Báo Pháp luật Việt Nam: Tuyên truyền pháp luật cho người dân miền núi

Một người dân xã Yên Khoái, Lộc Bình, Lạng Sơn đang đọc Báo PLVN
Một người dân xã Yên Khoái, Lộc Bình, Lạng Sơn đang đọc Báo PLVN
(PLO) - Những năm qua, mảng thông tin, truyền thông tới vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn được báo chí ở Việt Nam coi trọng và là một đề tài trọng điểm xuyên suốt trong thông tin của các báo, trong đó có báo PLVN.
Tại Hội nghị tập huấn cho phóng viên, biên tập viên do Ủy ban Dân tộc tổ chức tại Lạng Sơn vừa qua, ông Nông Quốc Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh: “Chính sách cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 2472/QĐ-TTg ngày 28/11/2011, Quyết định 1977/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của  Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. 
Các báo, tạp chí đã khẳng định được vai trò, vị trí về văn hoá đọc đối với người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đã đọng lại cho người đọc, làm thay đổi từ nhận thức đến tư duy, hành động. Hiệu quả đạt được của các báo, tạp chí là hết sức to lớn, được thể hiện trên nhiều mặt của đời sống xã hội”.
Ông Chu Tuấn Thanh, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc nhận định: “Sau nhiều năm thực thiện chính sách cấp báo miễn phí cho vùng khó khăn, báo chí hiện nay có nhiều nội dung, hình thức tuyên truyền hay, dễ đọc, dễ hiểu, sát với thực tế và đặc biệt là phù hợp với nhận thức của người dân. Ngoài ra, các báo đã có nhiều bài phản ánh, phê phán những hiện tượng tiêu cực để dư luận xã hội biết và đồng tình ủng hộ việc chống tiêu cực, chống lãng phí, góp một phần vào việc xây dựng vùng dân tộc thiểu số phát triển nhanh, bền vững ”.
Không chỉ là ấn phẩm được Chính phủ chọn cấp pháp cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với báo ngày và 6 ấn phẩm phụ, tạp chí cùng trang báo điện tử thì ngoài việc chuyển tải kịp thời thông tin đến với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, Báo PLVN còn được đánh giá là cẩm nang hữu ích cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ lực lượng vũ trang và bộ đội biên phòng làm tài liệu tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.  

Đọc thêm

Cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc: Đón nhận những tín hiệu tích cực từ phía người dân và xã hội

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia Nguyễn Văn Bốn chủ trì Hội nghị sơ kết thí điểm cấp phiếu LLTP trên VNeID và công tác chuẩn bị mở rộng thí điểm trên toàn quốc diễn ra vào tháng 6/2024.
(PLVN) - Từ 1/10/2024 đến hết 30/6/2025, việc thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng VNeID được triển khai trên toàn quốc. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Bốn, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia, Bộ Tư pháp.

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển

Khơi thông điểm nghẽn thể chế, kiến tạo nguồn lực cho phát triển
(PLVN) - Các Đại biểu Quốc hội cho rằng những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng làm thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; đảm bảo các văn bản luật khi được ban hành sẽ vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội.

PGS.TS Vũ Văn Phúc: Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nền tảng về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
(PLVN) - Theo PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm rất quan trọng, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Trợ giúp pháp lý vì lợi ích của người dân

Một buổi tuyên truyền pháp luật về TGPL của cán bộ Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Sơn La.
(PLVN) - Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, những năm qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) nhà nước tỉnh Sơn La đã tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp.

‘Bài toán’ 15 năm chưa lời giải

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Với lĩnh vực nhà đất, một số năm qua tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần không ra” ngày càng xuất hiện rõ nét trong xã hội. Một số người có rất nhiều nhà đất; và tất nhiên đây là điều đáng ủng hộ, hoan nghênh, là quyền sở hữu được pháp luật bảo vệ, Nhà nước bảo hộ. Tuy nhiên, một số người dù có cố gắng gần cả đời, vẫn chưa có được một mái nhà.

Trường Đại học Luật Hà Nội sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.
(PLVN) -Ngày 22/10,  Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1156/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/BCSĐ ngày 26/4/2019 về lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật đến năm 2021, tầm nhìn đến năm 2030.

Tráng A Chu: Chàng trai người Mông đam mê làm du lịch, giúp bà con thoát nghèo

Tráng A Chu chàng trai dân tộc Mông đam mê làm du lịch
(PLVN) - Từng tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội, thế nhưng Tráng A Chu, chàng trai người dân tộc Mông không có ước mơ ở lại phố thị mà quyết tâm trở về với bản làng làm du lịch. Để rồi từ hai bàn tay trắng, anh đã đã biến vùng đất nghèo khó Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, trở nên đẹp đẽ, thơ mộng hơn, và trở thành điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.