy cũng quen rồi. Chỉ cần hai vợ chồng luôn thương yêu nhau là được”. 

Chờ ngày “hợp pháp hóa”

Hỏi anh Hải có biết “yêu” trẻ vị thành niên là vi phạm pháp luật, nếu bị tố cáo sẽ phải ngồi tù, anh này thẳng thắn: “Tôi biết chứ. Nhưng khi yêu, tôi không để ý đến vấn đề tuổi tác. Thấy Loan hiền lành, già dặn trong cách ăn nói, tôi cứ nghĩ cô ấy phải 18 - 20 tuổi. Chỉ khi đưa vợ về quê, biết cô ấy mới 15 tuổi thì mọi chuyện đã rồi.

Dù chưa được pháp luật thừa nhận là vợ chồng nhưng tình yêu của chúng tôi đã được hai bên gia đình tác hợp. Tôi đang cố gắng làm việc để trở thành chỗ dựa vững chắc, mang lại hạnh phúc cho mẹ con cô ấy”. 

Cuộc sống của anh Hải và Loan cũng được hàng xóm quan tâm. Ông Nguyễn Văn Toàn (hàng xóm) cho hay, hiện tại, dù cuộc sống còn phải chạy ăn từng bữa nhưng “vợ chồng” Loan tối ngày ríu rít bên nhau như đôi chim câu. Anh Hải tỏ ra là người đàn ông hiền lành, chịu khó và thương yêu người “vợ nhí” kém 10 tuổi hết mực. 

Loan trước đây vốn được biết đến là một cô bé ngoan ngoãn, siêng năng. Nay có “chồng”, đang mang thai nhưng vẫn cùng “chồng” làm lụng để kiếm tiền. Hàng xóm cũng cho biết, dù vẫn còn nhỏ tuổi nhưng sau khi “cưới”, Loan thay đổi hẳn, không còn vô tư cười đùa như trước và ít khi gặp gỡ bạn bè. 

Trước sân ngôi nhà nhỏ, cặp “vợ chồng” đặc biệt lúi húi làm việc bên nhau như mọi ngày. Anh Hải dáng lam lũ đang chẻ củi, chuẩn bị cho buổi chợ ngày mai. Ngồi kế bên cạnh, Loan đang cắt nhỏ những bó chè vằng vừa hái được. Họ vừa làm việc, vừa ríu rít chuyện trò. Tương lai hạnh phúc đối với cả hai là chào đón đứa con đầu lòng và đợi đến ngày Loan đủ tuổi để chính thức thành vợ thành chồng, như anh Hải chia sẻ: “Đợi một thời gian nữa, vợ đủ tuổi. Tôi sẽ đưa vợ con mình cùng đi đăng ký kết hôn”.

Có thể được xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi của người chồng trong bài viết đã đủ yếu tố cấu thành tội “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Tại điểm d, khoản 2, Điều 145 BLHS 2015 quy định người nào đã thành niên thực hiện hành vi giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi mà làm nạn nhân có thai thì có thể phải chịu mức hình phạt quy định từ 3-10 năm tù.

Tuy nhiên, xét thấy hành vi xuất phát từ tình cảm yêu đương của hai đương sự, vi phạm do trình độ nhận thức còn hạn chế, khi xảy ra hậu quả thì “người vi phạm” đã tích cực khắc phục, coi như hành vi không còn nguy hiểm cho xã hội nữa nên có thể được xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

(Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi) 

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.