BHYT sẽ thay thế khi nguồn lực cho phòng chống HIV bị cắt giảm

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tuy có xu hướng chững lại nhưng nguy cơ bùng phát rất lớn. Trong khi đó, chúng ta đang đứng trước những khó khăn rất lớn về tài chính. Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, trong số các giải pháp được Bộ Y tế nghiên cứu, xem xét, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nhiễm sẽ là giải pháp thay thế, khi nguồn lực bị cắt giảm.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Long - Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho hay, tại Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm, cả nước phát hiện 8.059 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS là 5.266 người, số người nhiễm HIV tử vong 1.592 người. Ước tính hết năm 2016 sẽ có khoảng 10.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện, 6.500 người chuyển sang AIDS và có khoảng 2.000 người nhiễm HIV tử vong.

Đường lây truyền dịch HIV/AIDS tại Việt Nam thay đổi từ lây truyền qua đường tiêm chích ma túy là chính, sang lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn, những người nhiễm HIV mới không còn tập trung trong nhóm có hành vi nguy cơ cao như trước đây, mà lây nhiễm trong nhóm những người dễ bị tổn thương như vợ, bạn tình của người nhiễm HIV, vợ bạn tình của người nghiện chích ma túy.

Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 Việt Nam có chủ đề “Hướng tới Mục tiêu 90-90-90”. Đây là những dấu mốc quan trọng có tính chiến lược cần đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS nói chung, cũng như để có thể kết thúc dịch HIV/AIDS vào năm 2030. 

Hiện nay tỷ lệ người được chẩn đoán nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng HIV. Lợi ích điều trị sớm HIV là gì, thưa ông? 

- Hiện nay, trên toàn quốc có khoảng trên 200.000 người nhiễm HIV còn sống đã được phát hiện, trong đó có 113.920 người đang được điều trị bằng thuốc ARV (tính đến tháng 9/2016), đạt 57% số người nhiễm HIV còn sống đã được phát hiện.

Điều trị sớm ARV không chỉ giúp mang lại sức khỏe, giảm tử vong, nâng cao tuổi thọ cho người nhiễm HIV, mà còn góp phần làm giảm lây truyền HIV từ người này sang người khác, do khi điều trị bằng thuốc ARV số lượng vi rút HIV trong máu của người nhiễm HIV giảm xuống mức thấp, thậm chí không phát hiện được HIV trong máu bằng xét nghiệm đo tải lượng vi rút từ đó làm giảm lây truyền HIV. Điều trị ARV có thể giúp giảm 93% nguy cơ lây nhiễm HIV cho người khác trong cộng đồng. Phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV nếu được điều trị ARV thì có đến 97% trẻ em sinh ra không bị nhiễm HIV. 

Ngoài ra, việc điều trị sớm ARV còn đem lại lợi ích kinh tế cho bệnh nhân và xã hội. Khi điều trị sớm ARV bệnh nhân có sức khỏe gần như bình thường, không bị nhiễm trùng cơ hội, do đó, người bệnh không mất tiền hoặc giảm chi phí nằm viện, chi phí thuốc men, đi lại. Người bệnh có thể vẫn đi làm việc, có thu nhập cho bản thân và gia đình. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kiến nghị các quốc gia cần mở rộng, điều trị ngay ARV cho tất cả những người được phát hiện nhiễm HIV. Điều trị ARV hiện nay là một trong những giải pháp quan trọng nhất trong phòng, chống HIV/AIDS.

Nguồn tài chính cho công tác phòng chống AIDS hiện tại đang rất khó khăn. Xin ông cho biết, những nguy cơ gì có thể xảy ra khi chúng ta không đầu tư thỏa đáng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS? 

- Nếu chúng ta không huy động đủ kinh phí, công tác phòng chống HIV/AIDS sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có nguy cơ dịch HIV/AIDS sẽ bùng phát trở lại. Kịch bản xấu nhất là nguồn kinh phí đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS bị thiếu hụt trầm trọng thì các hoạt động can thiệp dự phòng không được triển khai, không triển khai được hoạt động xét nghiệm để phát hiện người nhiễm HIV, hàng trăm nghìn người nhiễm HIV sẽ không được điều trị...

Như vậy, số người nhiễm HIV mới trong cộng đồng sẽ tăng nhanh, số bệnh nhân AIDS tử vong cũng tăng nhanh, kháng thuốc ARV sẽ xảy ra. Dịch HIV/AIDS không còn chỉ tập trung vào một số nhóm nguy cơ cao như hiện nay, mà sẽ lan nhanh ra cộng đồng. Đại dịch HIV/AIDS sẽ bùng phát trở lại, gây tác động lớn đến sức khỏe, giống nòi, an ninh trật tự và phát triển kinh tế - xã hội.

Tại sao Chính phủ lại chọn BHYT là giải pháp thay thế chính cho điều trị HIV/AIDS khi nguồn lực quốc tế cắt giảm, thưa ông?

- Trong bối cảnh BHYT là một chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước thì Chính phủ lựa chọn BHYT là giải pháp thay thế chính cho điều trị HIV/AIDS khi nguồn lực quốc tế cắt giảm vì một số lý do chính sau: Thứ nhất, người nhiễm HIV cần được hưởng các chính sách của Nhà nước về BHYT như những công dân khác.

Thứ hai, người nhiễm HIV có thể mắc những bệnh khác ngoài HIV giống như những người dân bình thường, thậm chí có tỷ lệ mắc một số bệnh khác cao hơn do ảnh hưởng của HIV/AIDS và các tác dụng phụ của thuốc nên cần được điều trị và chăm sóc toàn diện qua BHYT.

Thứ ba, phần lớn người nhiễm HIV/AIDS là những người nghèo, cận nghèo, sức khoẻ yếu và việc làm thường không ổn định nên tham gia BHYT là cách tốt nhất để giảm bớt gánh nặng tài chính cho cá nhân và gia đình khi ốm đau bệnh tật.

Thứ tư, người nhiễm HIV nếu được điều trị bằng ARV, đặc biệt là điều trị sớm ARV có thể có tuổi thọ gần như người bình thường nên BHYT là nguồn bảo đảm bền vững cho người nhiễm HIV trong suốt cuộc đời của họ.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.