Bát Xát (Lào Cai): Khai hội đền Mẫu Trịnh Tường năm 2024

Bát Xát (Lào Cai): Khai hội đền Mẫu Trịnh Tường năm 2024
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ngày 18/4, tại xã Trịnh Tường, Ủy ban nhân dân huyện Bát Xát (Lào Cai) tổ chức khai hội đền Mẫu Trịnh Tường năm 2024.

Đền Mẫu Trịnh Tường tọa lạc bên bờ sông Hồng, thuộc thôn Phố Mới 1, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, là nơi thờ vọng Mẫu Thượng Ngàn. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu Thượng Ngàn là Thánh Mẫu thứ hai trong tam tòa thánh Mẫu, cai quản nhạc phủ - tức là cai quản vùng rừng núi, trấn giữ vùng biên ải được coi là “phên dậu” của Tổ quốc. Nơi đây vừa có địa hình núi non, phong cảnh sông nước hữu tình, gần dòng thác Tây – một địa danh lịch sử trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ông Nguyễn Trung Triều, Bí thư huyện ủy Bát Xát đánh trống khai hội. (Ảnh: Quốc Hồng)

Ông Nguyễn Trung Triều, Bí thư huyện ủy Bát Xát đánh trống khai hội. (Ảnh: Quốc Hồng)

Đền được xây dựng từ đầu thế kỷ XX và được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 2016. Đây là di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Bát Xát nói riêng, cộng đồng các dân tộc tỉnh Lào Cai nói chung.

Lễ hội đền Mẫu Trịnh Tường được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm, để cầu quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Qua đó, bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử, văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh, tín ngưỡng và tham quan du lịch, vãn cảnh của nhân dân và du khách.

Lễ hội đền Mẫu Trịnh Trường đưuọc tổ chức vào ngày 10/03 âm lịch hàng năm. (Ảnh: Quốc Hồng)

Lễ hội đền Mẫu Trịnh Trường đưuọc tổ chức vào ngày 10/03 âm lịch hàng năm. (Ảnh: Quốc Hồng)

Đây cũng là dịp quảng bá, giới thiệu với du khách thập phương về các giá trị văn hóa du lịch tâm linh, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nơi địa đầu biên cương của Tổ quốc.

Thi giã bánh trong lễ hội (Ảnh: Quốc Hồng).

Thi giã bánh trong lễ hội (Ảnh: Quốc Hồng).

Lễ hội được khai mạc với hai phần: phần lễ được tổ chức với các nghi thức truyền thống rước kiệu, khai mạc lễ hội, thực hành tín ngưỡng...; phần hội đa dạng, phong phú với hội thi giã bánh dày, trưng bày các sản phẩm OCOP, các trò chơi dân gian…

Tin cùng chuyên mục

Có một Tản Đà nhà báo

Có một Tản Đà nhà báo

(PLVN) - Công chúng nhớ đến Tản Đà, là nhà thơ, nhà văn, nhưng với báo chí, Tản Đà lại vừa có cá tính, tài hoa, vừa ngang tàng khiến cho Hoài Thanh - Hoài Chân gọi ông là “tiên sinh”, một người có phẩm cách đi giữa đời sống gió bụi, xô bồ nhưng giữ được sự thanh thản.

Đọc thêm

Nhớ về thương cảng Hội An

 Ảnh trong bài: Tuấn Ngọc
(PLVN) - Thương cảng Hội An được giới sử học cho rằng đã bắt đầu hình hài vào cuối thế kỷ XVI, ở vùng đất Thuận Quảng của Chúa Nguyễn. Hội An, có thời là khu “trên bến, dưới thuyền” sầm uất, nhưng rồi suy tàn khi người Pháp đô hộ Việt Nam.

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng

Festival Mỳ Quảng 2025, lan tỏa hương vị di sản ẩm thực xứ Quảng
(PLVN) - Festival Mỳ Quảng 2025 chính thức khai hội tại làng nghề Đông Khương (phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam), sự kiện không chỉ tôn vinh món ăn trứ danh của vùng đất Quảng mà còn mở ra hành trình quảng bá di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đến du khách gần xa.

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài

Fashion show 'Di Sản Hà Nội' – Hành trình di sản được kể bằng ngôn ngữ áo dài
(PLVN) - Tối 31/5/2025, tại Hà Nội, trong không gian linh thiêng và cổ kính của Hoàng thành Thăng Long – Di sản Văn hóa Thế giới, chương trình Fashion Show “Di Sản Hà Nội” đã diễn ra đầy xúc cảm. Sự kiện do Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng Câu lạc bộ Văn hóa Áo dài Việt Nam tổ chức, là điểm nhấn nghệ thuật đặc biệt trong chuỗi hoạt động quảng bá du lịch Thủ đô năm 2025.

Bảo vệ bảo vật quốc gia: Cần đánh giá lại hệ thống gìn giữ di sản

 Ngai vàng triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa là bản gốc, được công nhận Bảo vật quốc gia. (Ảnh: Vi Thảo)
(PLVN) - Vụ việc bảo vật quốc gia ngai vàng triều Nguyễn bị bẻ gãy gây chấn động dư luận cả nước. Đây là chiếc ngai vua nguyên vẹn, tinh xảo, là biểu trưng quyền lực tối cao của triều Nguyễn suốt 143 năm tồn tại, được công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2015. Vụ việc này là hồi chuông cảnh báo trong công tác bảo vệ những di sản, bảo vật quốc gia.

Liệt nữ trong lịch sử

Một phiên chợ ở Bắc Kỳ, khoảng năm 1890. (Nguồn: ST)
(PLVN) - Quan niệm của Nho giáo về người phụ nữ tiết hạnh, trinh nữ, tiết phụ, liệt nữ có ảnh hưởng sâu nặng trong đời sống văn hóa Trung Quốc, Đông Á và chiều dài lịch sử Việt Nam. Đã có những câu chuyện người xưa vinh danh những người đàn bà này.

Tìm về 'căn cước văn hóa' Việt qua cổ phục cung đình

Cổ phục triều Nguyễn được trưng bày tại “Thấp thoáng vàng son”. (Ảnh: Lê Huy)
(PLVN) -  Những bộ y phục cung đình của vua, hoàng hậu, thái tử, công chúa đã được các nghệ nhân “hồi sinh”. Sự say mê kết hợp với bàn tay tài hoa và tâm đức của các bạn trẻ tiếp nối các nghệ nhân đi trước đã tạo nên thành quả quý giá, góp phần giữ gìn di sản văn hóa Việt.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra vụ phá hoại bảo vật quốc gia "Ngai vua triều Nguyễn”

Ngai vua triều Nguyễn - Bảo vật quốc gia trước khi bị phá hoại.
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu UBND TP.Huế khẩn trương kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của bảo vật quốc gia “Ngai vua triều Nguyễn” sau sự cố bị xâm hại tại Điện Thái Hòa, đồng thời đề xuất giải pháp bảo quản, phục hồi theo đúng quy định.

Nhìn lại những trò chơi dân gian tuổi thơ

Tuổi thơ của nhiều thế hệ gắn liền với những trò chơi dân gian. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Người ta vẫn thường nói, ký ức tuổi thơ, dù vui hay buồn đều mang một ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đời mỗi người. Bởi lẽ, đó là nơi lưu giữ những tháng năm trong trẻo và đẹp đẽ nhất của một đời người. Nhất là, với các thế hệ 8x trở về trước, tuổi thơ lại càng đáng nhớ khi không có thiết bị điện tử, không có Internet mà chỉ có những buổi chiều rong chơi cùng bạn bè với những trò chơi dân gian mộc mạc, giản dị.