Theo ông, Ngày Pháp luật có tác động thế nào đến nhận thức và hành động của người dân địa phương?
- Thực tiễn gần 2 năm triển khai ở Quảng Bình cho thấy Ngày Pháp luật đã có những tác động mạnh mẽ, mang lại những ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức và hành động của người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kế hoạch tổ chức Ngày Pháp luật năm 2013, 2014 của UBND tỉnh đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, xây dựng chương trình hành động cho đơn vị mình, định kỳ tổ chức Ngày Pháp luật và bố trí một thời gian nhất định trong ngày hoặc lồng ghép vào các chương trình khác của cơ quan, đơn vị mình, dành một thời gian hợp lý và tạo điều kiện để cán bộ, công chức, nhân viên của đơn vị được học tập, nghiên cứu văn bản pháp luật.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cũng có trách nhiệm giúp Ủy ban cùng cấp quản lý nhà nước theo lĩnh vực. Các đơn vị lựa chọn được các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực do ngành mình quản lý, trong đó chú ý đến các văn bản pháp luật có tác động nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân như về lĩnh vực đất đai, môi trường, xây dựng, lao động...
Từ đó, vận dụng và rút kinh nghiệm áp dụng pháp luật trong giải quyết công việc hàng ngày của cán bộ, công chức, hạn chế những sai sót trong thực thi công vụ, nâng cao ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của cán bộ, công chức để người dân làm theo.
Các hoạt động này đã tạo ra những làn sóng mới có sức lan tỏa rộng trong cơ quan tổ chức, trong cán bộ và nhân dân trên địa bàn với phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, thu hút người tham gia vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội.
Ông Nguyễn Ngọc Phương |
- Thời gian qua các giải pháp triển khai Ngày Pháp luật đã mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện một hướng đi đúng, tạo đà cho việc triển khai, đưa pháp luật đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả tích cực. Qua gần 2 năm triển khai, Ngày pháp luật đã được nhân dân cả nước nói chung và người dân trên địa bàn Quảng Bình nói riêng hưởng ứng tích cực.
Tuy nhiên, theo tôi thì tính phổ quát của các biện pháp tuyên truyền vẫn còn chưa cao, nhiều điểm dân cư, nhiều người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa số người được tiếp cận và hiểu ý nghĩa Ngày Pháp luật chưa nhiều. Thực tế đối tượng có hiểu biết, có nhận thức và tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia các hoạt động xã hội lại được tiếp cận, được tuyên truyền về ý nghĩa của Ngày Pháp luật nhiều lần; ngược lại, đối tượng cần được tuyên truyền, cần được nâng cao hiểu biết về Ngày Pháp luật lại ít hoặc không được tiếp cận. Tình trạng trên đã để lại không ít hậu quả nghiêm trọng là vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật.
Ông có đề xuất gì để việc triển khai Ngày Pháp luật trong thời gian tới thiết thực hơn?
- Theo tôi, thời gian tới Ngày Pháp luật cần được tổ chức tuyên truyền và triển khai rộng rãi hơn, tích cực hơn và đặc biệt chú trọng những địa bàn mà người dân còn hạn chế về nhận thức pháp luật. Tùy theo tình hình đặc điểm từng nơi, từng địa bàn dân cư để quy định thời gian thực hiện Ngày Pháp luật cho phù hợp với nếp sinh hoạt của người dân tại mỗi thôn, làng, xóm, tổ dân phố. Cũng cần chú trọng tổ chức Ngày Pháp luật ở các trại giam, các đối tượng thanh niên có nguy cơ cao trong vi phạm pháp luật để giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, từng bước hình thành văn hóa pháp lý, tuân thủ pháp luật. Điều có ý nghĩa quyết định là làm chuyển biến nhận thức, nâng cao nhận thức, gắn được trách nhiệm với người đứng đầu trong hệ thống chính trị, thủ trưởng các cơ quan đơn vị trong tổ chức, thực hiện Ngày Pháp luật.
Xin trân trọng cảm ơn ông!