Năm 2030, “kết liễu” đại dịch AIDS?

U Sam Hla, một người nhiễm AIDS giai đoạn cuối
U Sam Hla, một người nhiễm AIDS giai đoạn cuối
(PLO) - Năm 1981, trên thế giới xuất hiện một căn bệnh lạ, đó là bệnh AIDS. Bệnh do vi rút HIV gây nên và nhanh chóng lây lan thành đại dịch, tác động sâu sắc tới sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe và tính mạng của con người nói riêng. 

Trước sự lây lan của đại dịch AIDS, bắt đầu từ năm 1988, Liên Hợp quốc (LHQ) đã lấy ngày 1/12 hàng năm là Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS. Đây là dịp để cộng đồng quốc tế cùng nâng cao nhận thức và thể hiện tinh thần đoàn kết trong việc đối mặt với căn bệnh này.

Lây lan nhanh chóng mặt

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu trung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.

Vi rút HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua 3 đường: qua đường máu (thường là truyền máu, tiêm chích, săm da, qua các vết xước trên da, niêm mạc…); qua đường quan hệ tình dục với người đã bị nhiễm HIV; truyền từ mẹ sang con (mẹ nhiễm HIV truyền sang con trong thời kỳ mang thai, lúc sinh con và khi cho con bú). 

Kể từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào những năm cuối của thế kỷ XX, dịch HIV/AIDS đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới, đặc biệt là tại châu Phi, châu Á. Từ đó đến nay, với tốc độ lây lan nhanh chóng trên toàn cầu, AIDS đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới với khoảng hơn 80 triệu người bị lây nhiễm, gần 40 triệu người thiệt mạng.

Trong con mắt những người làm chính sách thế giới, HIV/AIDS không chỉ dừng lại ở một vấn đề sức khỏe mà đã trở thành một vấn đề xã hội, một mối đe dọa thường trực tới an ninh toàn cầu.  Hiện tại, theo báo cáo của WHO, đã có 35 triệu người nhiễm HIV, 1,5 triệu người chết do AIDS và 119 quốc gia đã báo cáo kết quả có khoảng 95 triệu người được xét nghiệm HIV. 

ARV - cơ hội sống

Suốt những thập kỷ qua, nhiều khám phá khoa học trong nghiên cứu, điều trị HIV/AIDS đã mở ra hy vọng, giúp cho những người nhiễm HIV/AIDS cải thiện sức khỏe, kéo dài tuổi thọ. Không ngừng nỗ lực, ngày nay các chuyên gia khoa học vẫn đang miệt mài tìm ra những phương pháp mang tính bước ngoặt nhằm giúp cho người nhiễm HIV/AIDS thoát khỏi căn bệnh thế kỷ. 

Năm 2000, thuốc ARV ra đời và được đưa vào điều trị rộng rãi trên toàn thế giới đã mang đến hy vọng cho con người về khả năng có thể ngăn chặn được đại dịch AIDS. ARV được đánh giá là giải pháp thông minh vì hiệu quả cao và khả năng tác dụng trên nhiều mặt. ARV duy trì tải lượng HIV trong máu bệnh nhân với mức thấp, qua đó có thể phục hồi và duy trì sức khỏe người bệnh giúp giảm tỉ lệ tử vong, giảm khả năng nhiễm bệnh cơ hội, giúp bệnh nhân hòa nhập cộng đồng và có thể làm giảm HIV lây truyền cho người khác. 

Theo báo cáo mới nhất của Chương trình phối hợp của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS), từ khi đưa phác đồ ARV vào điều trị, số người sống sót nhờ sử dụng thuốc kháng sinh này đã tăng lên gấp đôi kể từ năm 2010, trong khi các ca nhiễm mới HIV đã giảm 35% so với mức đỉnh điểm của hồi năm 2000. Các ca tử vong do AIDS cũng đã giảm 42% so với mức đỉnh điểm của năm 2004.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu đẩy mạnh các biện pháp phòng chống HIV/AIDS bằng ARV thì đến năm 2030, HIV/AIDS sẽ không còn là mối đe dọa toàn cầu về sức khỏe, bởi nó có thể cứu 21 triệu người thoát chết và ngăn ngừa được 28 triệu trường hợp bị nhiễm virut. Người ta hy vọng trong 5 năm tới ARV sẽ đóng vai trò quyết định thành công trong chiến lược nhanh của LHQ.

Ngoài phương pháp kéo dài tuổi thọ nhờ điều trị ARV, các nhà khoa học còn tìm ra những phương thuốc điều trị HIV/AIDS khác như: cấy ghép nội tạng giữa những người virus HIV-1, giảm kích thước của các ổ lưu trú HIV, truyền máu từ dây rốn của người có nhiễm HIV, tách virus HIV/AIDS ra khỏi cơ thể người, tinh chỉnh gene loại bỏ gene của gene kháng HIV…

Mục tiêu 90-90-90

Tại hội nghị AIDS toàn cầu ở Australia tháng 7/2014, LHQ đã đưa ra các mục tiêu toàn cầu đến năm 2020 có 90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng HIV của mình; 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Ba mục tiêu này được gọi là “Mục tiêu 90-90-90” của LHQ. Đây là những mục tiêu rất quan trọng và có tính chiến lược trong việc phòng chống HIV/AIDS nói chung, cũng như có thể ngăn chặn được AIDS vào năm 2030. Ngay lập tức “mục tiêu 90-90-90” trên đã được nhiều quốc gia coi là nền tảng trong chiến lược phòng chống HIV/AIDS của mình.

Có thể khẳng định, “mục tiêu 90-90-90” là những mục tiêu hết sức tham vọng và thách thức nhưng nó hết sức cụ thể. Thực hiện được những mục tiêu này không chỉ là bảo vệ sức khỏe tính mạng của con người mà còn là sự ổn định và phát triển của quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh nguồn lực đầu tư cho phòng chống HIV/AIDS đang giảm xuống thì mỗi biện pháp của mỗi chính phủ cần được triển khai làm sao cho hiệu quả nhất với chi phí thấp nhất.

Mới đây, tại phiên họp cấp cao Đại hội đồng LHQ về HIV/AIDS (tháng 6/2016), các nhà lãnh đạo trên thế giới đã ra Tuyên bố Chính trị của LHQ năm 2016 về kết thúc dịch AIDS khẳng định toàn thế giới sẽ “dồn tổng lực để đẩy nhanh tiến độ phòng, chống HIV” và “kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030”. 

Đọc thêm

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa ADN có thể xác định cách các tế bào ung thư chết sau xạ trị, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ điều trị và chữa khỏi ung thư.

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.