Khó kiểm soát nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm đồng tính nam

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Những năm gần đây, dịch HIV tại Việt Nam đang có xu hướng giảm, tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) lại có xu hướng gia tăng. Nguy cơ dịch bệnh bùng phát rất lớn nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn.

HIV/AIDS gia tăng do… kỳ thị

TS. Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y  tế cho biết, MSM và người chuyển giới là nhóm thiểu số về giới tính và tình dục đang bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử khá nặng nề, làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

Theo kết quả của một số nghiên cứu nguy cơ nhiễm HIV của nhóm MSM cao gấp 19 lần và 49 lần ở nhóm phụ nữ chuyển giới. Trong khi đó, nhiều quốc gia chưa quan tâm đến nhóm người này, chỉ có 103 trên tổng số 196 nước có báo cáo về tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm MSM.

Tại Việt Nam, hiện có khoảng 250 đến 450 nghìn MSM và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những năm gần đây mặc dù dịch HIV tại Việt Nam đang có xu hướng giảm, tuy nhiên tình hình lây nhiễm HIV trong nhóm MSM lại có xu hướng tăng. Kết quả giám sát trọng điểm năm 2014 cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM là 6,7%.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Phòng, chống HIV/ AIDS Bến Tre, lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tình dục. Trong số người nhiễm HIV/AIDS, khoảng 69% là nam giới, đáng lưu ý nhất là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Sau đó, người chồng đồng tính lại lây truyền qua vợ do chưa biết mình bị nhiễm HIV.

Trong khi đó, hiện Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh chỉ đang quản lý được 600 người thuộc đối tượng MSM. Số người diện MSM tập trung nhiều ở thành thị. Nguy cơ cao lây nhiễm HIV ở người MSM do chủ quan không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Số người dương tính với HIV được phát hiện trong nhóm MSM ở Đồng Tháp cũng khá cao.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là các dự án can thiệp trong nhóm này đều đã kết thúc, không có đồng đẳng viên hỗ trợ nên việc tiếp cận nhóm này để tuyên truyền và cung cấp các hoạt động phòng chống vô cùng khó khăn. 

Các chuyên gia y tế nhận định, kỳ thị và phân biệt đối xử làm cho MSM khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, tìm kiếm công việc cũng như các hoạt động xã hội khác.

Theo kết quả nghiên cứu của Risher và cộng sự năm 2013, kỳ thị, phân biệt đối xử đã tác động đến nhóm MSM ở Swaziland khiến họ không dám tiếp cận dịch vụ y tế và bộc lộ hành vi tình dục với nhân viên y tế.

18% MSM ở Malawi và Namibia và 21% ở Botswana cảm thấy sợ hãi khi tìm đến các dịch vụ y tế, nghiên cứu của Beyrer năm 2010. Kỳ thị liên quan đến HIV đã được xác định là rào cản ngăn nhóm MSM và phụ nữ chuyển giới đi xét nghiệm HIV, theo Golub và Garamel năm 2013.

Những ẩn số buồn…

Thống kê cho thấy hiện tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm MSM tại các tỉnh, thành đã lên đến khoảng 20%. Đó là chưa kể đến số đông MSM chưa được quản lý và tiếp cận với các chương trình can thiệp giảm tác hại lây nhiễm HIV tại các tỉnh, thành.

Theo Cục Phòng, chống HIV/AIDS, thực tế nhiều chương trình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm MSM đã được triển khai và đẩy mạnh ở một số tỉnh, thành trọng điểm của cả nước.

Tuy nhiên, phần lớn các chương trình, dự án xuất phát từ tài trợ của các tổ chức nước ngoài. Hiện tại, nhiều dự án, chương trình đã khép lại dẫn đến không ít khó khăn cho cơ sở và nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm này càng lớn hơn.

Cũng vì không còn dự án, chương trình hỗ trợ, các nhóm, câu lạc bộ MSM phải tự xoay sở, bươn chải để duy trì hoạt động. Có nhóm thì tự quyên góp tiền để thuê trụ sở sinh hoạt. Nhưng cũng có những câu lạc bộ đã mạnh dạn kêu gọi các “mạnh thường quân” hỗ trợ cho hoạt động của mình.

Câu lạc bộ “Niềm tin xanh” tỉnh Hải Dương là một ví dụ. Thành lập từ năm 2009, “Niềm tin xanh” đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ nước ngoài. M. Tuấn, thành viên nòng cốt của Câu lạc bộ cho biết, qua thời gian, các dự án kết thúc, không còn kinh phí để hoạt động các bạn phải tự quyên góp tiền, rồi mạnh dạn kêu gọi các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ để hoạt động và triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống AIDS và nhiều hoạt động thiện nguyện khác. 

Tuấn cho biết, cộng đồng MSM vô cùng lớn, nhưng vì sợ bị kỳ thị và phân biệt đối xử họ vẫn phải khép mình, không dám bộc lộ thân phận. Chỉ tính riêng một tỉnh thuần nông nghèo, không mấy rộng như Hải Dương mà đã có hơn 1000 MSM, tập trung ở rất nhiều thành phần như: Học sinh, sinh viên, công nhân, bác sỹ, kỹ sư, thậm chí là nông dân.

Tuấn cũng lo ngại cho hay, cũng vì sợ bị xa lánh, ghét bỏ, nhiều trường hợp được tư vấn đi xét nghiệm đồng ý đi xét nghiệm. Nhưng khi được khẳng định nhiễm HIV, họ bỗng dưng mất tích, liên lạc kiểu gì cũng không bắt máy

. “Đây sẽ là nguồn lây rất lớn ra cộng đồng”, bởi lẽ bản thân họ đã bị kỳ thị rồi, khi biết họ bị nhiễm HIV nữa sự phân biệt đối xử sẽ nhân đôi lên. Vì lẽ đó, họ sẽ giấu nhẹm kết quả xét nghiệm kia đi và quan hệ tình dục với bạn tình đồng giới một cách vô tư, thoải mái. Tất nhiên, để bạn tình mình không nghi ngờ, họ không sử dụng bất cứ biện pháp phòng vệ nào khi quan hệ tình dục. Để rồi những bất hạnh cứ thế nhân đôi, nhân ba…

Chúng ta không thể không lo lắng khi MSM này cảnh báo, khi vận động chỉ có 20% số MSM đi làm xét nghiệm HIV và 7% trong số đó có kết quả dương tính với căn bệnh thế kỷ này. Còn các bệnh lây qua đường tình dục khác là “chuyện thường ngày ở phố huyện”. Vì nhu cầu tình dục của người đồng tính rất cao nên ngoài quan hệ tình dục vì tình yêu, nhiều trường hợp quan hệ tình dục chỉ để thỏa mãn nhu cầu sinh lý.

Có người quan hệ tình dục với 20 người trong một tháng, mà toàn là bạn tình mới. Mặc dù các thành viên Câu lạc bộ “Niềm tin xanh” vẫn thường xuyên tư vấn để họ sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nhưng dùng hay không dùng; Sử dụng với người này nhưng không sử dụng  với người khác… thì họ không thể nào biết được. Ngoài ra, với quan niệm “trai lớn phải có vợ, gái lớn phải lấy chồng”, nhiều gia đình biết con là người đồng tính nhưng vẫn ép lấy vợ, sinh con./.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.