Bé gái 12 tuổi nguy kịch vì vi khuẩn lao tấn công

Ảnh minh họa từ Internet.
Ảnh minh họa từ Internet.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM vừa điều trị thành công cho bé gái 12 tuổi mắc vi trùng lao, rơi vào nguy kịch.

Bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19 bệnh viện cho biết, trong quá trình điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bé sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, hệ thống miễn dịch bị suy giảm trầm trọng, khiến bé mắc vi trùng lao (vi trùng cơ hội) tại nhiều cơ quan như phổi, bụng, cơ xương khớp. Bệnh nhân suy hô hấp nặng và vào sốc nhiễm khuẩn, được hỗ trợ thở máy xâm lấn, chống sốc , kháng sinh, kháng lao, vận mạch, chọc màng phổi,…

Sau một tháng điều trị, bé đã được cai máy thở, tỉnh táo và phục hồi gần như hoàn toàn và được xuất viện vào ngày 23/3. Bác sĩ Việt đánh giá, đây là trường hợp mắc bệnh lao rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Theo bác sĩ Việt, bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm, do vi khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây ra, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Vi khuẩn thường tấn công vào phổi, cũng có thể gây tổn thương ở những cơ quan khác như não, tủy, thận và cơ xương khớp.

Tỷ lệ trẻ em bị bệnh lao mỗi năm chiếm khoảng 15% trong tổng số các ca mới. Trẻ bị bệnh lao có thể có biểu hiện của mọi thể lao tương tự như ở người lớn. Tuy nhiên phổ biến nhất là lao sơ nhiễm, sau đó là lao phổi, màng phổi, lao màng não và một số thể lao ngoài phổi như lao xương, lao màng bụng, lao hạch, lao ruột ...

Lao sơ nhiễm là dạng lao thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, chưa được tiêm ngừa lao. Triệu chứng bệnh thường mơ hồ, không rõ ràng. Trẻ có thể biểu hiện một hay nhiều triệu chứng của lao sơ nhiễm như: chậm lớn hay sụt cân; hoặc trẻ có thể chỉ có biểu hiện duy nhất là khò khè kéo dài, ho kéo dài tái đi tái lại, khiến trẻ bị chẩn đoán nhầm với bệnh phổi khác.

Những đối tượng trẻ em có nguy cơ dễ mắc bệnh lao gồm: Trẻ sống trong gia đình có người thân đang mắc bệnh lao, tiếp xúc nguồn lây hoặc nơi cư trú có yếu tố dịch tễ lao cao; Trẻ không được tiếp cận dịch vụ y tế tốt; Trẻ có hệ miễn dịch yếu, như bị nhiễm HIV hoặc có các bệnh lý mạn tính khác; Trẻ chưa được tiêm ngừa bệnh lao; Trẻ đang sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ làm suy yếu hệ thống miễn dịch như hoá trị liệu hoặc corticosteroid.

Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh lao sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn, gây ra các triệu chứng nguy hiểm như suy kiệt, hoặc có thể gây nhiễm lao ở một số cơ quan khác của cơ thể. Nguy hiểm hơn cả là lao màng não sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ, thậm chí gây tử vong.

Để phòng bệnh lao, bác sĩ Việt khuyến cáo, phòng ngừa bằng thuốc chủng ngừa, tiêm nhắc định kỳ, dinh dưỡng đầy đủ nâng cao thể trạng, thể dục thể thao, bổ sung vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, người dân cần hạn chế tiếp xúc với người mắc lao, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao: người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người có bệnh nền nặng...

Đọc thêm

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.